Trẻ bị nôn, không sốt, không đi ngoài thì có nguy hiểm không?

28/05/2024
Tác giả: Trần Chang
Chia sẻ

Nhiều bố mẹ cảm thấy lo lắng, lúng túng khi thấy con không sốt, không đi ngoài nhưng lại bị nôn. Vậy tình trạng này có nguy hiểm không? Xử lý như thế nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây!

Nguyên nhân khiến trẻ bị nôn nhiều

Khi trẻ bị nôn, không sốt, không đi ngoài thì đây có thể là dấu hiệu của một loạt các vấn đề sức khỏe. Những nguyên nhân phổ biến gây ra hiện tượng này thường là:

Trẻ nôn do viêm dạ dày, ruột 

Viêm dạ dày ruột là một trong những nguyên nhân phổ biến khiến trẻ bị nôn mửa, đau bụng. Tình trạng này còn được gọi là cúm dạ dày. Cúm dạ dày thường do virus như rota virus hoặc norovirus hoặc cũng có thể do vi khuẩn từ thực phẩm chưa được nấu chín hay quá hạn gây ra. Một số ít trường hợp viêm dạ dày ruột gây nôn mửa ở trẻ có thể do ký sinh trùng gây ra. Ban đầu khi bị cúm dạ dày, trẻ có thể chỉ bị nôn trớ, nôn mửa liên tục, ồ ạt. Nếu tình trạng này kéo dài cũng có thể tiến triển thêm sốt và tiêu chảy

Trẻ nôn trớ là một trong những biểu hiện cảnh báo sức khỏe của trẻ gặp vấn đề

Ngộ độc hoặc dị ứng với thực phẩm 

Trẻ bị nôn không sốt không đi ngoài có thể là phản ứng của ngộ độc thực phẩm hoặc dị ứng với thức ăn. Sữa, trứng, cá, hải sản, đậu phộng, vừng, đậu nành, lúa mì… là những tác nhân gây dị ứng phổ biến. 

Bệnh thường khởi phát ngay sau khi trẻ ăn phải thức ăn không đảm bảo vệ sinh hoặc thức ăn gây dị ứng. Nếu trẻ bị nôn mửa liên tục do ngộ độc thức ăn thường không sốt. Có thể có hoặc không có tình trạng tiêu chảy kèm theo.  Ngoài ra, trẻ nhỏ có thể biểu hiện quấy khóc vì khó chịu, bụng chướng. Trẻ lớn có thể than đau bụng, hay nổi mề đay dị ứng kèm ngứa.

Các nguyên nhân khác

Nhiễm trùng đường tiết niệu

Nếu trẻ sốt cao trong vài ngày và thỉnh thoảng có kèm theo nôn ói, đi tiểu thấy đau rát hoặc nước tiểu của trẻ có mùi khó chịu thì phụ huynh cần cân nhắc nguyên nhân này.

Tắc ruột

Bệnh lý này xuất hiện khi ruột của trẻ bị tắc. Tuy đây là tình trạng hiếm gặp nhưng bệnh rất nguy hiểm và cần được xử lý cấp cứu càng sớm càng tốt. Triệu chứng then chốt của tắc ruột đó là đau bụng dữ dội. Nếu trẻ chỉ đau bụng vừa hoặc không đau thì không nghĩ nhiều đến nguyên nhân do tắc ruột.

Các triệu chứng tắc ruột bao gồm: 

– Đau bụng đột ngột, dữ dội, liên tục hoặc từng cơn;

– Trẻ bị nôn ra mật xanh vàng, thường là nôn vọt (không bắt buộc);

– Trẻ không kèm theo triệu chứng đi đại tiện;

– Da dẻ nhợt nhạt, vã mồ hôi;

– Tình trạng bệnh ngày càng xấu đi.

Lồng ruột

Trẻ dưới 4 tuổi bỗng nhiên bị nôn ói, không sốt nhưng không muốn uống, bị đau bụng không đi tiêu được có thể là biểu hiện của lồng ruột và cần được điều trị cấp cứu. Biểu hiện đi kèm đó là:

– Bé thường co chân về phía bụng,

– Người nhợt nhạt,

– Có thể có máu trong phân,

Đi ngoài phân lỏng.

Trẻ thường co chân về phía bụng có thể là dấu hiệu cảnh báo trẻ bị lồng ruột

Hẹp phì đại môn vị

Đối với một số ít trường hợp, nếu bé từ 3-5 tuần tuổi đột nhiên bắt đầu nôn dữ dội, nhiều lần. Lúc này bố mẹ cần cảnh giác với chứng hẹp phì đại môn vị (phần cuối của dạ dày – nơi nối với tá tràng). Trẻ sẽ lặp đi lặp lại chu kỳ bú – nôn – đói và thường không sốt.

Trào ngược dạ dày thực quản

Bé bú mẹ hay bị trớ, ói hoặc có dấu hiệu kích thích muốn ói nhưng không ói được. Lúc này nhiều khả năng bé bị trào ngược dạ dày thực quản. Một số trường hợp trẻ trớ sữa nhiều và mạnh.

Trẻ nôn nhiều, không sốt, không đi ngoài có nguy hiểm không?

Nhiều bố mẹ thường lúng túng khi thấy con bị nôn liên tục, nhất là các bé còn nhỏ. Theo các chuyên gia nhi khoa, đa phần các trường hợp trẻ bị nôn, không sốt, không đi ngoài thường không gây hại cho con. Tuy nhiên nôn mửa chính là phản xạ để trẻ tống khứ những tạp chất gây hại ra khỏi cơ thể. Và nó cũng là biểu hiện phản ánh sức khỏe của con đang gặp vấn đề.

Khi nào cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ?

Nếu trẻ bị nôn liên tục và có bất kỳ triệu chứng nào sau đây, bạn nên nhanh chóng đưa con đi khám: 

– Bụng chướng hoặc sờ mềm nhưng ấn đau

– Cứng cổ, có hoặc không có dấu hiệu sợ ánh sáng 

– Sốt cao 

– Chất nôn có lẫn máu hoặc đi ngoài phân có máu

– Chất nôn có màu xanh lá cây 

– Nôn vào buổi sáng sớm 

– Thóp phồng (ở trẻ  sơ sinh và trẻ nhỏ) 

– Nôn không ngừng 

Thường xuyên cho trẻ rửa tay với xà phòng để loại bỏ vi khuẩn

Trẻ nôn, không sốt, không đi ngoài xử lý thế nào?

Phần lớn những đợt trẻ bị nôn không sốt không đi ngoài có thể được điều trị tại nhà. Miễn là trẻ không bị mất nước và tỉnh táo, vui vẻ chơi đùa. Tuy nhiên, nếu trẻ dưới 6 tháng tuổi bị nôn liên tục nghi ngờ viêm dạ dày ruột bố mẹ cần nhanh chóng đi con đi khám. 

Điều quan trọng khi chăm sóc con bị nôn mửa liên tục tại nhà là bố mẹ cần bù nước và khoáng chất đầy đủ cho bé. Ngoài ra, bố mẹ cũng cần lưu ý: 

– Tăng lượng sữa mẹ cho trẻ bú mẹ. Nếu trẻ bị nôn trớ, hãy cho trẻ tạm ngưng khoảng 5-10 phút trước khi tiếp tục bú sữa sau đó. Mẹ có thể cho bé bú theo nhu cầu. Hoặc chia nhiều cử nhỏ để bú với lượng ít hơn thông thường một chút. 

– Trẻ bú bình nên được tiếp tục sữa công thức theo nhu cầu hằng ngày giống như trẻ bú mẹ. Có thể bổ sung thêm dung dịch điện giải bù qua đường uống.

– Trẻ lớn hơn nên khuyến khích bổ sung nước (nước lọc, dung dịch điện giải ORS…).

– Các giải pháp bù nước đường uống được khuyến cáo áp dụng cho trẻ bị nôn mửa hoặc tiêu chảy thường xuyên. 

– Không nên cho trẻ uống đồ uống có nhiều đường như đồ uống thể thao, nước chanh hay nước ngọt. Những thức uống này có thể khiến trẻ mất nước trầm trọng hơn. 

– Không tự ý cho trẻ uống thuốc chống tiêu chảy hoặc thuốc chống nôn. 

– Cho trẻ nghỉ ngơi nhiều hơn để nhanh chóng lấy lại sức. 

Hy vọng bài viết trên đã cung cấp những thông tin hữu ích về tình trạng trẻ bị nôn nhiều, không sốt, không đi ngoài có nguy hiểm không? Nếu có những thắc mắc cần giải đáp, bố mẹ hãy gọi đến hotline 1900 1984 để được tư vấn và hỗ trợ.

Bệnh viện Quốc tế DoLife

Địa chỉ: Tầng 2, Tòa nhà Suced, 108 Nguyễn Hoàng, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Hotline: 1900 1984

Website: dolifehospital.vn

Email: info@dolifehospital.vn

FanpageBệnh viện Quốc tế Dolife

 

Từ khóa:

Bài viết liên quan

Hội chứng Reye: Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa

Hội chứng Reye: Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa

Hội chứng Reye tuy hiếm gặp nhưng rất nguy hiểm, thường xuất hiện ở trẻ em và thanh thiếu niên. Nếu không được điều trị kịp thời sẽ có nguy có tử vong. Tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng qua bài viết sau Hội chứng Reye là gì? Hội chứng Reye là một tình trạng […]

Phòng ngừa bệnh tay chân miệng

Phòng ngừa bệnh tay chân miệng

Bệnh tay chân miệng luôn là nỗi lo lắng hàng đầu đối với các bậc phụ huynh. Hiện nay vẫn chưa có vắc-xin phòng ngừa, tuy nhiên, ba mẹ vẫn có thể chủ động phòng bệnh. Ba mẹ theo dõi bài sau để tìm hiểu cách phòng bệnh tay chân miệng cho con. Tổng quan […]

Viêm phổi ở trẻ em: Khi nào trẻ cần nhập viện?

Viêm phổi ở trẻ em: Khi nào trẻ cần nhập viện?

Viêm phổi ở trẻ là tình trạng viêm phổi do vi khuẩn, vi-rút gây ra. Vậy viêm phổi có phải là bệnh nguy hiểm? Khi nào ba mẹ nên cho con nhập viện tránh những biến chứng? Ba mẹ cùng tìm hiểu theo bài viết sau. Viêm phổi ở trẻ là gì Viêm phổi ở […]

Viêm phế quản ở trẻ em: Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị

Viêm phế quản ở trẻ em: Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị

Thời tiết thay đổi thất thường có thể khiến trẻ bị viêm phế quản cấp tính. Bài viết dưới đây sẽ giúp ba mẹ nắm những thông tin cần thiết, đề phòng biến chứng nguy hiểm. Viêm phế quản ở trẻ em là gì? Viêm phế quản là tình trạng viêm phế quản, đường dẫn […]