Bệnh khớp: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

14/10/2023
Tác giả: admin
Chia sẻ

Bệnh khớp (hay còn gọi viêm khớp) là thuật ngữ chung nhằm chỉ tất cả các rối loạn gây ảnh hưởng đến cấu trúc và các hoạt động của khớp. Nếu như không được điều trị kịp thời, bệnh có thể dẫn đến nguy cơ dính khớp, gây ảnh hưởng tới khả năng vận động của người bệnh. 

Vậy bệnh viêm khớp điều trị như thế nào, nguyên nhân và dấu hiệu của bệnh là gì, hãy cùng tham khảo bài viết để được giải đáp chi tiết nhé!

Tìm hiểu một số loại bệnh khớp phổ biến 

Bệnh khớp là tình trạng suy yếu chức năng hoạt động của khớp. Người bệnh sẽ chịu cảm giác bị đau, gây giảm khả năng di chuyển, làm cản trở sinh hoạt hàng ngày cũng như chất lượng cuộc sống. Bệnh về khớp rất đa dạng với khoảng hơn 200 loại bệnh, được chia thành các nhóm chính như: 

– Bệnh do chấn thương về tai nạn giao thông, tai nạn lao động, chấn thương thể thao hoặc tai nạn sinh hoạt.

Bệnh không do chấn thương các bệnh lý như là bệnh tự miễn hệ thống, viêm khớp tinh thể, bệnh lý thoái hóa xương khớp, viêm gân, u xương… 

Bệnh khớp (hay còn gọi viêm khớp) là thuật ngữ chung nhằm chỉ tất cả các rối loạn gây ảnh hưởng đến cấu trúc và các hoạt động của khớp.
Bệnh khớp (hay còn gọi viêm khớp) là thuật ngữ chung nhằm chỉ tất cả các rối loạn gây ảnh hưởng đến cấu trúc và các hoạt động của khớp

Dưới đây là một số dạng bệnh khớp phổ biến, có thể bao gồm: 

Bệnh thoái hóa khớp 

Bệnh thoái hóa khớp là bệnh lý xảy ra khi phần sụn khớp và xương dưới sụn ở khớp bị tổn thương, dẫn đến phản ứng bị viêm và tình trạng tràn dịch khớp. Nguyên nhân phổ biến thường là do tuổi tác và một số những yếu tố khác liên quan đến di truyền, tình trạng béo phì, chấn thương thường xảy ra tại khớp. Người bệnh bị thoái hóa khớp có thể xuất hiện những triệu chứng như: Khớp bị ảnh hưởng, đau và khó chịu khớp (cơn đau ở đầu gối, thắt lưng, cột sống cổ hoặc khớp bàn tay). Các cơn đau thường có xu hướng gia tăng khi vận động mạnh như leo cầu thang, ngồi xổm, cúi ngửa hoặc bưng vác đồ nặng. 

Bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống 

Đây là bệnh lý có thể gây ra do tình trạng lớp nhầy ở đĩa đệm bị tràn ra bên ngoài, chèn ép lên các dây thần kinh và từ đó gây ra bệnh rễ về thần kinh. Thoát vị đĩa đệm cột sống có thể xảy ra ở mọi đối tượng, cả người cao tuổi lẫn người trẻ tuổi. Những yếu tố nguy cơ gây bệnh bao gồm bị lão hóa, người làm công việc phải vận động nhiều, bưng vác đồ nặng. Thoát vị đĩa đệm cột sống thường xảy ra nhất ở vùng cột sống phải chịu lực và cử động nhiều, như là cột sống thắt lưng hay cột sống vùng cổ. 

Triệu chứng điển hình của bệnh là những cơn đau âm ỉ ở vùng lưng hoặc dưới vùng cổ, thường tăng khi vận động. Ngoài ra, ở một số người bệnh còn có cảm giác tê bì, châm chích. 

Bệnh lý đau thần kinh tọa 

Những nguyên nhân gây đau thần kinh tọa có thể bao gồm: 

– Thoát vị đĩa đệm là nguyên nhân phổ biến nhất 

Thoái hóa cột sống thắt lưng, tình trạng thoái hóa lan thành gai xương, xâm lấn vào lỗ liên trong cột sống. 

– Trượt đốt sống làm hẹp lỗ liên hợp cột sống, gây tác động xấu lên dây thần kinh tọa và khiến cho người bệnh bị đau nhức. 

– Một số những nguyên nhân khác gây đau thần kinh như là chấn thương hay là viêm. 

Phương pháp chẩn đoán bệnh khớp như thế nào? 

Để chẩn đoán bệnh khớp, người ta có thể dựa vào những triệu chứng lâm sàng hay cận lâm sàng.

Những triệu chứng lâm sàng bệnh khớp 

– Đau khớp: Đây là triệu chứng điển hình nhất, cơn đau có thể ít hoặc nhiều. Đau thường tăng khi vận động giảm hoặc khi nghỉ ngơi, đặc biệt cơn đau tăng nhiều về đêm hay khi thay đổi thời tiết. 

– Sưng, nóng và bị đỏ khớp: Đây là do phản viêm nên làm sưng khớp. Mức độ sưng sẽ phù thuộc vào từng tình trạng viêm khớp cụ thể. 

– Cứng khớp, đây là cảm giác khó cử động. Sau một thời gian không vận động cũng có thể dẫn đến hiện tượng bị cứng khớp. 

– Khớp biến dạng – thường xảy ra khi sụn bị mòn bởi tình trạng viêm khớp. 

– Một số trường hợp viêm mạn tính như viêm khớp dạng thấp gây mệt mỏi, ngoài ra một số người bệnh còn có thể bị thiếu máu nhẹ. 

Cứng khớp là cảm giác khó cử động.
Cứng khớp là cảm giác khó cử động.

Một số xét nghiệm cận lâm sàng

Để chẩn đoán bệnh khớp, bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân thực hiện một số xét nghiệm cận lâm sàng, bao gồm: 

Các hình thức xét nghiệm máu 

– Xét nghiệm các yếu tố viêm như tốc độ máu bị lắng, xét nghiệm CRP, xét nghiệm bạch cầu…

– Xét nghiệm miễn dịch: Các yếu tố thấp RF, anti CCP giúp chẩn đoán bệnh viêm khớp dạng thấp. 

Một số biện pháp chẩn đoán hình ảnh 

Để chẩn đoán bệnh khớp, bác sĩ có thể áp dụng một số biện pháp chẩn đoán hình ảnh như: 

Siêu âm khớp: Để phát hiện tình trạng dịch khớp, tổn thương ở những phần mềm xung quanh khớp, từ đó phát hiện thay đổi sớm trong bệnh viêm khớp. 

– Chụp X-quang khớp: Có thể xuất hiện dấu hiệu bào mòn sụn khớp, đặc biệt là xương dưới sụn gai, hẹn khe khớp, nặng hơn là hình ảnh bị dính khớp. 

– Chụp CT, thường được chỉ định trong trường hợp đau cột sống nghi viêm tủy xương. 

– Xạ hình xương, đánh giá toàn bộ hệ thống xương, phát hiện sớm các bệnh lý viêm khớp, bệnh lý ác tính như ung thư xương nguyên phát hay ung thư xương di căn. 

Áp dụng các biện pháp phòng ngừa bệnh xương khớp như thế nào? 

Nhìn chung, phần lớn các bệnh lý xương khớp đều khó để điều trị dứt điểm, thậm chí còn phải can thiệp phẫu thuật. Do đó, bạn cần có phương pháp phòng ngừa từ sớm, như: 

– Xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp, lưu ý thường xuyên bổ sung các loại thực phẩm giàu canxi như sữa hay các loại chế phẩm từ sữa, các loại hạt, cá tôm, rau củ quả. 

– Chế độ vận động cho người bị thừa cân, béo phì, ít vận động hay có nguy cơ cao mắc các bệnh lý về xương khớp. Mỗi ngày, bạn nên thực hiện những bài tập nhẹ nhàng, vừa sức như là tập yoga, đi bộ, chạy bộ… nhằm bảo vệ sức khỏe cơ xương khớp. 

– Xây dựng chế độ sinh hoạt và thời gian biểu làm việc phù hợp. Lưu ý cần thay đổi tư thế liên tục, tránh việc ngồi hoặc đứng quá lâu, làm việc quá sức. Thay vào đó, bạn cần dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi. 

– Kiểm soát tốt cân nặng, bởi vì lực đè nặng lên khớp sẽ gây tình trạng tổn thương tới các khớp. Do đó, bạn cần điều chỉnh cân nặng về mức hợp lý nhằm làm giảm bớt sức nặng lên các khớp. 

Biện pháp điều trị bệnh viêm khớp như thế nào? 

Lưu ý, ngoại trừ bệnh viêm khớp do nhiễm khuẩn, hầu hết các bệnh viêm khớp đều được xem là bệnh mạn tính. Do đó, điều trị dứt điểm bệnh viêm khớp hầu như là rất khó. Mục tiêu chung của điều trị hiện nay là giảm đau, trả lại mức độ hoạt động của khớp, hạn chế bệnh tái phát và ngăn ngừa những biến dạng khớp.

Áp dụng những biện pháp điều trị nội khoa 

Có thể áp dụng cho hầu hết tất cả trường hợp, có thể điều trị nội khoa bằng thuốc đơn thuần hoặc kết hợp với hình thức phẫu thuật khác nhau. Các thuốc được dùng tùy theo từng loại viêm khớp, bao gồm thuốc giảm đau, thuốc chống viêm hay các loại thuốc đặc hiệu cho từng nguyên nhân gây bệnh. Do đó, việc sử dụng thuốc cần tuân thủ tuyệt đối theo chỉ định của các bác sĩ. 

– Thuốc giảm đau hay thuốc chống viêm thường dùng để điều trị trong viêm khớp là thuốc giảm đau chống viêm không steroid (NSAID) với biệt dược như là mobic hay ibuprofen. 

– Corticoid có thể sử dụng để chống viêm trong một số trường hợp. 

4.2. Áp dụng những biện pháp điều trị ngoại khoa 

– Phẫu thuật tạo hình khớp với mục đích thay thế khớp. 

– Phẫu thuật làm cứng khớp, bởi các đầu xương bị khóa lại với nhau cho đến khi được chữa lành. 

– Tạo hình xương, tái tạo xương để đảm bảo thực hiện các chức năng của khớp. 

Đừng quên tham khảo lời khuyên của bác sĩ để có phương án điều trị phù hợp nhất!
Đừng quên tham khảo lời khuyên của bác sĩ để có phương án điều trị phù hợp nhất!

Hy vọng các thông tin mà bài viết cung cấp đã giúp bạn đọc hình dung chi tiết về bệnh khớp. Nếu như cần hỗ trợ thêm thông tin, vui lòng liên hệ HOTLINE 19001984 của Bệnh viện Quốc tế Dolife để chúng tôi có thể giải đáp nhanh chóng. 

Từ khóa:

Bài viết liên quan

Đái rắt: Những thông tin cần biết

Đái rắt: Những thông tin cần biết

Đái rắt là một rối loạn của hệ tiết niệu gây đau rát, khó chịu cho người bệnh. Vậy căn bệnh này có nguy hiểm không? Điều trị như thế nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây! Đái rắt là bệnh gì? Đái rắt còn gọi là tiểu rắt hoặc tiểu buốt. Đây là […]

Cường kinh là bệnh gì? Có nguy hiểm không?

Cường kinh là bệnh gì? Có nguy hiểm không?

Cường kinh là một căn bệnh phụ khoa mà rất ít chị em biết đến. Vậy căn bệnh cường kinh là gì? Có nguy hiểm không? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây! Cường kinh là bệnh gì? Cường kinh là tình trạng kinh nguyệt ra nhiều hơn bình thường hoặc kéo dài hơn […]

Động kinh: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Động kinh: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Bệnh động kinh nếu không được chữa trị, người bệnh có thể sẽ phải đối mặt với những hệ lụy khôn lường. Cùng tìm hiểu căn bệnh này qua bài viết dưới đây. Động kinh là bệnh gì? Động kinh hay còn gọi là giật kinh phong. Đây là một rối loạn thần kinh mãn […]

Rò hậu môn: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị

Rò hậu môn: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị

Rò hậu môn là bệnh gì? Có nguy hiểm không? Triệu chứng điển hình ra sao? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây! Rò hậu môn là bệnh gì? Rò hậu môn hay còn gọi là bệnh mạch lươn. Đây là một tình trạng có đường hầm thông nối bất thường giữa ống hậu […]