Các phương pháp xét nghiệm ADN khi mang thai có thể cho độ chính xác từ 98%. Xét nghiệm này giúp xác định mối quan hệ cha con giữa người bố và thai nhi và mẹ bầu có thể thực hiện từ tuần thai thứ 8.
Xét nghiệm ADN khi mang thai là gì?
Xét nghiệm ADN là xét nghiệm nhằm xác định mối quan hệ huyết thống dựa trên việc phân tích, giải mã trình tự sắp xếp gen. Bộ gen người gồm 23 cặp nhiễm sắc thể. Trong đó, con cái được thừa hưởng 23 nhiễm sắc thể từ bố (tình trùng) và 23 nhiễm sắc thể từ mẹ (trứng). Việc sử dụng các marker ADN trên nhiễm sắc thể sẽ giúp xác định gen di truyền từ người bố đến cơ thể con.
Để xác định mối quan hệ huyết thống, trình tự sắp xếp gen của con sẽ được đối chiếu với trình tự sắp xếp gen của người cha giả định. Xét nghiệm này có thể được thực hiện ngay từ tuần thứ 8 – 10 của thai kỳ.
Xét nghiệm ADN mang thai là vấn đề nhạy cảm bởi không chỉ những rủi ro phải đối mặt mà còn liên quan đến cả đạo đức. Kết quả xét nghiệm nếu không như mong đợi có thể dẫn đến nhiều vấn đề về tâm lý, thậm chí mẹ bầu có thể đi đến quyết định dừng thai kỳ.
Hiện đa số các bác sĩ thường từ chối thực hiện xét nghiệm ADN cha con khi mang thai. Xét nghiệm chỉ được tiến hành với trường hợp cần xác định danh tính của cha. Bởi vậy, mẹ bầu cần trao đổi kỹ với bác sĩ bà người giám hộ để cân nhắc các vấn đề liên quan, đồng thời được tư vấn cụ thể các loại xét nghiệm trước khi tiến hành xét nghiệm ADN khi mang thai.
Các phương pháp xét nghiệm ADN khi mang thai
Mẹ bầu có thể lựa chọn 1 trong 3 phương pháp xét nghiệm ADN khi mang thai:
– Chọc ối
– Sinh thiết gai nhau
– Xét nghiệm không xâm lấn
Mỗi phương pháp đều có ưu nhược điểm riêng. Tùy vào tình trạng sức khỏe, tuổi thai và nhu cầu thực hiện mà mẹ bầu có thể lựa chọn phương pháp phù hợp.
Chọc ối
Nước ối xuất hiện từ ngày thứ 12 của thai kỳ và là môi trường dinh dưỡng nuôi dưỡng thai nhi. Thai nhi bắt đầu có sự tái hấp thụ nước ối từ tuần thứ 16. Từ quá trình trao đổi này, dịch nước ối sẽ lẫn các tế bào của thai nhi. Nhờ vậy mà phương pháp chọc ối có thể xác định ADN cha con khi mang thai.
Chọc ối là phương pháp xét nghiệm ADN xâm lấn, có thể tiến hành từ tuần 16 – 22 của thai kỳ. Nước ối sẽ được lấy khoảng 15 – 30ml qua đường thành bụng bằng một 1 cây kim rất nhỏ. Lượng nước ối được lấy ra không đáng kể và cơ thể sẽ tự tái tạo lại lượng đã mất để không ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi. Sau khi chọc ối, một số thai phụ sẽ cảm thấy đau bụng nhẹ và cần được nghỉ ngơi.
Mẫu nước ối sau khi được lấy ra ra sẽ được mang đi xét nghiệm. Thông thường, kết quả sẽ có sau 2 – 4 ngày.
Vì là xét nghiệm xâm lấn nên chọc ối tiềm ẩn những nguy cơ nhất định tới sức khỏe mẹ bầu và thai nhi. Tỷ lệ sảy thai khi thực hiện chọc ối là 1/500. Ngoài ra, một số nguy cơ khác mẹ có thể phải đối mặt như: rò rỉ nước ối gây nhiễm trùng tử cung, sinh non…
Sinh thiết gai nhau
Tương tự như chọc ối, sinh thiết gai nhau là phương pháp xâm lấn. Trong đó, mẫu gai nhau từ tử cung được lấy bằng cách dùng kim hoặc ống thông qua đường bụng. Khi thực hiện sinh thiết gai nhau, để giảm bớt căng thẳng và giảm đau, sản phụ sẽ được gây tê. Sau khi lấy mẫu, sản phụ có thể xuất hiện tình trạng xuất huyết âm đạo nhẹ.
Phương pháp này thường được thực hiện ở tuần thai 11 – 13 và kết quả thường có sau 2 – 4 ngày. Vì thực hiện xâm lấn nên sinh thiết gai nhau có thể ảnh hưởng tới sức khỏe mẹ và bé. Trong đó, tỉ lệ sảy thai khi thực hiện phương pháp này lên tới 1/500.
Xét nghiệm ADN trước sinh không xâm lấn
So với các phương pháp can thiệp xâm lấn như chọc ối và sinh thiết gai nhau, xét nghiệm ADN trước sinh không xâm lấn là phương pháp an toàn hơn cho cả mẹ và bé.
Để thực hiện phương pháp này, mẹ bầu sẽ được lấy máu ngoại vi, người cha giả định được lấy máu rồi mang đi xét nghiệm ADN để xác định mối quan hệ cha con.
Xét nghiệm có thể được thực hiện từ tuần thứ 10 của thai kỳ và cho kết quả tốt nhất khi thực hiện vào tuần thứ 12. Xét nghiệm không xâm lấn không gây ra bất kỳ rủi ro nào cho cả mẹ và bé, dễ thực hiện và cho kết quả chính xác.
Xét nghiệm huyết thống trước sinh có nguy hiểm không?
Tùy vào thời gian lấy mẫu, chất lượng mẫu và điều kiện bảo quản mà độ chính xác của kết quả xét nghiệm có thể bị ảnh hưởng. Trong điều kiện lý tưởng, xét nghiệm huyết thống trước sinh cho độ chính xác cao.
Xét nghiệm ADN khi mang thai bằng phương pháp không xâm lấn không chỉ an toàn cho mẹ và bé mà còn cho kết quả chính xác lên tới 99%.
Các phương pháp chọc ối và sinh thiết gai nhau còn cho độ chính xác cao hơn. Tuy nhiên, nguy cơ rủi ro ở hai phương pháp này đồng thời cũng cao hơn nên thường không được khuyến khích thực hiện. Đặc biệt, khi nhóm máu của người mẹ là Rh- thì rủi ro lại càng tăng cao. Cả mẹ bầu và thai nhi đều có thể đối mặt với những nguy hiểm khó lường nếu thực hiện xét nghiệm.
Mẹ bầu lưu ý không nên thực hiện xét nghiệm ADN thai nhi khi thai kỳ chưa bước sang tuần thứ 8. Bởi làm xét nghiệm trong thời gian này không những có tỷ lệ chính xác không cao mà còn có thể ảnh hưởng tới mẹ và bé.
Ngoài ra, mẫu ADN được thu theo đúng quy trình thủ tục tố tụng, kết quả xét nghiệm ADN huyết thống có thể xác lập được mối quan hệ cha con hợp pháp.
Hi vọng qua bài viết mẹ bầu đã có thêm thông tin về việc thực hiện xét nghiệm ADN khi mang thai. Bởi tính nhạy cảm, mẹ nên cân nhắc thật kỹ trước khi quyết định tiến hành xét nghiệm. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì, mẹ liên hệ ngay tới hotline 1900 1984 của DoLife để được hỗ trợ trực tiếp nhé!
Bài viết liên quan
Viêm loét dạ dày tá tràng ở trẻ em: Nguyên nhân và cách điều trị
Viêm loét dạ dày tá tràng là căn bệnh không chỉ phổ biến ở người lớn mà hiện nay có rất nhiều trẻ em cũng mắc phải. Căn bệnh này khiến trẻ đau đớn, khó chịu, chán ăn, chậm lớn,…cùng những biếm chứng nguy hiểm khác. Vì vậy, bố mẹ cần tìm hiểu nguyên nhân, […]
Phụ nữ cho con bú có cấy que tránh thai được không?
Phụ phụ nữ đang cho con bú cấy que tránh thai được không và có gây ảnh hưởng gì đến em bé hay không là vấn đề nhiều người thắc mắc? Cùng đọc bài viết để có câu trả lời nhé! Cấy que tránh thai là gì? Que cấy tránh thai là một thiết bị […]
Tại sao mẹ bầu cần khám đường huyết thai kỳ?
Khám đường huyết thai kì là một xét nghiệm mẹ cần thực hiện trong tuần thai từ 24 – 28. Vậy tại sao mẹ bầu cần khám đường huyết thai kì? Hãy cùng DoLife tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé! Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ là gì? Khám đường huyết thai kỳ hay […]
Cách sơ cứu người bị ngạt khí do hỏa hoạn
Ngạt khí, ngạt khói là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến gây tử vong cho nạn nhân của các vụ hỏa hoạn. Có rất nhiều loại khí độc được sinh ra từ khói của đám cháy như CO, CO2, amoniac, axit hữu cơ…, Những loại khí này gây ngạt và nhiễm độc khí […]