Thoái hóa tinh bột hiếm khi xảy ra nhưng lại là tình trạng vô cùng nguy hiểm, gây suy giảm chức năng và phá hủy các cơ quan trong cơ thể, thậm chí gây tử vong cho người bệnh.
Tìm hiểu chi tiết về căn bệnh này qua bài viết bên dưới!
Tổng quan về tình trạng thoái hóa tinh bột
Thoái hóa tinh bột là gì?
Thoái hóa tinh bột (Amyloidosis) là một bệnh hiếm gặp gây phá hủy các mô/ bộ phận trong cơ thể do tăng và lắng đọng quá nhiều protein amyloid. Đây là một căn bệnh “phổ rộng”, tác động đến toàn thân, từ da đến phổi, bàng quang… Bệnh cũng tiềm ẩn các nguy cơ liên quan với các bệnh ung thư, đặc biệt là ung thư máu.
Về cơ bản, thoái hóa tinh bột là một nhóm các tình trạng bất thường, đặc trưng bởi sự lắng đọng ngoài tế bào bởi các sợi fibrin không hòa tan. Các sợi fibrin này có cấu tạo từ các protein bị kết tập sai – tích tụ một cách khư trú, gây ra các triệu chứng trên nhiều cơ quan, suy đa tạng nghiêm trọng.
Amyloidosis có thể là tiên phát hoặc thứ phát sau các bệnh truyền nhiễm, viêm hay ác tính.
Phân loại thoái hóa tinh bột
Thoái hóa tinh bột có nhiều loại khác nhau, trong đó phổ biến là:
– Amyloidosis chuỗi nhẹ: Protein Amyloid tích tụ trong các mô
Đây là dạng thoái hóa tinh bột phổ biến nhất. Bệnh liên quan đến rối loạn tế bào bạch cầu gây ảnh hưởng đến khả năng sản xuất các kháng thể, globulin miễn dịch. Các chuỗi protein bị sai lệch nhẹ, sản xuất quá mức gây lắng đọng ở các mô, từ đó phá hủy một hay nhiều bộ phận (dây thần kinh, tim, thận, hệ tiêu hóa…).
– Amyloidosis tự miễn dịch (Amyloidosis viêm/ Amyloidosis thứ cấp)
Protein amyloid tích tụ trong các mô và có liên hệ với một số bệnh mạn tính (lao, viêm ruột, tiểu đường, viêm khớp dạng thấp…). Theo một số chuyên gia, bệnh có thể liên quan đến lão hóa.
– Amyloidosis gia đình/ di truyền
Đây là dạng bệnh hiếm gặp, liên quan đến sự di truyền giữa các thế hệ trong một gia đình. Protein gây thoái hóa tinh bột di truyền từ bố mẹ sang con có thể gây ra các vấn đề liên quan đến tim, mắt hay hội chứng ống cổ tay.
– Amyloidosis do lọc máu
Protein amyloid bất thường có trong gân, khớp gây cứng, tràn dịch khớp. Thông thường, bệnh có liên quan đến người bệnh chạy thận nhân tạo dài hạn.
Biểu hiện khi mắc thoái hóa tinh bột
Thoái hóa tinh bột có thể gây ảnh hưởng tới bất kỳ vùng nào trên cơ thể với các triệu chứng khác nhau tùy theo lượng protein amyloid tăng lặng động tại mỗi cơ quan.
Tại hệ hô hấp
Protein amyloid lắng đọng tại mũi, xoang mũi, khí quản, thanh quản… gây tắc nghẽn đường ống dẫn khí, cản trở hô hấp. Ở những người bệnh bị suy tim, tình trạng tràn dịch màng phổi có thể xuất hiện.
Tại hệ thần kinh
Thoái hóa tinh bột thường không phổ biến ở hệ thần kinh. Tuy nhiên, khi xuất hiện, bệnh gây ra nhiều hệ quả nghiêm trọng.
Tại các chi
Amyloidosis ở chân gây ra tình trạng ngứa ngáy, tê bì, khó chịu, tuy nhiên không đau. Nếu kéo dài, người bệnh có thể mất cảm giác vận động ở chân và lan rộng đến các chi trên.
Tại hệ tiêu hóa
Amyloidosis tại đường tiêu hóa sẽ ảnh hưởng đến nhu động ruột ở ruột non, ruột già… khiến người bệnh khó hấp thu. Ruột xuất hiện tình trạng chảy máu, lở loét. Khi tác động đến dạ dày, bệnh làm giảm khả năng tiêu hóa thức ăn, đường tiêu hóa bị tắc nghẽn.
Nếu protein amyloid lắng đọng nhiều ở lưỡi, người bệnh mất khả năng cảm nhận vị giác, việc xử lý thức ăn rắn cũng gặp nhiều khó khăn do lưỡi bị phì đại.
Tại tim
Protein amyloid lắng đọng tại tim gây dày thành tâm thất, dẫn đến suy tim.
Tại thận
Tùy theo mức độ và giai đoạn bệnh mà các biểu hiện ở thận có thể nặng nhẹ khác nhau. Trong đó, biểu hiện điển hình nhất là protein niệu. Người bệnh cũng có thể bị thận hư nếu không được điều trị kịp thời.
Tại gan và lá lách
Thoái hóa tinh bột thường ít gây triệu chứng ở gan và lá lách. Dấu hiệu điển hình nhất là tình trạng gan to và cứng, lách to.
Tại xương và khớp xương
Bệnh thường gây viêm khớp do protein lắng đọng nhiều bên trong, ảnh hưởng tới lớp niêm mạc, sụn khớp, màng hoạt dịch và chất nhờn trong ổ khớp.
Chẩn đoán thoái hóa tinh bột
Thoái hóa tinh bột khó để nhận biết qua những triệu chứng thể hiện bên ngoài. Để chẩn đoán chính xác, người bệnh cần được chẩn đoán lâm sàng, kiểm tra bệnh sử và kiểm tra sinh thiết các cơ quan có liên quan:
– Thăm hỏi về triệu chứng biểu hiện và tiền sử bệnh lý để hỗ trợ chẩn đoán.
– Làm các xét nghiệm hỗ trợ:
+ Sinh thiết: Phân tích mẫu mô từ tim, gan, thận, thần kinh, mỡ bụng…
+ Chọc hút và tinh thiết tủy xương
+ Siêu âm tim để kiểm tra tình trạng và hình thái tim
+ Xét nghiệm máu và nước tiểu để đánh giá lượng protein amyloid và kiểm tra chức năng gan, tuyến giáp.
Điều trị thoái hóa tinh bột
Không có phương pháp cụ thể nào trong việc điều trị thoái hóa tinh bột. Việc điều trị hiện nay cần dựa trên từng vị trí và tình trạng bệnh.
Khi bệnh tiến triển nặng, các phương pháp có thể được áp dụng như:
– Hóa trị để tiêu diệt, ngăn chặn tích tự protein amyloid gây thoái hóa.
– Ghép tế bào gốc ngoại vi
Cùng với đó, người bệnh được bổ sung các các loại giúp giảm đau, cân bằng nhịp tim, hỗ trợ điều trị nhằm đạt hiệu quả tốt nhất.
Trên đây là những thông tin chung về thoái hóa tinh bột. Nếu bạn cần được hỗ trợ giải đáp hoặc cung cấp thêm thông tin khám chữa bệnh, liên hệ ngay tới hotline 1900 1984 của DoLife để được hỗ trợ sớm nhất!
Lưu ý: Bài viết cung cấp thông tin mang tính chất tham khảo. Bạn đọc vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc Chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.
Bệnh viện Quốc tế DoLifeĐịa chỉ: Tầng 2, Tòa nhà Suced, 108 Nguyễn Hoàng, Nam Từ Liêm, Hà NộiHotline: 1900 1984
Website: dolifehospital.vn Email: info@dolifehospital.vn Fanpage: Bệnh viện Quốc tế Dolife |
Bài viết liên quan
Giang mai: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng ngừa
Giang mai là một trong những căn bệnh lây truyền qua đường tình dục rất nguy hiểm. Bệnh gây nên hậu quả nặng nề, nếu không được điều trị kịp thời. Vây bệnh giang mai là gì? Dấu hiệu nhận biết ra sao? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây. Giang mai là bệnh […]
Viêm ruột thừa: Cách chẩn đoán và điều trị
Viêm ruột thừa là tình trạng thường gặp trong bệnh lý ngoại khoa ổ bụng. Vậy nguyên nhân, cách chẩn đoán cũng như điều trị bệnh thế nào, cùng tìm hiểu nhé! Tổng quan về viêm ruột thừa Trước tiên, cần hiêu rõ định nghĩa về ruột thừa. Ruột thừa là ống mỏng nối với […]
Niêm mạc tử cung mỏng có thai được không?
Niêm mạc tử cung mỏng có thai được không là câu hỏi của rất nhiều chị em phụ nữ. Cùng DoLife tìm câu trả lời qua bài viết dưới đây! Niêm mạc tử cung là gì? Niêm mạc tử cung, hay còn gọi là nội mạc tử cung, là lớp màng nhầy lót bên trong […]
Bướu giáp lan tỏa lành tính có nguy hiểm không?
Bướu giáp lan tỏa lành tính là bệnh gì? Có nguy hiểm không? Triệu chứng điển hình ra sao? Điều trị thế nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây! Bướu giáp lan tỏa lành tính là bệnh gì? Bướu giáp lan tỏa lành tính hay còn gọi là bướu giáp đơn thuần hoặc […]