Tìm hiểu chi tiết các bước trong quá trình đẻ mổ – Liệu mẹ đã sẵn sàng?

03/08/2023
Tác giả: Ngọc Mỹ
Chia sẻ

Tại Việt Nam, tỷ lệ sinh mổ dần tăng lên theo các năm. Bên cạnh nguyên nhân khách quan thì một phần lớn là do ngày càng nhiều mẹ bầu lựa chọn sinh mổ chủ động. Vậy quá trình đẻ mổ được diễn ra theo các bước như thế nào?

Tìm hiểu về các hình thức đẻ mổ (sinh mổ) 

Khác với việc sinh thường, đưa thai nhi ra bên ngoài qua đường âm đạo, sinh mổ sử dụng phương pháp phẫu thuật để đưa bé ra khỏi cơ thể mẹ. 

Thông thường, sinh mổ sẽ được chỉ định với các trường hợp khi sinh thường qua âm đạo không an toàn cho mẹ hoặc/và thai nhi. Một số trường hợp khi chuyển dạ gặp các triệu chứng bất ngờ, mẹ bầu cũng sẽ được chỉ định đẻ mổ khẩn cấp. Bên cạnh đó, đẻ mổ chủ động cũng có thể được thực hiện nếu mẹ bầu có đủ sức khỏe.

Sinh mổ cấp cứu là gì?

Sinh mổ cấp cứu thường được tiến hành khi mẹ cuộc chuyển dạ của mẹ bị ảnh hưởng bởi nhiều biến chứng bất thường như: suy thai, đứt mạch máu màng rau, rau bong non… Ngay sau khi phát hiện vấn đề, để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé, sản phụ cần được sinh mổ càng sớm càng tốt.

Sinh mổ chủ động là gì?

Sinh mổ chủ động là hình thức đẻ mổ có sự chuẩn bị trước. Khi đó, thai phụ được khám, chỉ định mổ từ trước khi chuyển dạ. Lịch mổ này thường được lên cụ thể từ sự thống nhất thời gian giữa bác sĩ và sản phụ.

Đẻ mổ chủ động thường được thực hiện khi thai kỳ đạt từ 39 tuần tuổi. Trước khi sinh, thai phụ được làm đầy đủ các xét nghiệm và chuẩn bị các thủ tục mổ để đảm bảo độ an toàn cao nhất cho cuộc sinh nở.

Sinh mổ diễn ra trong thời gian bao lâu?

Nếu như thời gian sinh thường có thể ngắn dài khác nhau tùy thuộc vào độ mở tử cung, cơn co của người mẹ thì khi sinh mổ, thời gian từ khi chuẩn bị đến khi đón bé chào đời thường diễn ra trong khoảng 30 phút. Bởi mọi quy trình đều đã cố định nên nếu không có bất thường xảy ra thì thời gian sinh mổ thường khá nhanh.

Nếu chỉ tính riêng thời gian từ khi bác sĩ bắt đầu rạch bụng mẹ rồi đưa bé ra ngoài và khâu lại vết thương thì ca mổ chỉ kéo dài từ 5 – 7 phút.

Nếu không phải là sinh đẻ cấp cứu, sản phụ sẽ được giải thích, hướng dẫn kỹ càng về quy trình mổ đẻ, từ đó có sự chuẩn bị tâm lý tốt nhất. Như vậy, với một ca mổ suôn sẻ, thời gian sinh đẻ khá ngắn.

Quá trình đẻ mổ diễn ra theo các bước như thế nào?

Có thể chia quá trình đẻ mổ thành 2 phần: đưa thai nhi ra khỏi tử cung và khâu lại vết mổ (đóng tử cung và ổ bụng). Trong quá trình đó, bác sĩ cần cẩn trọng để tránh va chạm, gây tổn thương đến các cơ quan khác đồng thời thao tác đúng, đảm bảo thời gian mổ không bị kéo dài.

Quy trình đẻ mổ được diễn ra theo trình tự các bước:

Bước 1: Gây tê tủy sống

– Sản phụ được đưa vào phòng mổ, nằm lên bàn mổ và thực hiện sát khuẩn. 

– Điều dưỡng thực hiện sát khuẩn vùng lưng và gây tê tủy sống cho mẹ bầu để giúp sản phụ giảm đau trong quá trình phẫu thuật.

Gây tê tủy sống giúp giảm cơn đau cho mẹ khi sinh đẻ
Gây tê tủy sống giúp giảm cơn đau cho mẹ khi sinh đẻ

Bước 2: Đặt ống thông tiểu

– Ống dẫn tiểu sẽ được đặt vào sản phụ để làm sạch bàng quang, sát khuẩn, làm sạch vùng kín.

Bước 3: Phẫu thuật để lấy thai

– Bác sĩ thử phản ứng ở sản phụ để đảm bảo thuốc tê đã có tác dụng.

– Bác sĩ rạch đường ngang khoảng 10cm ở phần bụng dưới của mẹ bầu, lần lượt theo thứ tự: lớp da – lớp mô – tử cung

Bước 4: Đón thai nhi ra ngoài

– Sau khi mở bụng, bác sĩ tiến hành đón bé ra khỏi buồng tử cung. Sau đó, thực hiện cắt dây rốn cho bé rồi lau sạch gây trên người con. 

– Quá trình đón bé ra ngoài được thực hiện và theo dõi sát sao bởi ê kíp gồm: bác sĩ Sản, bác sĩ Nhi, điều dưỡng viên…

Bước 5: Khâu vết mổ cho mẹ

– Ngay sau khi thai nhi được đưa ra ngoài và cắt dây rốn, bác sĩ tiến hành vệ sinh, lấy toàn bộ bánh nhau ra khỏi cơ thể mẹ sau đó và khâu vết mổ lại.

Bước 6: Kiểm tra tổng quát, chăm sóc bé sơ sinh

– Trong khi bác sĩ đang khâu vết mổ cho mẹ, bé được đưa tới khu vực chăm sóc sơ sinh trong phòng mổ. Ở đó, bé được kiểm tra tổng quát các chỉ số, lau sạch người, quấn khăn và đem đi cân.

Bước 7: Thực hiện da kề da mẹ và bé

– Sau khi bé được khám tổng quát, các nữ hộ sinh sẽ đưa bé đến bên mẹ để thực hiện da kề da. Phương pháp này mang lại nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe của cả mẹ và bé, đồng thời tăng sự gắn kết mẹ – con.

– Thời gian thực hiện da kề da sẽ được chỉ định tùy theo điều kiện sức khỏe của mẹ và bé.

– Sau khi hoàn thành chăm sóc, mẹ và bé được đưa về phòng hậu phẫu để theo dõi sức khỏe. Khi ổn định, sản phụ và trẻ sơ sinh sẽ được đưa về phòng lưu viện.

Lưu ý sau sinh quá trình đẻ mổ mẹ nhất định phải biết

Sau sinh mổ, cơ thể người mẹ cần 6 – 8 tuần để có thể phục hồi. Để tránh gây tổn thương vết mổ, bảo vệ sức khỏe sau đẻ mổ, sản phụ lưu ý:

– Không nền nằm quá lâu để tránh dính vết mổ. Đồng thời, mẹ cũng không nên vận động quá mạnh. Từ ngày thứ 3 sau khi phẫu thuật, mẹ phải thay đổi tập ngồi, tập đứng, đi lại.

– Ngày đầu tiên sau mổ, mẹ chỉ nên uống nước lọc, ăn cháo cho đến khi có thể xì hơi được. Từ ngày thứ 2, mẹ có thể ăn uống bình thường. Lưu ý, tăng cường các thực phẩm giàu đạm, canxi, vitamin và khoáng chất để hồi phục sức khỏe, có sữa cho con bú.

– An dưỡng, nghỉ ngơi tốt, cung cấp đủ năng lượng và dinh dưỡng để cơ thể phục hồi.

– Trong thời gian ở cữ, mẹ tránh tiếp xúc với đồ lạnh (nước lanh, thức ăn lạnh…)

– Chú ý chăm sóc, vệ sinh vết thương để tránh nhiễm trùng.

Nhìn chung, tùy theo tình trạng sức khỏe và hoàn cảnh cá nhân mà mẹ có thể được chỉ định/ lựa chọn sinh mổ hay sinh thường. Quá trình sinh mổ được diễn ra theo các bước khoa học cùng thời gian hợp lý dưới sự theo dõi sát sao và hỗ trợ trực tiếp từ ekip bác sĩ sản khoa, nhi khoa, hộ sinh giàu kinh nghiệm.

Tại DoLife, sản phụ đi sinh không khác gì đi nghỉ dưỡng, bởi tất cả đã có DoLife lo từ A tới Z. Liên hệ tới hotline 1900 1984 để được tư vấn, hỗ trợ ngay!

 

Từ khóa:

Bài viết liên quan

Chửa trứng: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Chửa trứng: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Chửa trứng là bệnh gì? Có nguy hiểm không? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị ra sao? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây. Chửa trứng là bệnh gì? Chửa trứng còn được gọi là thai trứng hoặc bệnh tro bào (molar pregnancy) là một biến chứng hiếm gặp của thai kỳ. […]

Những dấu hiệu quai bị thai kỳ mẹ không nên bỏ qua 

Những dấu hiệu quai bị thai kỳ mẹ không nên bỏ qua 

Quai bị là bệnh lý phổ biến đối với trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ từ 5 đến 15 tuổi. Tuy nhiên, ở một số trường hợp khác, kể cả phụ nữ có thai cũng có thể bị quai bị thai kỳ. Mắc quai bị khi mang thai đôi khi có thể dẫn đến nhiều […]

Các mốc khám thai giúp phát hiện dị tật thai nhi

Các mốc khám thai giúp phát hiện dị tật thai nhi

Khám thai định kỳ ở những mốc quan trọng không chỉ giúp theo dõi được sự phát triển, mà còn giúp phát hiện các dị tật bất thường của thai nhi. Vậy có những mốc khám thai quan trọng nào mẹ bầu cần lưu ý. Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây! Vì sao […]

Canxi hóa bánh nhau có nguy hiểm không?

Canxi hóa bánh nhau có nguy hiểm không?

Canxi hóa bánh nhau thông thường sẽ thể hiện sự trường thành của thai nhi. Tuy nhiên, cũng có trường hợp bánh nhau trưởng thành sớm hơn tuổi thai. Vậy điều này có nguy hiểm không? Cùng tìm hiểu qua bài viết. Canxi hóa bánh nhau là gì? Canxi hóa bánh nhau hay còn gọi […]