Tiêu chảy cấp do virus rota: Dấu hiệu và cách điều trị

29/05/2024
Tác giả: Lam Thanh
Chia sẻ

Virus rota là nguyên nhân hàng đầu gây tiêu chảy cấp ở trẻ em trên toàn thế giới (Theo Trung tâm kiểm soát bệnh dịch). Triệu chứng của bệnh thường xảy ra rất đột ngột dẫn đến tình trạng thiếu nước cũng như rối loạn điện giải có thể đe dọa đến tính mạng của trẻ. Việc nhận biết dấu hiệu bệnh vô cùng quan trọng để ba mẹ xử trí kịp thời. Cùng đọc bài viết sau để hiểu hơn ba mẹ nhé!

Tiêu chảy cấp do virus rota là gì?

Tiêu chảy cấp do virus rota là gì

Tiêu chảy cấp do virus Rota là nguyên nhân phổ biến nhất gây tiêu chảy nặng ở trẻ nhỏ trên toàn thế giới. Hầu hết các bé theo độ tuổi 2 hoặc 3 đều bị bệnh lý này ít nhất 1 lần.

Virus Rota là một chủng virus dạng vòng, có 7 nhóm A, B, C, D, E, F và G, trong đó chỉ có nhóm A, B, C gây bệnh cho người. Nhóm A hay gặp nhất, gây ra hầu hết các vụ dịch tiêu chảy nặng ở trẻ em, nhóm B và C thường gây các vụ dịch quy mô nhỏ, hay gặp ở tuổi thiếu niên và người trưởng thành.

Virus Rota có khả năng sống lâu trong môi trường nước nên khả năng lây nhiễm rất cao. Chúng tấn công nhanh vào hệ tiêu hóa còn non nớt của trẻ, gây tiêu chảy nặng, mất nước và tử vong nếu không điều trị kịp thời.

Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới, bệnh xảy ra nhiều nhất ở trẻ em dưới 5 tuổi. Ở các nước đang phát triển, hàng năm có khoảng trên 125 triệu ca tiêu chảy do virus Rota ở trẻ em dưới 5 tuổi.

Tiêm phòng vắc xin có thể giúp ngăn ngừa nhiễm trùng rotavirus ở trẻ sơ sinh. Đối với trẻ lớn và người lớn – những người không có khả năng phát triển các triệu chứng nghiêm trọng của rotavirus – rửa tay thường xuyên là dòng tốt nhất của phòng bệnh.

Triệu chứng tiêu chảy cấp do virus rota

Trẻ khi bị nhiễm Rotavirus có thời gian ủ bệnh khoảng 2 ngày trước khi các triệu chứng rõ ràng xuất hiện. Thường thì người bệnh sẽ có các dấu hiệu sau: 

  • Sốt: Nhiệt độ ở mức 39,4 độ C hoặc cao hơn.
  • Nôn mửa: Đây là dấu hiệu đầu tiên, trẻ nôn mửa rất nhiều trước tiêu chảy khoảng 6-12 giờ và có thể kéo dài 2-3 ngày, triệu chứng này sẽ giảm dần trước khi tiêu chảy xuất hiện.
  • Tiêu chảy: Trẻ đi phân lỏng nhiều nước thường có màu xanh và chứa nhầy nhớt dễ nhận biết. Đối với trẻ sơ sinh thường đi ngoài phân lỏng khoảng 20 lần/ngày và đối với trẻ từ 1 – 5 tuổi thường đi trên 10 lần trong ngày.
  • Mất nước: Cơ thể mất nước thường khiến cho trẻ khát nước, môi khô, lưỡi khô, da khô,… Khi nhận thấy các dấu hiệu này, bố mẹ cần bổ sung nước ngày cho trẻ để bù lại lượng nước đã mất do đi ngoài. Nên bổ sung nước khoáng hoặc nước có chứa thành phần muối dành cho trẻ bị tiêu chảy để tránh dẫn đến tình trạng mất nước, mất muối dễ gây tử vong nếu không được bù nước kịp lúc.
  • Dấu hiệu kèm theo có thể xuất hiện sau tiêu chảy là sốt cao, ho, sổ mũi,…
Triệu chứng tiêu chảy do virus rota

Virus rota có nguy cơ lấy truyền không?

Virus rota có lây không?

Tiêu chảy cấp do Rotavirus lây lan rất nhanh, chủ yếu qua con đường phân – miệng và tay – miệng. Virus Rota có thể sống trên các bề mặt tiếp xúc như đồ chơi, mặt bàn ghế, tay vịn, trong nước hoặc trên da. Trẻ dễ bị nhiễm virus Rota khi tiếp xúc với nguồn phân của những người đang bị nhiễm. Trẻ em cũng thường bị nhiễm virus Rota qua bàn tay bị nhiễm bẩn của mình. Khi trẻ cầm nắm đồ chơi hoặc chạm tay vào các bề mặt có virus rồi đưa tay lên miệng, virus sẽ dễ dàng xâm nhập vào đường tiêu hóa của trẻ và gây bệnh.

Trẻ nhiễm virus Rota đào thải một lượng siêu vi rất lớn. Mỗi 1ml phân của một trẻ bị tiêu chảy cấp do Rotavirus có thể chứa hơn 10.000 tỷ Rotavirus, trong khi chỉ cần chưa đến 10 virus này là đủ để lây bệnh cho con người.

Phương pháp điều trị 

Hiện nay vẫn chưa có phương pháp điều trị triệt để bệnh lý tiêu chảy cấp do virus rota. Kháng sinh không có tác dụng đối với việc điều trị  Thông thường, tình trạng tiêu chảy cấp do virus rota sẽ chấm dứt trong 3-8 ngày, điều mà bố mẹ nên quan tâm hàng đầu là việc mất nước ở trẻ. 

Để ngăn việc mất nước ở trẻ, người nhà cần cho trẻ bổ sung nhiều nước, chất điện giải bằng cách sử dụng nước đun sôi để nguội và kết hợp với gói điện giải Oresol. Nên cho trẻ ăn thức ăn lỏng, không dầu mỡ, dễ tiêu như cháo loãng, nước canh súp, nước canh.rau,… Có thể cho trẻ uống nước khoáng nhưng không được uống nước có ga. 

Có thể cho trẻ sử dụng thuốc tiêu chảy để theo dõi thêm tình trạng trong 24 giờ. Khi trẻ có các dấu hiệu của mất nước nghiêm trọng như lòng bàn tay, chân lạnh, mắt trũng sâu, lờ đờ, thở gấp, da xuất hiện đốm đỏ li ti, không phản xạ khi bố mẹ gọi,… thì cần đưa trẻ đến bệnh viện để được truyền dịch hồi phục cũng như thực hiện các xét nghiệm điều trị tiêu chảy Rota kịp thời.

Cách phòng ngừa bệnh tiêu chảy do virus rota

Để giảm thiểu sự lây lan của rotavirus, rửa tay kỹ và thường xuyên – đặc biệt là sau khi đi vệ sinh, thay tã cho con hoặc giúp con sử dụng nhà vệ sinh. Nhưng thậm chí nghiêm ngặt rửa tay không cung cấp bất kỳ sự bảo đảm.

Hiện nay cách hiệu quả nhất để phòng ngừa bệnh tiêu chảy cấp do Rotavirus là vắc xin. Vì bệnh thường gặp và nặng nhất ở trẻ rất nhỏ nên trẻ cần được uống vắc xin phòng bệnh càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, đây là loại vắc xin uống ngừa được tiêu chảy cấp gây ra do Rotavirus, trong khi đó bệnh tiêu chảy có rất nhiều tác nhân khác gây ra. Do đó, sau khi cho trẻ uống vắc xin, phụ huynh cũng nên tuân thủ quy tắc vệ sinh như ăn chín, uống sôi, rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh…

Để đặt lịch thăm khám, điều trị cho trẻ, ba mẹ có thể truy cập website hoặc liên hệ trực tiếp đến Hotline: 1900 1984

Bệnh viện Quốc tế DoLife

Địa chỉ: Tầng 2, Tòa nhà Suced, 108 Nguyễn Hoàng, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Hotline: 1900 1984

Website: dolifehospital.vn

Email: info@dolifehospital.vn

FanpageBệnh viện Quốc tế Dolife

Từ khóa:

Bài viết liên quan

Đau ruột thừa: Triệu chứng đặc trưng và cách giảm đau hiệu quả

Đau ruột thừa: Triệu chứng đặc trưng và cách giảm đau hiệu quả

Đau ruột thừa là bệnh lý phổ biến và có thể là dấu hiệu cảnh báo tình trạng cấp tính ở ruột thừa, có thể diễn tiến nghiêm trọng, nếu không được điều trị kịp thời có thể để lại hệ quả khó lường, ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe và tính mạng người […]

Viêm loét dạ dày tá tràng : Nguyên nhân, triệu chứng và cách chẩn đoán

Viêm loét dạ dày tá tràng : Nguyên nhân, triệu chứng và cách chẩn đoán

Viêm loét dạ dày tá tràng phổ biến ở độ tuổi 30-50, bệnh có thể tái phát và có thể phát triển thành bệnh mãn tính. Vì vậy việc nắm thông tin về nguyên nhân, triệu chứng rất quan trọng. Theo dõi bài viết để tìm hiểu thêm. Bệnh viêm loét dạ dày tá tràng […]

Trào ngược dạ dày: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Trào ngược dạ dày: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Trào ngược dạ dày là bệnh lý thường gặp ở mọi lứa tuổi. Vậy trào ngược dạ dày có nguy hiểm không? Điều trị như thế nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây! Trào ngược dạ dày là bệnh gì? Trào ngược dạ dày hay Gastroesophageal Reflux Disease (GERD) là tình trạng dịch […]

Polyp dạ dày: Dấu hiệu và cách điều trị

Polyp dạ dày: Dấu hiệu và cách điều trị

Polyp dạ dày thường có ít hoặc không có dấu hiệu cụ thể. Hầu hết các khối u đều lành tính, không gây nguy hiểm cho sức khỏe. Nhưng vẫn có nguy cơ tiền triển thành ung thư, nên việc tìm hiểu dấu hiệu vô cùng quan trọng. Polyp dạ dày là gì? Polyp dạ […]