Bướu giáp đa nhân: Nguyên nhân, chẩn đoán và điều trị

28/02/2024
Tác giả: Ngọc Mỹ
Chia sẻ

Bướu giáp đa nhân kích thước lớn có thể chèn lên các cơ quan cận kè gây khó thở, nuốt nghẹn, khàn tiếng. Trường hợp bướu kích thước lớn, người bệnh thường được chỉ định mổ để tránh bướu ảnh hưởng đến sinh hoạt và cuộc sống thường ngày.

Tổng quan về bướu giáp đa nhân

Bướu giáp đa nhân là gì?

Tuyến giáp là cơ quan có hình bướm, nằm ở trước cổ dưới có nhiệm vụ sản xuất hormone cho cơ thể. Sự gia tăng về kích thước của tuyến giáp sẽ gây bướu cổ.

Bướu giáp đa nhân (hay phình giáp đa hạt) là tình trạng bướu cổ kèm nhiều nốt (nhân). Các nhân này có thể được nhìn thấy bằng mắt thường hoặc phát hiện qua siêu âm. Bệnh thường xuất hiện ở nữ giới trên 50 tuổi và có nguy cơ phát triển thành ung thư tuyến giáp. 

Nguyên nhân

Bướu giáp đa nhân thường có nguyên nhân gây bệnh rõ ràng. Nhân bướu giáp có thể phát triển từ bướu giáp lan tỏa hoặc bướu giáp đơn thuần. Bên cạnh đó, bệnh có liên quan tới tình trạng viêm tuyến giáp Hashimoto.

Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh như:

– Thiếu i-ốt

– Nữ giới trên 50 tuổi.

– Tiền sử gia đình có thành viên mắc bệnh.

– …

Dấu hiệu bệnh lý

Bướu giáp đa nhân thường không gây ra triệu chứng và bệnh đa phần được phát hiện khi người bệnh đi khám sức khỏe định kỳ hoặc các bướu giáp quá lớn, tạo thành khối u ở trước cổ. 

Một số dấu hiệu của bướu giáp đa nhân có thể xuất hiện như:

– Giảm cân, đánh trống ngực, run tay, rối loạn giấc ngủ, không dung nạp nhiệt… nếu tuyến giáp hoạt động quá mức.

– Tăng cân, chuột rút cơ, khô da, táo bón, chịu lạnh kém… nếu tuyến giáp hoạt động kém.

– Nếu bướu giáp lớn, người bệnh sẽ khó thở, khó nuốt, cảm giác cổ họng bị thắt chặt, khàn giọng.

– Nếu kích thước bướu giáp tăng nhanh, người bệnh có thể bị đau, khó chịu vùng cổ họng.

Chẩn đoán bướu giáp đa nhân

Để chẩn đoán bướu giáp đa nhân, ban đầu bác sĩ sẽ thăm hỏi tiền sử bệnh lý cá nhân và gia đình, quan sát và thăm khám ban đầu ở vùng cổ người bệnh để cảm nhận hình dạng và kích thước của tuyến giáp.

Bên cạnh đó, để xác định chính xác tình trạng bệnh lý, người bệnh sẽ được chỉ định làm các xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh như:

– Xét nghiệm máu để định lượng hormone tuyến giáp, kháng thể tuyến giáp

– Chẩn đoán hình ảnh  bằng siêu âm, chụp CT hoặc MRI để đánh giá kích thước, số lượng, tình trạng vôi hóa, phản âm, đường viền, dạng nang của nhân giáp. 

– Sinh thiết để xác định xem tế bào tuyến giáp có phải là ung thư hay không. Thông thường, sinh thiết thường cho ra 4 kết quả:

+ Không chẩn đoán được và cần sinh thiết lại.

+ Tế bào lành tính: Người bệnh cần được tiếp tục theo dõi định kỳ 6 tháng/lần và chỉ định phẫu thuật nếu bướu giáp có kích thước lớn, gây ảnh hưởng tới sinh hoạt và cuộc sống của người bệnh.

+ Ác tính: phần lớn là ung thư tuyến giáp thể nhú. Khi đó, người bệnh được chỉ định phẫu thuật để cắt bỏ toàn bộ tuyến giáp.

+ Không xác định: Tổn thương nang, tổn thương tế bào, khối u nang. Khi đó, các tế bào này là tế bào bất thường nhưng không chắc có phải là ung thư hay không.

Phương pháp điều trị bướu giáp đa nhân

Phần lớn các trường hợp bướu giáp đa nhân đều là ở thể lành tính, chưa cần điều trị bằng thuốc. Việc người bệnh cần làm là khám bệnh thường xuyên để theo dõi chặt chẽ và sớm phát hiện các bất thường. Với trường hợp bướu giáp đa nhân độc, chèn ép tới thanh quản, khí quản, thực quản, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp để đảm bảo an toàn cho người bệnh.

Các phương pháp điều trị bướu giáp đa nhân phổ biến hiện nay như:

– Dùng thuốc kháng giáp

Người bệnh thường phải dùng thuốc trong thời gian dài. Các loại thuốc thường được kê đơn như: methimazole và propylthiouracil có thể gây ra một số tác dụng phụ như nhiễm độc gan, giảm bạch cầu hạt, viêm gan…

– Dùng i-ốt phóng xạ để phá hủy một phần tế bào tuyến giáp, từ đó thu nhỏ tuyến giáp. Người bệnh sẽ được uống nước chứa i-ốt theo chỉ định của bác sĩ để lượng i-ốt này tiến vào tế bào tuyến giáp và phá hủy tế bào. Sau điều trị, tuyến giáp vẫn có thể sản xuất hormone bình thường. Tuy nhiên, một số trường hợp người bệnh có thể bị suy giáp và cần tiếp tục điều trị bằng thuốc hormone.

– Phẫu thuật: tùy vào tình trạng bệnh (số nhân giáp, kích thước, nguy cơ…), người bệnh có thể được chỉ định cắt một phần hay toàn bộ tuyến giáp. Với các trường hợp phát hiện ung thư nhân tuyến giáp, bác sĩ ưu tiên phẫu thuật loại bỏ tuyến giáp, sau đó, người bệnh dùng thuốc thay thế hormone tuyến giáp trong suốt phần đời còn lại.

Tùy vào tình trạng bệnh lý mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp hoặc kết hợp các phương pháp để mang lại hiệu quả tốt nhất.. 

Lưu ý: Bài viết cung cấp thông tin mang tính chất tham khảo. Bạn đọc vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc Chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Bệnh viện Quốc tế DoLife

Địa chỉ: Tầng 2, Tòa nhà Suced, 108 Nguyễn Hoàng, Nam Từ Liêm, Hà NộiHotline: 1900 1984

Website: dolifehospital.vn

Email: info@dolifehospital.vn

FanpageBệnh viện Quốc tế Dolife

Từ khóa:

Bài viết liên quan

Viêm đường tiết niệu sau sinh điều trị thế nào?

Viêm đường tiết niệu sau sinh điều trị thế nào?

Viêm đường tiết niệu sau sinh là nỗi ám ảnh đối với nhiều chị em. Vì sợ ảnh hưởng đến chất lượng sữa nên rất nhiều chị em chọn chịu đựng, không chữa trị. Tuy nhiên điều này khiến bệnh càng thêm nặng. Vậy có những phương pháp nào điều trị viêm đường tiết niệu […]

Trẻ sinh non có phát triển bình thường không?

Trẻ sinh non có phát triển bình thường không?

Trẻ sinh non có phát triển bình thường không là mối quan tâm hàng đầu của các bậc phụ huynh. Nếu như mẹ đang có những thắc mắc tương tự, cùng theo dõi bài viết để được giải đáp chi tiết nhé! Tìm hiểu về hiện tượng trẻ sinh non  Trẻ sinh non là trẻ […]

Trẻ sinh non 8 tháng có phát triển bình thường được không?

Trẻ sinh non 8 tháng có phát triển bình thường được không?

Một thai kỳ đầy đủ để trẻ sinh ra an toàn, khỏe mạnh là thai đạt khoảng đủ 40 tuần tuổi. Việc sinh sớm từ 3 – 6 tuần có thể mang đến những rủi ro nhất định cho mẹ và bé. Vậy trẻ sinh non 8 tháng có sao không? Để DoLife giúp bạn […]

Bệnh Trĩ Ngoại có nguy hiểm không? Khi nào cần phẫu thuật?

Bệnh Trĩ Ngoại có nguy hiểm không? Khi nào cần phẫu thuật?

Theo nghiên cứu, trĩ chiếm khoảng 35-50% trong tổng số các bệnh về hậu môn trực tràng ở Việt Nam. Để hiểu đúng về trĩ ngoại và trả lời cho câu hỏi Trĩ ngoại độ mấy cần phẫu thuật?, hãy tham khảo bài viết dưới đây nhé. Trĩ ngoại là bệnh gì? Bệnh trĩ ngoại […]