Các mũi tiêm phòng cho trẻ sơ sinh 

19/07/2023
Tác giả: admin
Chia sẻ

Tiêm phòng cho trẻ sơ sinh là biện pháp hiệu quả giúp trẻ sơ sinh có kháng thể chống lại các loại bệnh lý nguy hiểm. Do đó, các bậc phụ huynh cần nắm rõ các mũi tiêm phòng cũng như mốc thời gian phù hợp để bảo vệ sức khỏe của con một cách tốt nhất. 

Lý giải tầm quan trọng của việc tiêm phòng cho trẻ sơ sinh 

Trước tiên, bố mẹ cần biết trẻ sơ sinh là đối tượng dễ có nguy cơ mắc bệnh nhất. Nguyên nhân là bởi vì khi còn quá nhỏ, hệ miễn dịch của trẻ chưa được hoàn thiện. Do đó, việc trẻ mắc các bệnh lý truyền nhiễm nguy hiểm là vô cùng cao. Thậm chí, trường hợp điều trị sai cách hoặc để kéo dài mới điều trị còn có thể ảnh hưởng đến tính mạng trẻ. Tiêu biểu có thể kể đến một số loại bệnh lý như: Ho, bại liệt, viêm não… 

Vì vậy việc tiêm phòng vắc xin phòng bệnh có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Vắc xin được tiêm có thể là virus độc lực hoặc virus đã chết, không có khả năng gây bệnh mà chỉ giúp hệ miễn dịch nhận dạng, từ đó tạo ra kháng thể điều trị bệnh. Cơ thể khi đã tiếp thu kháng thể này sẽ có khả năng chống lại tác nhân gây bệnh thật sự. 

Để nâng cao sức khỏe cộng đồng, Bộ y tế quy định trẻ em dưới 5 tuổi bắt buộc phải được tiêm đầy đủ 10 loại vắc xin chống lại bệnh truyền nhiễm. 

Tiêm phòng cho trẻ sơ sinh có ý nghĩa vô cùng quan trọng với sức khỏe của trẻ
Tiêm phòng cho trẻ sơ sinh có ý nghĩa vô cùng quan trọng với sức khỏe của trẻ

Tìm hiểu về các mũi tiêm cho trẻ sơ sinh 

Với mỗi giai đoạn, trẻ sẽ được tiêm vắc xin khác nhau phù hợp với từng độ tuổi. Dưới đây là thông tin chi tiết các mũi tiêm phòng cho bé theo từng tháng từ 0 đến 24 tháng tuổi. 

Ở giai đoạn 24 giờ đầu sau khi trẻ chào đời

Trong vòng 24 giờ đầu sau khi sinh, trẻ cần được tiêm vắc xin Engerix B/ Euvax B phòng bệnh viêm gan B. Trường hợp trẻ bị trì hoãn chưa thể tiêm ngay trong vòng 24 giờ đầu sau sinh, việc tiêm chủng cần được tiến hành càng sớm càng tốt. 

Ở giai đoạn trẻ từ 6 tuần tuổi trở lên đến 2 tháng tuổi 

– Ở giai đoạn trẻ được 6 tuần tuổi trở lên, trẻ nên được tiêm vắc xin Synflorix, Prevnar 13 để phòng ngừa các loại bệnh: Viêm tai giữa, viêm phổi, viêm màng não do phế cầu. 

– Ở giai đoạn trẻ đủ 2 tháng tuổi, lúc này con cần được tiêm vắc xin phòng 1 trong 6 bệnh bao gồm: Bạch cầu – Ho gà – Uốn ván – Viêm gan B và các loại bệnh do Haemophilus Influenzae týp B gây ra. Ngoài ra trẻ cần được tiêm vắc xin Rotarix, Rotateq hoặc Rotavin để phòng ngừa tiêu chảy cấp do Rotavirus gây ra. 

Ở giai đoạn trẻ được 3 tháng tuổi

Ở giai đoạn trẻ 3 tháng tuổi, các bậc phụ huynh chú ý cho trẻ tiêm đủ những loại vắc xin sau: 

– Vắc xin phòng tiêu chảy cấp do Rotavirus gây ra (tiêm mũi thứ 2) 

– Vắc xin phòng bệnh viêm phổi, viêm màng não và viêm tai giữa do phế cầu (tiêm mũi thứ 2) 

– Vắc xin 6 trong 1 phòng 6 bệnh như đã đề cập (tiêm mũi thứ 2) 

Ở giai đoạn trẻ được 4 tháng tuổi 

Ở giai đoạn trẻ sơ sinh được 4 tháng tuổi, các bậc phụ huynh chú ý cho trẻ tiêm đủ những loại vắc xin như sau: 

– Vắc xin phòng tiêu chảy do Rotavirus gây ra (tiêm mũi 3). 

– Vắc xin phòng các bệnh như là viêm màng não, viêm phổi, hay viêm tai giữa do phế cầu (tiêm mũi thứ 3)

– Vắc xin 6 trong 1 phòng 6 bệnh như đã đề cập ở trên (tiên mũi thứ 3) 

Ở giai đoạn trẻ được 6 tháng tuổi 

Ở giai đoạn trẻ được 6 tháng tuổi, bố mẹ chú ý tiêm vắc xin Vaxigrip Tetra để giúp trẻ phòng bệnh cúm (mũi 1). Khoảng cách thời gian giữa 2 mũi tiêm là 1 tháng và cần tiêm nhắc lại hàng năm. Lưu ý mũi 2 nên tiêm cách mũi 1 tối thiểu là 6 tuần, và thông thường là 2 tháng. 

Ở giai đoạn trẻ 9 tháng tuổi

Ở giai đoạn trẻ được 9 tháng tuổi, bố mẹ chú ý tiêm đầy đủ những loại vắc xin như sau: 

– Vắc xin VA-MENGOC-BV phòng viêm màng não (tiêm mũi thứ 2)

– Vắc xin MVVac phòng ngừa bệnh sởi 

– Vắc xin Varilrix phòng ngừa bệnh thủy đậu 

– Vắc xin Imojec phòng ngừa bệnh viêm não Nhật Bản 

Ở giai đoạn trẻ được 12 tháng tuổi

Ở giai đoạn trẻ được 12 tháng tuổi, các bậc phụ huynh chú ý cần cho trẻ tiêm đầy đủ những loại vắc xin như: 

– Vắc xin 3 trong 1 MMR-II để phòng ngừa 3 bệnh: Sởi, rubella và quai bị. 

– Vắc xin Jevax phòng ngừa bệnh viêm não Nhật Bản B (2 mũi tiêm, khoảng cách giữa 2 mũi cách nhau từ 1 đến 2 tuần) 

– Vắc xin Avaxim 80U/0,5ml phòng ngừa bệnh viêm gan A. Lưu ý nên tiêm mũi nhắc lại trong khoảng thời gian từ 6 đến 18 tháng. 

– Vắc xin phòng ngừa bệnh lý viêm tai giữa, viêm phổi, viêm màng não (tiêm mũi 4). 

Ở giai đoạn trẻ từ 15 đến 24 tháng tuổi 

Ở giai đoạn trẻ từ 15 đến 24 tháng tuổi, phụ huynh lưu ý tiêm đầy đủ cho trẻ những mũi tiêm như sau: 

– Vắc xin 6 trong 1 phòng 6 bệnh như đã đề cập ở trên (tiêm mũi thứ 4) 

– Vắc xin Avaxim 80U/0,5ml phòng ngừa bệnh viêm gan A (tiêm mũi nhắc lại) 

– Vắc xin Vaxigrip Tetra phòng ngừa bệnh cúm (tiêm mũi thứ 3 – lưu ý 2 mũi tiêm cách nhau một năm) 

Ở giai đoạn trẻ được 24 tháng tuổi 

Ở giai đoạn trẻ được 24 tháng tuổi, phụ huynh lưu ý tiêm đầy đủ cho trẻ những mũi tiêm như sau: 

– Vắc xin Menactra phòng ngừa bệnh lý viêm màng não do não mô cầu A,C,Y,W-135

– Vắc xin Jevax phòng ngừa bệnh viêm não Nhật Bản (tiêm mũi thứ 3) 

– Vắc xin Typhoid VI/Typhim Vi phòng ngừa bệnh lý thương hàn 

– Vắc xin uống mORCVAX phòng ngừa bệnh tả ( bệnh lý khiến trẻ sơ sinh bị đi ngoài nặng, mất nước). Bệnh lý này thường xảy ra ở trẻ sống ở những vùng có nguy cơ cao. Vắc xin gồm 2 liều uống, 2 liều nên sử dụng cách nhau khoảng 1 tuần. 

Các bậc phụ huynh nên chú ý đến từng giai đoạn để tiêm loại vắc xin phù hợp cho trẻ
Các bậc phụ huynh nên chú ý đến từng giai đoạn để tiêm loại vắc xin phù hợp cho trẻ

Lưu ý quan trọng khi tiêm phòng cho trẻ sơ sinh 

Để bảo vệ sức khỏe của trẻ, phụ huynh đừng quên tuân thủ chặt chẽ theo những lưu ý như sau: 

– Tuân thủ chặt chẽ lịch trình cũng như liều lượng được khuyến cáo nhằm đảm bảo mũi tiêm phát huy hiệu quả. 

– Tiêm phòng đầy đủ trước khi trẻ tiếp xúc với nhóm người có nguy cơ cao mắc bệnh. 

– Để tránh tác dụng phụ, trẻ sơ sinh cần theo dõi kỹ lưỡng sau khi tiêm phòng. Phụ huynh cần đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất ngay sau khi thấy có dấu hiệu bất thường.

– Thực hiện đầy đủ và đúng lịch trình tiêm phòng cho con 

Thực hiện tiêm chủng đầy đủ là bảo vệ sức khỏe của trẻ
Thực hiện tiêm chủng đầy đủ là bảo vệ sức khỏe của trẻ

Nhìn chung, việc tiêm phòng cho trẻ sơ sinh là biện pháp phòng ngừa bệnh tật vô cùng hiệu quả và quan trọng. Do đó, để đảm bảo sức khỏe con yêu, bạn nên tuân thủ theo những lưu ý kể trên. Đừng quên lựa chọn cơ sở y tế uy tín và chất lượng để đảm bảo việc tiêm chủng đạt kết quả tốt nhất. 

Từ khóa:

Bài viết liên quan

Hội chứng Reye: Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa

Hội chứng Reye: Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa

Hội chứng Reye tuy hiếm gặp nhưng rất nguy hiểm, thường xuất hiện ở trẻ em và thanh thiếu niên. Nếu không được điều trị kịp thời sẽ có nguy có tử vong. Tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng qua bài viết sau Hội chứng Reye là gì? Hội chứng Reye là một tình trạng […]

Phòng ngừa bệnh tay chân miệng

Phòng ngừa bệnh tay chân miệng

Bệnh tay chân miệng luôn là nỗi lo lắng hàng đầu đối với các bậc phụ huynh. Hiện nay vẫn chưa có vắc-xin phòng ngừa, tuy nhiên, ba mẹ vẫn có thể chủ động phòng bệnh. Ba mẹ theo dõi bài sau để tìm hiểu cách phòng bệnh tay chân miệng cho con. Tổng quan […]

Viêm phổi ở trẻ em: Khi nào trẻ cần nhập viện?

Viêm phổi ở trẻ em: Khi nào trẻ cần nhập viện?

Viêm phổi ở trẻ là tình trạng viêm phổi do vi khuẩn, vi-rút gây ra. Vậy viêm phổi có phải là bệnh nguy hiểm? Khi nào ba mẹ nên cho con nhập viện tránh những biến chứng? Ba mẹ cùng tìm hiểu theo bài viết sau. Viêm phổi ở trẻ là gì Viêm phổi ở […]

Viêm phế quản ở trẻ em: Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị

Viêm phế quản ở trẻ em: Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị

Thời tiết thay đổi thất thường có thể khiến trẻ bị viêm phế quản cấp tính. Bài viết dưới đây sẽ giúp ba mẹ nắm những thông tin cần thiết, đề phòng biến chứng nguy hiểm. Viêm phế quản ở trẻ em là gì? Viêm phế quản là tình trạng viêm phế quản, đường dẫn […]