Viêm khớp nhiễm khuẩn: Dấu hiệu và điều trị

21/03/2024
Tác giả: Ngọc Mỹ
Chia sẻ

Viêm khớp nhiễm khuẩn là tình trạng nhiễm trùng gây đau đớn nghiêm trọng, có thể gây ra nhiều biến chứng nặng nề. Bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh và người lớn tuổi với các dấu hiệu đặc trưng riêng. Tìm hiểu chi tiết về bệnh lý này qua bài viết!

Tổng quan về viêm khớp nhiễm khuẩn

Viêm khớp nhiễm khuẩn là gì?

Viêm khớp nhiễm khuẩn (viêm khớp nhiễm trùng hay nhiễm trùng khớp) là tình trạng nhiễm trùng trong khớp do sự xâm nhập của vi khuẩn nội khớp, gây sưng tấy, đau khớp.  

Nhiễm trùng khớp ít khi xảy ra ở nhiều khớp cùng một lúc. Nhiễm trùng khớp thường xuất hiện ở các khớp như: khớp gối, khớp cổ tay, khớp khuỷu tay, khớp hông, khớp mắt cá chân, khớp vai.

Viêm khớp nhiễm khuẩn nếu không được điều trị phù hợp có thể tiến triển và gây hủy hoại khớp, ở các trường hợp nghiêm trọng, người bệnh có thể phải phẫu thuật thay khớp.

Nhiễm trùng khớp thường xuất hiện ở khớp gối, khớp cổ tay, khớp khuỷu tay...
Nhiễm trùng khớp thường xuất hiện ở khớp gối, khớp cổ tay, khớp khuỷu tay…

Nguyên nhân

Có nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến tình trạng viêm khớp nhiễm khuẩn như:

– Sự tấn công của các loại virus, vi khuẩn hoặc nấm. Trong đó, vi khuẩn gây bệnh phổ biến nhất là Staphylococcus aureus (tụ cầu khuẩn).

– Cơ thể bị nhiễm trùng (nhiễm trùng da, nhiễm trùng đường tiết niệu) và vi khuẩn qua đường máu, lây lan và tấn công các khớp.

– Vi khuẩn xâm nhập, tấn công vào màng hoạt dịch khớp xương, phá hủy sụn, làm tăng áp lực quanh khớp gây ra các tổn hại tới khớp.

Bên cạnh đó, viêm khớp nhiễm khuẩn thường xảy ra do các yếu tố như:

– Chấn thương

– Mắc các dạng viêm khớp khác

– Hệ miễn dịch yếu, mắc các bệnh lý như tiểu đường, thận, ung thư…

– Người từng cấy ghép khớp nhân tạo

Yếu tố nguy cơ

Có nhiều yếu tố có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng khớp như:

– Người có các bệnh mạn tính như: viêm xương khớp, gút, viêm khớp dạng thấp, lupus hay từng bị chấn thương khớp, thay khớp nhân tạo, phẫu thuật khớp.

– Người có dùng thuốc điều trị viêm khớp dạng thấp khiến hệ miễn dịch bị ứng chế, tăng nguy cơ nhiễm trùng khớp.

– Người có hệ thống miễn dịch yếu, mắc bệnh tiểu đường hay các vấn đề về gan, thận.

– Người bị chấn thương khớp, bị động vật cắn hoặc có vết thương tác động đến khớp.

– …

Có Thể Sử Dụng Kháng Sinh Điều Trị Viêm Khớp Nhiễm Khuẩn Không? - PKĐK Tâm Bình An

Dấu hiệu viêm khớp nhiễm khuẩn

Triệu chứng

Khi bị viêm khớp nhiễm khuẩn, người bệnh cảm nhận rõ sự khó chịu và khó khăn khi sử dụng vùng khớp bị ảnh hưởng như:

– Vùng da quanh khớp sưng, đỏ

– Khu vực khớp bị ảnh hưởng có tình trạng ấm, nóng

– Đau khớp, đặc biệt là khi di chuyển khớp

Bên cạnh đó, người bệnh sẽ xuất hiện các triệu chứng kèm theo như:

– Sốt

– Ăn không ngon

– Tim đập nhanh

– Khó chịu, tâm trạng thay đổi

Biến chứng

Nếu không được phát hiện sớm, điều trị phù hợp, viêm khớp nhiễm khuẩn có thể gây ra các biến chứng như:

– Viêm xương khớp

– Biến dạng khớp

– Nhiễm trùng ảnh hưởng tới khớp tay, khớp chân và có thể cần dùng khớp giả để thay thế các khớp bị hỏng.

Điều trị viêm khớp nhiễm khuẩn

Tùy vào tình trạng nhiễm trùng và sức khỏe người bệnh mà sau khi thăm khám xác định bệnh lý, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp với từng bệnh nhân:

Dùng kháng sinh

Gần như các trường hợp viêm khớp nhiễm khuẩn khi được chẩn đoán đều được điều trị sớm bằng kháng sinh. Dựa trên kết quả xét nghiệm cụ thể, bác sĩ sẽ chỉ định loại kháng sinh phù hợp để tiêu diệt các vi khuẩn gây viêm khớp, giúp người bệnh hồi phục sức khỏe.

Trong đó, kháng sinh sẽ được tiêm vào cơ thể qua đường tĩnh mạch để khớp nhanh chóng được nhận thuốc, tiêu diệt vi khuẩn. Sau đó, người bệnh được chỉ định dùng kháng sinh qua đường uống phù hợp.

Thông thường, sau khi sử dụng kháng sinh lần đầu khoảng 8 giờ, các triệu chứng bệnh sẽ dần thuyên giảm. Quá trình điều trị thường kết thúc sau khoảng 2 – 6 tuần.

Trong khi dùng kháng sinh, người bệnh có thể gặp phải một số tác dụng phụ không mong muốn do kháng sinh gây ra như: buồn nôn, nôn, tiêu chảy… nhưng việc này không ảnh hưởng tới sức khỏe người bệnh.

Thoát dịch khớp

Nếu viêm khớp nhiễm khuẩn tiến triển nhanh, tiết nhiều dịch, bác sĩ có thể chỉ định tháo dịch khớp khỏi vùng khớp bị nhiễm trùng cho người bệnh. Việc này giúp loại bỏ vi khuẩn tại khớp, giảm áp lực khớp, đồng thời cung cấp mẫu thử để bác sĩ kiểm tra vi khuẩn. 

Thoát dịch khớp thường được thực hiện bằng phương pháp nội soi.

Phương pháp khác

Ngoài việc dùng kháng sinh, thoát dịch khớp, người bệnh có thể được chỉ định chọc hút dịch khớp hàng ngày. Phương pháp này được thực hiện kéo dài cho đến khi dịch khớp không còn vi khuẩn.

Với trường hợp viêm khớp hông nhiễm trùng, bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật mở để thoát dịch viêm ra ngoài. Để đảm bảo loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn khỏi dịch khớp, phẫu thuật có thể cần thực hiện nhiều lần.

Để kiểm soát tốt nhất tình trạng nhiễm trùng, duy trì chức năng khớp, trong thời gian điều trị, người bệnh được khuyến khích cử động nhẹ nhàng. Việc này giúp ngăn ngừa cứng khớp, yếu cơ và hỗ trợ lưu thông máu và phục hồi tốt hơn.

Khả năng phục hồi của viêm khớp nhiễm khuẩn

Viêm khớp nhiễm khuẩn có thể điều trị dứt điểm nếu người bệnh thăm khám sớm, phát hiện kịp thời và điều trị hiệu quả. Đa phần các trường hợp khi điều trị, các triệu chứng thuyên giảm rõ rệt ngay trong 48 giờ đầu điều trị và biến mất dần theo thời gian khi hoàn thành phác đồ. 

Nếu không được điều trị phù hợp, bệnh có thể khiến khớp bị tổn thương vĩnh viễn, ảnh hưởng tới chức năng cơ thể.

Ngay khi phát hiện các dấu hiệu bất thường của khớp, nghi ngờ viêm khớp nhiễm khuẩn, người bệnh đến Bệnh viện Quốc tế DoLife để được thăm khám, chẩn đoán chính xác và điều trị hiệu quả, tránh biến chứng nguy hiểm!

Lưu ý: Bài viết cung cấp thông tin mang tính chất tham khảo. Bạn đọc vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc Chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Bệnh viện Quốc tế DoLifeĐịa chỉ: Tầng 2, Tòa nhà Suced, 108 Nguyễn Hoàng, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Hotline: 1900 1984

Website: dolifehospital.vn

Email: info@dolifehospital.vn

FanpageBệnh viện Quốc tế Dolife

Từ khóa:

Bài viết liên quan

Cong vẹo cột sống điều trị như thế nào?

Cong vẹo cột sống điều trị như thế nào?

Cong vẹo cột sống là một dị tật khá phổ biến. Nguy hiểm hơn, cong vẹo cột sống đang có xu hướng xuất hiện nhiều ở trẻ em. Nếu không phát hiện và điều trị sớm, căn bệnh này có thể để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng. Thế nào là cong vẹo cột sống? […]

Phục hồi chức năng sau mổ dây chằng chéo trước

Phục hồi chức năng sau mổ dây chằng chéo trước

Phục hồi chức năng sau phẫu thuật dây chằng chéo trước là việc làm cần thiết. Nó quyết định đến thời gian và khả năng hồi phục của dây chằng. Vậy phục hồi chức năng sau mổ dây chằng chéo trước như thế nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết. Vì sao cần tập phục […]

Phẫu thuật thay khớp háng: Những điều cần biết

Phẫu thuật thay khớp háng: Những điều cần biết

Phẫu thuật thay khớp háng là một phẫu thuật chỉnh hình phổ biến, giúp loại bỏ phần khớp háng bị hư hỏng, tổn thương để thay thế bằng khớp nhân tạo, phục hồi khả năng vận động cho người bệnh Phẫu thuật thay khớp háng là gì? Phẫu thuật thay khớp háng là quá trình […]

Phục hồi chức năng sau thay khớp gối: Thông tin cần biết

Phục hồi chức năng sau thay khớp gối: Thông tin cần biết

Phục hồi chức năng sau khi thay khớp gối đóng vai trò quan trọng trong quá trình hồi phục. Tuy nhiên nếu tập không đúng kỹ thuật có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng. Cùng tìm hiểu những thông tin cần lưu ý khi tập phục hồi chức năng sau thay khớp gối […]