7 Cách điều trị ợ nóng khi mang thai

30/03/2024
Tác giả: Trần Chang
Chia sẻ

Ợ nóng khi mang thai là vấn đề mà rất nhiều thai phụ gặp phải? Vậy tình trạng này có nguy hiểm không? Và có những phương pháp điều trị nào? Cùng DOLIFE tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

Ợ nóng khi mang thai và những điều cần biết

Ợ nóng khi mang thai là vấn đề nhiều mẹ bầu gặp phải
Ợ nóng khi mang thai là vấn đề nhiều mẹ bầu gặp phải

Biểu hiện:

Ợ nóng khi mang thai là tình trạng mà bà bầu cảm thấy bị nóng, khó chịu bắt đầu từ vùng mỏm ức lan lên cổ. Các biểu hiện kèm theo đó là:

– Đau tức ngực

– Ợ chua

– Đầy bụng

– Ấm ách, khó chịu

– Chán ăn

– Mệt mỏi

Những biểu hiện này thường xuất hiện ngay sau khi ăn hoặc 1 thời gian ngắn sau bữa ăn. Các mẹ bầu thường gặp tình trạng này trong giai đoạn đầu mang thai hoặc khi thai nhi đã được khoảng 27 tuần tuổi.

Nguyên nhân:

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến chứng ợ nóng khi mang thai. Trong đó, phổ biến nhất là các nguyên nhân sau:

– Do nồng độ hormone thay đổi: Khi mang thai, hóc môn phụ nữ có sự thay đổi lớn. Đây là nguyên nhân gây nên các vấn đề về dạ dày, ợ chua.

– Dạ dày bị kích thích: Khi mang thai, nội tiết tố thay đổi dẫn đến dạ dày khó tiêu hơn. Axit trong dịch vị dạ dày kích thích niêm mạc dạ dày hay thực quản dẫn tới cảm giác nóng rát trong cổ và ợ nóng.

– Do sự chèn ép của thai nhi: Thai nhi càng lớn sẽ càng chèn ép vào dạ dày. Từ đó gây ảnh hưởng đến hoạt động của dạ dày.

Do trào ngược dạ dày: Nhiều bà bầu bị nóng cổ do trào ngược dạ dày vì nguyên nhân cơ thắt tâm vị bị giãn làm rối loạn dịch vị dạ dày. Từ đó khiến dịch vị dạ dày trào ngược lên thực quản. 

Nồng độ hormone thay đổi cũng là nguyên nhân dẫn đến chứng ợ nóng trong thai kỳ
Nồng độ hormone thay đổi cũng là nguyên nhân dẫn đến chứng ợ nóng trong thai kỳ

Những ai dễ bị ợ nóng khi mang thai?

Tuy là một vấn đề thường gặp trong thai kỳ, nhưng không phải bà bầu nào cũng sẽ bị nóng cổ khi mang thai. Những bà bầu dễ gặp phải tình trạng này bao gồm:

– Người từng có tiền sử bị ợ nóng, ợ chua khi mang thai

– Phụ nữ mang thai bị gan nhiễm mỡ

– Người đang gặp phải các vấn đề về dạ dày, thực quản

– Người thường xuyên bị táo bón, khó tiêu, ăn uống không khoa học

– Phụ nữ mang thai tháng cuối thai kỳ có nguy cơ ợ nóng, ợ chua nhiều hơn.

Ợ nóng khi mang thai có nguy hiểm không?

Mặc dù là một vấn đề mà các bà bầu thường gặp phải. Tuy nhiên, cũng không nên chủ quan vì đôi khi, chứng ợ nóng cũng phản ánh một số vấn đề sức khỏe. Nếu bị nóng cổ kèm với các dấu hiệu nghiêm trọng sau thì sản phụ nên đến gặp bác sĩ:

– Nóng cổ kèm theo nuốt khó.

– Bà bầu thường xuyên đầy bụng, nóng cổ, ợ chua, khó khăn, sút cân, gầy yếu. 

– Đau vùng thượng vị, đau bụng bất thường

– Cảm thấy yếu cơ vùng hầu họng

 Tất cả những dấu hiệu này đều cảnh báo vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe của bà bầu. Vậy nên, các mẹ bầu cần chú ý đến sức khỏe của mình. Nhất là sức khỏe đường tiêu hóa để đến gặp bác sĩ và khắc phục kịp thời. 

7 Cách điều trị ợ nóng khi mang thai

Tình trạng ợ nóng khiến các mẹ bầu cảm thấy khó chịu và mệt mỏi. DoLife mách mẹ 7 cách chữa ợ nóng khi mang thai tại nhà sau để mẹ áp dụng:

Chia nhỏ bữa ăn

Hệ tiêu hóa làm việc kém hiệu quả hơn khi mang thai. Nhất là khi bầu bị ốm nghén, ợ chua thì mẹ không nên ăn quá nhiều. Hãy chia nhỏ các bữa ăn để cơ thể dễ tiêu hóa thức ăn cũng như để mẹ không cảm thấy khó chịu.

Thay vì ăn 3 bữa chính một ngày, mẹ hay chia chúng thành 5 – 6 bữa nhỏ hơn. Mẹ nên áp dụng phương pháp ăn chậm – nhai kĩ,  ăn vừa phải, chậm rãi.

Sử dụng gừng

Gừng từ lâu đã được biết đến với các công dụng tốt cho hệ tiêu hóa, giảm ốm nghén, buồn nôn, đau bụng… . Vì vậy, nếu mẹ bị ợ nóng, có thể ngậm một lát gừng tươi, ăn kẹo gừng hoặc uống trà gừng để cảm thấy dễ chịu hơn.

1 cốc trà gừng ấm có thể làm mẹ bầu cảm thấy dễ chịu hơn
1 cốc trà gừng ấm có thể làm mẹ bầu cảm thấy dễ chịu hơn

Uống nhiều nước

Nước rất cần thiết đối với cơ thể. Đặc biệt khi mang thai, mẹ nên bổ sung 2 – 2,5 lít nước mỗi ngày để hệ tiêu hóa làm việc tốt hơn. Bên cạnh đó cũng đem lại những lợi ích khác đến sức khỏe. 

Việc uống nước cũng là cách giúp mẹ bầu giảm ợ nóng, ợ hơi, hỗ trợ tiêu hóa thức ăn dễ dàng hơn.

Không nằm ngay sau khi ăn

Sau khi ăn, mẹ nên ngồi nghỉ ngơi, đi dạo, vận động nhẹ nhàng thay vì nằm ngay sau khi ăn. Việc nằm hay cúi người sẽ khiến mẹ cảm thấy khó chịu và khiến acid dạ dày dễ trào ngược lên thực quản, gây ợ hơi, ợ nóng.

Mặc đồ rộng rãi, thoải mái

Chứng trào ngược dạ dày thực quản có thể nặng hơn nếu như mẹ mặc quần áo bó sát hoặc quá chật. Nếu mẹ thường xuyên bị ợ nóng, hãy tránh xa quần áo bó sát, khó chịu. Mẹ nên ưu tiên lựa chọn những bộ đồ rộng rãi, chất liệu mềm mại để cảm thấy thoải mái hơn.

Hạn chế ăn đêm

Mẹ bầu có nhu cầu dinh dưỡng cao hơn bình thường nên nhanh cảm thấy đói. Mẹ có thể ăn đêm nhưng chỉ ăn nhẹ và ăn trước khi ngủ ít nhất 1 tiếng. Không nên ăn đêm xong đi ngủ luôn vì sẽ gây áp lực lên dạ dày, khiến bạn khó ngủ, khó tiêu và dẫn đến đầy bụng, ợ nóng, ợ hơi.

Kê cao đầu khi ngủ

Khi ngủ, mẹ bầu hãy kê cao phần đầu và ngực. Đây là cách giảm ợ nóng khi mang thai rất hiệu quả, giúp acid dạ dày không bị trào ngược lên thực quản.

Ngoài ợ nóng, khi mang thai, mẹ sẽ gặp nhiều vấn đề khác nữa như đau lưng, khó thở, kén ăn… Những tình trạng này hết sức bình thường, sẽ hết sau một thời gian nên mẹ không cần quá lo lắng. Hãy ăn uống đủ chất, giữ tinh thần vui vẻ, lạc quan. Đặc biệt mẹ nên khám thai, làm các xét nghiệm, sàng lọc trước sinh đầy đủ để đảm bảo thai nhi luôn phát triển khỏe mạnh.

Trên đây là những thông tin về chứng ợ nóng khi mang thai. Nếu cần những tư vấn, mẹ hãy liên hệ đến hotline 1900 1984 để được tư vấn nhé!

Bệnh viện Quốc tế DoLifeĐịa chỉ: Tầng 2, Tòa nhà Suced, 108 Nguyễn Hoàng, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Hotline: 1900 1984

Website: dolifehospital.vn

Email: info@dolifehospital.vn

FanpageBệnh viện Quốc tế Dolife

Từ khóa:

Bài viết liên quan

Người bệnh u nang buồng trứng cần ăn uống theo chế độ nào?

Người bệnh u nang buồng trứng cần ăn uống theo chế độ nào?

Một chế độ ăn uống phù hợp có thể giúp thuyên giảm bệnh u nang buồng trứng. Vậy người mắc bệnh u nang buồng trứng cần có lưu ý gì trong chế độ ăn uống? Cùng tìm hiểu thông qua bài biết dưới đây nhé! U nang buồng trứng là bệnh gì? U nang buồng […]

Chăm sóc bà bầu 3 tháng đầu cần lưu ý gì?

Chăm sóc bà bầu 3 tháng đầu cần lưu ý gì?

3 tháng đầu thai kỳ là giai đoạn vàng cho thai nhi hình thành và phát triển. Do đó, trong giai đoạn này, mẹ cần đặc biệt lưu ý đến chế độ dinh dưỡng hàng ngày. Dưới đây là cẩm nang chăm sóc bà bầu 3 tháng đầu các mẹ có thể tham khảo.  “Nằm […]

Biến chứng tiền sản giật: Chớ chủ quan – Nguy hiểm khôn lường! 

Biến chứng tiền sản giật: Chớ chủ quan – Nguy hiểm khôn lường! 

Tiền sản giật là hội chứng thai nghén toàn thân phổ biến, xảy ra 3 tháng cuối thai kỳ. Vậy biến chứng tiền sản giật là gì, dấu hiệu nhận biết bệnh? Hãy cùng tìm hiểu những thông tin về tiền sản giật thông qua bài viết dưới đây mẹ nhé! Tìm hiểu khái quát […]

Đẻ mổ xong có được uống mật ong không?

Đẻ mổ xong có được uống mật ong không?

Sau sinh, đặc biệt là sinh mổ, sản phụ phải chú ý quan tâm đến sức khỏe để nhanh chóng phục hồi. Chế độ dinh dưỡng là một trong những yếu tố quan trọng giúp sản phụ nhanh chóng lấy lại sức khỏe. Liệu bạn đã biết về việc sử dụng mật ong sau đẻ […]