Viêm bao hoạt dịch có nguy hiểm không? Điều trị thế nào?

09/03/2024
Tác giả: Trần Chang
Chia sẻ

Viêm bao hoạt dịch là gì? Triệu chứng ra sao? Điều trị bằng phương pháp nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây!

Viêm bao hoạt dịch là gì?

Bao hoạt dịch là một túi nhỏ chứa chất nhầy có tác dụng giảm ma sát giữa xương, gân, cơ và khớp khi di chuyển. Khi dịch này bị tấn công bởi các tác nhân gây hại thì bao hoạt dịch sẽ gây ra tình trạng viêm.

Viêm bao hoạt dịch khớp là tình trạng các chất lỏng trong túi hoạt dịch tụ lại gây viêm nhiễm. Người bệnh sẽ cảm nhận thấy các cơn đau đột ngột hoặc đau dai dẳng, dữ dội tùy mức độ nghiêm trọng. Ngay cả khi điều trị khỏi, bệnh vẫn có xu hướng tái phát trở lại.

Nếu được điều trị đúng cách thì tình trạng viêm bao hoạt dịch có thể khỏi chỉ sau vài tuần. Tuy nhiên, tỷ lệ tái phát của tình trạng này khá cao.

Viêm bao hoạt dịch là một bệnh lý thường ảnh hưởng tới những khớp lớn của cơ thể.

Nguyên nhân gây viêm bao hoạt dịch

Có rất nhiều nguyên nhân gây nên căn bệnh này. Tuy nhiên, các nguyên nhân chủ yếu có thể kể đến như:

– Do bị chấn thương: 

Các khớp khủy tay, khớp gối thường có bao hoạt dịch nằm dưới da. Vì vậy nên khi bị chấn thương sẽ làm cho bao hoạt dịch bị tổn thương và viêm nhiễm;

– Do nghề nghiệp: Những người làm công việc vận động tay nhiều có nguy cơ cao bị viêm bao hoạt dịch. Nguyên nhân đó là do khớp phải hoạt động thường xuyên và chịu nhiều áp lực. Vì thế mà bao hoạt dịch bị tổn thương và gây ra bệnh;

– Do tuổi tác: Tuổi càng cao thì nguy cơ mắc phải bệnh viêm bao hoạt dịch khớp càng lớn. Bởi tuổi tác làm cho xương khớp bị lão hóa và mất đi độ chắc khỏe, dễ bị tổn thương;

– Do bệnh lý: Người bệnh đã và đang mắc phải các bệnh lý như bệnh gout, thấp khớp, tiểu đường… . Đây cũng có thể là nguyên nhân gây ra bệnh viêm bao hoạt dịch khớp.

Triệu chứng của bệnh

Không giống với những loại bệnh lý khác, các triệu chứng cảnh báo của bệnh viêm bao hoạt dịch khớp thường rất dễ để có thể nhận biết được, cụ thể:

– Phần khớp bị sưng đỏ.

– Bệnh nhân có thể sẽ cảm thấy những cơn đau, nhức hoặc bị cứng ở phần khớp. Các cơn đau này có thể sẽ trở nặng hơn khi bệnh nhân đi lại hoặc ấn vào vùng sưng tấy đỏ. 

– Có thể có rất nhiều tiết dịch gây nên tình trạng ứ dịch ở bên trong bao hoạt dịch hoặc cũng có thể làm tràn dịch khớp.

– Nếu những dấu hiệu này xuất hiện ở phần khớp gối thì người bệnh sẽ cảm thấy khó khăn hơn nhiều trong việc di chuyển. Nếu bị viêm bao khớp ở phần cổ tay thì bệnh nhân sẽ cảm thấy việc cầm nắm không còn được đơn giản như trước. 

Viêm bao hoạt dịch có nguy hiểm không?

Khi không được phát hiện sớm và chữa trị đúng cách, người bệnh có thể bị yếu cơ, bại liệt hoặc mắc các bệnh về xương khớp khác.

Bệnh viêm bao hoạt dịch nếu không được điều trị kịp thời thì có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Cụ thể:

Yếu cơ

Tình trạng cứng khớp, đau nhức do sự tăng lên không ngừng của dịch khớp là nguyên nhân làm hoạt động đi lại của người bệnh bị hạn chế. Lâu ngày, khi không vận động hoặc tập thể dục, các bó cơ sẽ bị yếu mềm. Thậm chí một số trường hợp còn bị teo cơ vĩnh viễn.

– Bại liệt, tàn phế

Khi dịch khớp tăng lên không kiểm soát trong thời gian dài, gây tràn dịch khớp, yếu khớp, phá hủy cấu trúc của khớp. Đặc biệt là khớp gối khi xảy ra viêm túi hoạt dịch mà không chữa trị sớm, người bệnh có nguy cơ bị bại liệt rất cao.

– Mắc các bệnh xương khớp khác

Tình trạng viêm bao hoạt dịch khi không được chữa trị sớm và đúng cách, người bệnh có khả năng bị mắc các bệnh xương khớp khác như:

+ Thoái hóa khớp,

+ U nang bao hoạt dịch,

+ Thấp khớp,

+ Viêm khớp…

Phương pháp chẩn đoán

Những phương pháp chẩn đoán bệnh viêm bao hoạt dịch bao gồm: 

– Khám bệnh: Tiến hành thăm khám những triệu chứng viêm vùng bao hoạt dịch cũng như đánh giá các yếu tố nguy cơ gây bệnh.

– X – quang: Loại trừ tình trạng gãy xương.

Siêu âm hoặc cộng hưởng từ (MRI): Đánh giá tình trạng khớp, bao hoạt dịch.

– Cấy dịch: Lấy dịch từ bao hoạt dịch để đánh giá nguyên nhân gây bệnh.

– Xét nghiệm máu: Đánh giá tình trạng viêm hoặc căn nguyên gây bệnh.

Khi xuất hiện đau vùng khớp nên đến các cơ sở y tế để được thăm khám

Phương pháp điều trị

Mặc dù tình trạng viêm bao hoạt dịch có thể tự khỏi nhưng trong một số trường hợp bác sĩ cần phải tiến hành điều trị với các biện pháp như:

– Chườm lạnh: sử dụng khăn bọc đá hoặc các túi chườm lạnh để giảm tình trạng viêm. Lưu ý, không nên dùng đá chườm trực tiếp lên vết thương.

– Thuốc: sử dụng thuốc giảm đau như paracetamol, ibuprofen.

– Vật lý trị liệu: để cường sức mạnh của cơ bắp.

– Tiêm corticosteroid: tiêm trực tiếp vào bao hoạt dịch giúp giảm viêm và giảm đau nhanh chóng.

– Phẫu thuật: dùng để dẫn lưu dịch nếu dịch ở bao quá nhiều.

Biện pháp phòng ngừa

Để hạn chế nguy cơ mắc bệnh viêm bao hoạt dịch, bạn nên thực hiện những biện pháp như:

– Sử dụng các biện pháp bảo vệ khớp như đệm đầu gối, khuỷu tay.

– Nâng vật nặng đúng cách.

– Hạn chế nâng vật nặng.

– Nghỉ ngơi và làm việc hợp lý.

– Duy trì cân nặng phù hợp với BMI dao động trong khoảng 18 – 22 kg/m2.

Trên đây là những thông tin về bệnh viêm bao hoạt dịch. Tuy là một căn bệnh không quá nguy hiểm, nhưng nếu không được điều trị thì bệnh có thể dẫn tới nhiều biến chứng. Vì vậy, khi thấy xuất hiện những dấu hiệu của bệnh thì bạn hãy thăm khám ở những cơ sở uy tín. Việc điều trị sớm có thể giúp khỏi bệnh nhanh và hạn chế các tổn thương có thể xảy ra. Liên hệ hotline 1900 1984 để được tư vấn và đặt lịch khám.

Bệnh viện Quốc tế DoLife

Địa chỉ: Tầng 2, Tòa nhà Suced, 108 Nguyễn Hoàng, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Hotline: 1900 1984

Website: dolifehospital.vn

Email: info@dolifehospital.vn

FanpageBệnh viện Quốc tế Dolife

 

Từ khóa:

Bài viết liên quan

Tại sao mẹ bầu cần khám đường huyết thai kỳ?

Tại sao mẹ bầu cần khám đường huyết thai kỳ?

Khám đường huyết thai kì là một xét nghiệm mẹ cần thực hiện trong tuần thai từ 24 – 28. Vậy tại sao mẹ bầu cần khám đường huyết thai kì? Hãy cùng DoLife tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé! Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ là gì?  Khám đường huyết thai kỳ hay […]

Cách sơ cứu người bị ngạt khí do hỏa hoạn

Cách sơ cứu người bị ngạt khí do hỏa hoạn

Ngạt khí, ngạt khói là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến gây tử vong cho nạn nhân của các vụ hỏa hoạn. Có rất nhiều loại khí độc được sinh ra từ khói của đám cháy như CO, CO2, amoniac, axit hữu cơ…, Những loại khí này gây ngạt và nhiễm độc khí […]

Dấu hiệu sốt xuất huyết ở trẻ là gì? Điều trị ra sao?

Dấu hiệu sốt xuất huyết ở trẻ là gì? Điều trị ra sao?

Sốt xuất huyết nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của trẻ. Vậy sốt xuất huyết có biểu hiện như thế nào? Điều trị ra sao? Cùng tìm hiểu qua bài viết! Sốt xuất huyết là bệnh gì? Sốt xuất huyết là bệnh truyền […]

Đái dầm ở trẻ: Có cần đến gặp bác sĩ?

Đái dầm ở trẻ: Có cần đến gặp bác sĩ?

Đái dầm là hiện tượng sinh lý thường xảy ra đối với trẻ dưới 6 tuổi . Ở tuổi này, ban đêm hoặc buổi trưa chỉ đơn giản là việc kiểm soát bàng quang có thể chữa được hình thành. Nhưng nếu hiện tượng này xảy ra khi trẻ đã lên tuổi dậy thì, vị […]