Cách chăm sóc mẹ bầu 1 tháng đầu để có thai kỳ khỏe mạnh

12/04/2024
Tác giả: Trần Chang
Chia sẻ

Chăm sóc mẹ bầu 1 tháng đầu như thế nào để có thai kỳ khỏe mạnh là vấn đề mà mẹ bầu nào cũng quan tâm. Cùng Bệnh viện Quốc tế DoLife tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

Những điều kiêng kị khi mang thai 1 tháng đầu

Trong những tuần đầu tiên của thai kỳ, mẹ nên lưu ý những điều sau để có một thai kỳ khỏe mạnh:

Tẩy trắng răng

Việc tẩy trắng răng có thể làm ảnh hưởng đến thai nhi. Vì vậy mẹ cần lưu ý tránh tẩy trắng răng.

Sơn móng tay

Gel sơn móng tay có chưa hóa chất phthalates gây ảnh hưởng đến sự phát triển trí não của thai nhi. Bên cạnh đó mùi sơn móng tay cũng rất nống. Có thể khiến mẹ cảm thấy nghén hơn. 

Sơn móng tay có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi
Sơn móng tay có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi

Trèo cao, giơ tay lên cao

Tình trạng động thai rất dễ xảy ra trong tháng đầu tiên. Vởi lúc này độ bám của thai nhi vào tử cung còn rất yếu. Vậy nên mẹ tuyệt đối không được với 2 tay lên cao. Nếu muốn phơi quần áo hay lấy các đồ dùng trên cao, hãy nhờ sự giúp đỡ từ người thân. 

Tự ý dùng thuốc điều trị

Việc tự ý sử dụng thuốc trong thai kỳ là rất nguy hiểm. Bởi nó có thể gây ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Vì vậy mẹ bầu cần cẩn trọng và tham khảo ý kiến của bác sĩ.

Kể cả với thuốc bổ, mẹ bầu cũng nên trao đổi với bác sĩ sản khoa để được tư vấn. Vì thế, mẹ bầu không đươc tự ý dùng thuốc khi không có chỉ định của bác sĩ.

Quan hệ tình dục

Trong 3 tháng đầu thai kỳ, thai nhi chưa ổn định. Vì thế, tốt nhất là mẹ bầu không nên quan hệ bởi có thể gây động thai, sảy thai.

Lưu ý về việc sử dụng các thực phẩm hàng ngày

3 tháng đầu là giai đoạn khá nhạy cảm, vì thế mẹ bầu hãy lưu ý hơn trong chọn thực phẩm. Cần hạn chế những thực phẩm không tốt như:

– Đồ tái sống: thịt, cá, trứng, sữa chưa tiệt trùng,…

– Thức ăn có hàm lượng thủy ngân cao: các loại cá biển như cá thu, cá kiếm, cá mập,…

– Thực phẩm gây co thắt tử cung: rau ngót, dứa, rau răm,…

– Đồ uống có cồn, caffein ảnh hưởng đến sự phát triển trí não của trẻ.

Thực phẩm hàng ngày mẹ ăn là nguồn dinh dưỡng của thai nhi
Thực phẩm hàng ngày mẹ ăn là nguồn dinh dưỡng của thai nhi

Hoạt động mạnh

Do hoạt động tuần hoàn máu trong những tháng đầu này chưa ổn định nên mẹ bầu cần lưu ý không nên:

  • Làm việc gắng sức
  • Đi giày cao gót
  • Mang vác
  • Leo trèo,…

Hút thuốc lá, sử dụng các loại đồ uống có cồn

Hút thuốc lá trực tiếp hay thụ động đều ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé. Từ đó làm tăng nguy cơ dị tật thai nhi. Ngoài ra mẹ bầu nên tránh xa đồ uống có cồn như bia rượu, đồ uống có ga như các loại nước ngọt đóng chai.

Căng thẳng, làm việc quá sức

Ổn định tinh thần, ngủ sớm, ngủ đủ giấc cũng rất quan trọng với thai phụ để đảm bảo thai nhi phát triển khỏe mạnh nhất. 

Đặc biệt 1 tháng đầu mang thai mẹ bầu không nên cố quá sức để làm việc hay tham công tiếc việc. Dẫn tới cơ thể mệt mỏi, chóng mặt, suy nhược.

Những dấu hiệu mẹ bầu cần đi khám ngay

Trong một tháng đầu mẹ cần lưu ý những triệu chứng sau:

  • Mất triệu chứng mang thai.
  • Chảy máu âm đạo bất thường.
  • Đau bụng dưới, đau lưng.
  • Tăng áp lực vùng chậu.
  • Chuột rút kèm theo chảy máu âm đạo.
  • Thử thai âm tính.
  • Tăng tiết dịch nhờn âm đạo.

Nếu xuất hiện bất kỳ dấu hiệu bất thường nào, mẹ cũng cần đến gặp bác sĩ ngay để có những biện pháp xử lý kịp thời.

Mẹ cần khám bác sĩ ngay khi có bất cứ triệu chứng bất thường nào
Mẹ cần khám bác sĩ ngay khi có bất cứ triệu chứng bất thường nào

Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu trong 1 tháng đầu

“Mẹ là nguồn dinh dưỡng duy nhất của thai nhi”. Vì vậy, thai nhi phát triển ra sao chính là do chế độ dinh dưỡng hàng ngày của mẹ.

Vì vậy, mẹ bầu trong tháng đầu mang thai cần chú ý về thực phẩm và dinh dưỡng như sau:

  • Đảm bảo đủ nhóm dinh dưỡng gồm: chất đạm, sắt, chất béo, chất xơ, canxi, khoáng chất, vitamin,…
  • Bổ sung thêm acid folic để đảm bảo phát triển thần kinh, giảm nguy cơ dị tật thai nhi. Liều lượng được khuyến cáo là mẹ bầu nên bổ sung  khoảng 400 mcg acid folic mỗi ngày.
  • Giai đoạn này mẹ sẽ bị ốm nghén. Vậy nên cần hạn chế thực phẩm làm tăng cảm giác ốm nghén. 
  • Chia nhỏ bữa ăn trong ngày, lựa chọn thực phẩm dễ ăn, dễ tiêu hóa và đầy đủ dinh dưỡng như:
  • Uống sữa buổi sáng và tối trước khi đi ngủ.
  • Thực phẩm giàu protein như: thịt, cá sạch các loại.
  • Bổ sung sắt từ thực phẩm như thịt bò, thịt lợn nạc.
  • Ăn nhiều rau xanh, hạt ngũ cốc.
  • Uống các loại nước ép hoa quả: nước táo ép, sinh tố bơ,…

Những thực phẩm nên kiêng

Mẹ lưu ý cần tránh những thực phẩm có thể gây sảy thai hoặc ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi như:

  • Sữa và chế phẩm từ sữa chưa tiệt trùng: Khi chưa được tiệt trùng, các thực phẩm từ sữa chứa nhiều vi khuẩn gây hại. Vì vậy có thể gây rối loạn tiêu hóa và làm suy giảm sức đề kháng của mẹ bầu. 
  • Dứa: Dứa rất giàu dinh dưỡng. Thế những dứa lại là thực phẩm mà mẹ bầu cần tránh trong giai đoạn đầu mang thai. Bởi trong dứa có hợp chất bromelain sẽ làm cổ tử cung co thắt, nguy cơ dẫn đến sảy thai cao.
  • Chất kích thích: Caffeine, rượu, bia, thuốc lá,… có thể khiến mẹ bầu mất ngủ, căng thẳng, dễ nổi cáu, thậm chí gây dị tật thai nhi. Tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ bầu và sự phát triển của bé.
  • Thực phẩm chưa chế biến chín: Trong các loại thực phẩm chưa chế biến chín, đặc biệt là thịt có chứa nhiều vi khuẩn, giun đũa. Từ đó có thể gây tác động tiêu cực đến sự phát triển của thai nhi.
  • Hải sản có hàm lượng thủy ngân cao: Một số loại cá sống dưới biển sâu như cá kiếm, cá thu, cá ngừ,…thường chứa hàm lượng thủy ngân rất cao. Khi ăn chúng sẽ tiềm ẩn nguy cơ gây dị tật bẩm sinh cho thai nhi. Thay vào đó chúng ta nên lựa chọn các loại cá hồi, cá rô phi, tôm,…chứa ít thủy ngân cho bà bầu 1 tháng đầu.
  • Đu đủ xanh hoặc ương: Đu đủ chưa chín có chứa các enzyme làm co thắt tử cung, nguy cơ dẫn đến sảy thai.
  • Gan động vật: Nếu ăn quá nhiều gan động vật khi mới mang thai sẽ khiến cơ thể mẹ bầu tích tụ retinol. Gây hại cho thai nhi.
  • Cua: Cua là loại thực phẩm giàu canxi tốt cho bà bầu. Tuy nhiên, khi mới mang thai 1 tháng đầu, cua có thể làm co thắt tử cung. Từ đó gây xuất huyết bên trong, thậm chí làm thai chết lưu. Vì vậy, phụ nữ mới mang thai không nên ăn cua.

Trên đây là những lưu ý về cách chăm sóc mẹ bầu 1 tháng đầu. Hy vọng những kiến thức trên sẽ giúp mẹ bầu có một thai kỳ khỏe mạnh và trọn vẹn. Hãy liên hệ đến hotline 1900 1984 nếu như mẹ bầu cần tư vấn nhé!

Bệnh viện Quốc tế DoLifeĐịa chỉ: Tầng 2, Tòa nhà Suced, 108 Nguyễn Hoàng, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Hotline: 1900 1984

Website: dolifehospital.vn

Email: info@dolifehospital.vn

FanpageBệnh viện Quốc tế Dolife

Từ khóa:

Bài viết liên quan

Thuyên tắc ối: Triệu chứng, biến chứng và cách điều trị

Thuyên tắc ối: Triệu chứng, biến chứng và cách điều trị

Thuyên tắc ối là một tai biến sản khoa rất nguy hiểm. Vậy thuyên tắc ối có triệu chứng, biến chứng như thế nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây! Thuyên tắc ối là gì? Thuyên tắc mạch ối hay còn gọi là tắc mạch ối. Đây là tình trạng có sự xâm […]

Vỡ tử cung: Dấu hiệu nhận biết và cách phòng ngừa

Vỡ tử cung: Dấu hiệu nhận biết và cách phòng ngừa

Vỡ tử cung là một tai biến sản khoa nguy hiểm đến tính mạng. Vậy vỡ tử cung có dấu hiệu gì? Cách phòng ngừa ra sao? Cùng tìm hiểu qua bài viết Vỡ tử cung là gì? Vỡ tử cung là một tai biến sản khoa gây nguy hiểm cho cả thai phụ lẫn […]

Đặt vòng nâng cổ tử cung: Những thông tin cần biết

Đặt vòng nâng cổ tử cung: Những thông tin cần biết

Đặt vòng nâng cổ tử cung là một biện pháp được thực hiện để phòng tránh nguy cơ sinh non hay sảy thai phổ biến hiện nay. Cùng tìm hiểu về phương pháp này trong bài viết dưới đây. Đặt vòng nâng cổ tử cung là gì? Vòng nâng cổ tử cung là một loại […]

Tụ dịch màng nuôi có nguy hiểm không? Điều trị thế nào?

Tụ dịch màng nuôi có nguy hiểm không? Điều trị thế nào?

Tụ dịch màng nuôi là tình trạng khá phổ biến ở các mẹ bầu, đặc biệt là trong 3 tháng đầu thai kỳ. Vậy tụ dịch màng nuôi có nguy hiểm không? Điều trị như thế nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết. Tụ dịch màng nuôi là gì? Tụ dịch màng nuôi thường xảy […]