Quai bị là bệnh truyền nhiễm cấp tính thường gặp ở trẻ nhỏ trong độ tuổi 6 – 10. Đến nay, bệnh vẫn chưa có thuốc đặc trị. Trẻ nhỏ cũng có thể gặp phải những biến chứng nguy hiểm khi bị bệnh quai bị nếu không được chăm sóc đúng cách và điều trị bệnh kịp thời. Tiêm vắc-xin chính là biện pháp hữu hiệu để phòng ngừa quai bị an toàn.
Bệnh quai bị ở trẻ
Quai bị là bệnh gây ra bởi virus quai bị (Mumps virus) thuộc nhóm Paramyxovirus khi virus này xâm nhập vào tuyến nước bọt trước tai (tuyến mang tai). Loại virus này phát tán từ người bệnh ra ngoài qua đường ho, hắt hơi, nói chuyện và có thể tồn tại bên ngoài cơ thể trong thời gian dài: 30 – 60 ngày ở 15 – 20 độ C, 1 – 2 năm ở nhiệt độ -25 đến -70 độ C. Virus bị tiêu diệt ở nhiệt độ trên 560 độ C hoặc tác động từ hóa chất diệt khuẩn.
Là bệnh lây qua đường hô hấp, quai bị dễ dàng lây lan ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trong những nơi tập trung đông người như nhà trẻ, trường học, khu vui chơi…
Bệnh dễ lây nhất vào 2 ngày trước khi xuất hiện triệu chứng và 6 ngày sau khi hết triệu chứng.
Khi mắc quai bị, trẻ thường có các dấu hiệu:
– Sốt cao 38 độ C trong 3 – 4 ngày
– Đau đầu, khó chịu, mệt mỏi
– Nhức tai, đau nhức xương khớp
– Tuyến mang tai sưng to, đau nhức. Tình trạng sưng viêm ở hai bên má không đối xứng
– Mặt biến dạng, cằm xệ, cổ bành
– Đau đớn khi há miệng, nhai, nuốt,
– Ngủ kém, chán ăn
– Ớn lạnh, sợ gió
6 Biến chứng nguy hiểm khi trẻ bị bệnh quai bị
Dù là bệnh truyền nhiễm nhưng quai bị lại khó phát hiện bởi các triệu chứng ban đầu khá tương đồng với cảm cúm thông thường. Bên cạnh đó, việc không điều trị đúng cách, bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho trẻ.
Điếc
Tỉ lệ bị điếc ở trẻ quai bị là khoảng 1/200.000, khá hiếm gặp. Tuy nhiên, biến chứng này khó hồi phục và hiện chưa có biện pháp ngăn chặn. Thông thường, trẻ chỉ bị điếc một bên tai do virus quai bị tấn công và gây tổn thương tai ốc trong giai đoạn khởi phát.
Viêm não, viêm màng não
Viêm não, viêm màng nào là biến chứng dễ gặp ở trẻ bị quai bị nếu trong thời gian bị bệnh trẻ không được chăm sóc đúng cách. Tỷ lệ trẻ bị viêm não do virus quai bị gây ra chiếm khoảng 1/5000 – 1/1000 số ca mắc. Nguyên nhân là do virus quai bị xâm nhập vào hệ tuần hoàn, đi đến não, gây tổn thương hệ thần kinh trung ương.
Biểu hiện trẻ bị viêm màng não khi đang mắc quai bị:
– Đau bụng
– Buồn nôn, nôn
– Tụt huyết áp
– Co giật
– Rối loạn ý thức
– Bệnh quai bị trở nặng
Biểu hiện trẻ bị viêm màng não khi đang mắc quai bị:
– Sốt cao
– Đau nhức đầu
– Co giật
– Tăng trương lực cơ
– Rối loạn hành vi, tác phong
– Có thể liệt khu trú
Viêm tinh hoàn ở bé trai
Sau khi bị sưng tuyến mang tai khoảng 1-2 tuần là thời điểm trẻ dễ bị viêm tinh hoàn. Khi mắc biến chứng này, trẻ thường có các dấu hiệu:
– Sốt cao, đau đầu dữ dội
– Vùng bìu sưng, đau, đỏ
– Tinh hoàn sưng to gấp 3 – 4 lần bình thường
Viêm tinh hoàn do quai bị là biến chứng thường gặp ở trẻ mắc quai bị trong tuổi dậy thì, tỉ lệ lên tới 20%. Đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến vô sinh ở nam giới.
Khi phát hiện trẻ có những dấu hiệu biến chứng viêm tinh hoàn, phụ huynh cần đưa trẻ đến bệnh viện sớm nhất để được điều trị kịp thời, tránh để bệnh trở nặng gây teo tinh hoàn, ảnh hưởng tới khả năng sinh sản.
Viêm buồng trứng ở bé gái
Có khoảng 7% bé gái ở tuổi dậy thì khi mắc quai bị có biến chứng viêm buồng trứng. Nếu được điều trị kịp thời, biến chứng này không ảnh hưởng đến trứng và không gây vô sinh.
Viêm tụy
Tỉ lệ xuất hiện biến chứng viêm tụy chiếm khoảng 3% – 7% tổng số trẻ mắc quai bị. Biến chứng thường xuất hiện sau khoảng 4 – 10 ngày bị bệnh khi tình trạng viêm tuyến tai giảm nhẹ.
Khi bị viêm tụy, trẻ bị quai bị có thêm các triệu chứng:
– Sốt trở lại
– Chán ăn
– Nôn, tiêu chảy
– Đau thượng vị cấp
Biến chứng viêm tụy tuy không quá nghiêm trọng nhưng có thể dẫn đến tử vong ở trẻ nếu không được phát hiện và điều trị đúng cách.
Các biến chứng khác
Ngoài các biến chứng trên, trẻ mắc quai bị cũng có thể gặp phải các biến chứng khó điều trị, ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe như: viêm cơ tim, nhồi máu phổi, viêm tuyến lệ, viêm tuyến giáp, viêm thần kinh thị giác (làm giảm thị lực tạm thời), viêm đường hô hấp, rối loạn chức năng gan, xuất huyết do giảm tiểu cầu…
Biến chứng của quai bị có nguy hiểm không?
Quai bị là bệnh lành tính nhưng khi có biến chứng lại gây ra những hậu quả nặng nề với sức khỏe của trẻ. Trong đó, viêm tinh hoàn là một trong những biến chứng đáng lo ngại khi bé trai mắc quai bị. Bởi điều này có thể ảnh hưởng tới sức khỏe sinh sản của trẻ sau này.
Biến chứng của quai bị có chữa được không?
Đến nay, quai bị vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Khi mắc bệnh, trẻ sẽ được bác sĩ điều trị theo cơ chế và triệu chứng bệnh. Đặc biệt, phụ huynh cần lưu ý không tự ý điều trị hay cho trẻ dùng thuốc mà không có chỉ dẫn của bác sĩ tại nhà.
Trong trường hợp trẻ bị biến chứng viêm tinh hoàn, ba mẹ cần cho trẻ nghỉ ngơi tại giường cho đến khi tinh hoàn hết sưng đau. Ba mẹ cũng có thể chườm ấm để giúp trẻ giảm đau hiệu quả. Mọi loại thuốc khi cho trẻ dùng đều phải có chỉ định từ bác sĩ. Bên cạnh đó, trong vòng 3 – 6 tháng sau khi mắc bệnh, không cho trẻ vận động mạnh, nặng.
Khi quai bị biến chứng viêm tụy, trẻ cần phải ăn thực phẩm dạng lỏng, nhẹ. Ba mẹ có thể giúp trẻ chườm nóng vùng thượng vị để cảm thấy dễ chịu hơn. Trẻ có thể sử dụng thuốc giảm đau nhưng phải có chỉ định của bác sĩ
Trong trường hợp trẻ quai bị biến chứng viêm não, viêm màng não, bác sĩ có thể chọc dò tủy sống lấy dịch não nếu trẻ có biểu hiện tăng áp lực nội sọ nhiều. Mỗi lần thực hiện, dịch lấy ra không quá 15ml. Khi có bội nhiễm, trẻ cũng có thể được chỉ định sử dụng kháng sinh.
Trong thời gian trẻ bị quai bị, nếu xuất hiện bất kỳ triệu chứng lạ nào, ba mẹ đều cần đưa trẻ đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám, điều trị kịp thời, tránh biến chứng nặng gây ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ.
Cách phòng ngừa biến chứng bệnh quai bị
Để phòng ngừa biến chứng quai bị ở trẻ, ba mẹ lưu ý:
– Nhắc nhở trẻ vệ sinh cá nhân sạch sẽ, súc họng bằng nước muối thường xuyên
– Giữ môi trường sống sạch sẽ, thoáng khí
– Vệ sinh đồ chơi, vật dụng cá nhân của trẻ thường xuyên
– Rửa tay bằng xà phòng, tránh đưa tay lên mắt, mũi, miệng sau khi tiếp xúc với trẻ
– Cho trẻ tiêm vắc xin phòng quai bị
Lưu ý khi chăm sóc trẻ bị quai bị
Để trẻ sớm phục hồi, tránh biến chứng, khi chăm sóc trẻ bị quai bị, phụ huynh cần lưu ý:
– Cho trẻ ăn những món ăn mềm như cháo, súp… đầy đủ chất dinh dưỡng
– Bù nước đầy đủ cho trẻ, tăng cường các loại nước ép hoa quả, sữa… để bổ sung vitamin và khoáng chất
– Tránh để trẻ hoạt động, nô đùa, chạy nhảy nhiều
– Tạm ngưng gạo nếp, thịt gà, thực phẩm có mùi hôi tanh, chế biến sẵn, cay nóng, dầu mỡ… trong thực đơn dinh dưỡng của trẻ
– Vệ sinh đồ dùng cá nhân cho trẻ cẩn thận thường xuyên
– Khi trẻ bị viêm tinh hoàn, nên cho trẻ mặc quần lót nâng tinh hoàn, nằm thẳng
Để phòng ngừa quai bị hiệu quả đồng thời giảm thiểu biến chứng của bệnh, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo tiêm vắc-xin phòng quai bị cho trẻ. Hiện vắc-xin phòng quai bị được phối hợp với vắc-xin sởi và rubella trong một chế phẩm 3in1 giúp tăng hiệu quả phòng bệnh.
Để được tư vấn và đặt lịch tiêm vắc-xin tại DoLife, Quý khách vui lòng liên hệ Hotline 1900 1984 hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY.
Bệnh viện Quốc tế DoLife
Địa chỉ: Tầng 2, Tòa nhà Suced, 108 Nguyễn Hoàng, Nam Từ Liêm, Hà Nội Hotline: 1900 1984 Website: dolifehospital.vn Email: info@dolifehospital.vn Fanpage: Bệnh viện Quốc tế Dolife |
Bài viết liên quan
Viêm loét dạ dày tá tràng ở trẻ em: Nguyên nhân và cách điều trị
Viêm loét dạ dày tá tràng là căn bệnh không chỉ phổ biến ở người lớn mà hiện nay có rất nhiều trẻ em cũng mắc phải. Căn bệnh này khiến trẻ đau đớn, khó chịu, chán ăn, chậm lớn,…cùng những biếm chứng nguy hiểm khác. Vì vậy, bố mẹ cần tìm hiểu nguyên nhân, […]
Các mốc khám thai giúp phát hiện dị tật thai nhi
Khám thai định kỳ ở những mốc quan trọng không chỉ giúp theo dõi được sự phát triển, mà còn giúp phát hiện các dị tật bất thường của thai nhi. Vậy có những mốc khám thai quan trọng nào mẹ bầu cần lưu ý. Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây! Vì sao […]
Tìm hiểu về tầm soát ung thư tuyến tụy
Bạn có biết, ung thư tuyến tụy là bệnh lý vô cùng nguy hiểm với tỷ lệ tử vong lên đến 95%. Do đó, tầm soát ung thư tụy là biện pháp vàng giúp phòng tránh bệnh hiệu quả nhất. Vậy quy trình tầm soát bao gồm những bước nào, cần chú ý gì trước […]
Khám sàng lọc ung thư bao gồm những gì?
Ung thư luôn nằm trong danh sách những bệnh nan y nguy hiểm nhất và vô cùng khó khăn khi điều trị. Đáng chú ý hơn, càng ngày bệnh càng có xu hướng trẻ hóa. Do đó, những gói khám sàng lọc ung thư ngày càng được nhiều người quan tâm. Vậy gói khám bao […]