Tê lưỡi: Dấu hiệu cảnh báo bệnh lý nguy hiểm?

25/12/2023
Tác giả: Ngọc Mỹ
Chia sẻ

Tê lưỡi là tình trạng khá phổ biến, nhiều người từng gặp phải. Bên cạnh ảnh hưởng từ việc ăn uống, lưỡi có thể xuất hiện tình trạng tê một cách đột ngột, mơ hồ. Liệu đây có phải là triệu chứng của bệnh lý nào không? Tìm hiểu chi tiết ngay trong bài viết!

Thông tin tổng quan về lưỡi

Lưỡi là cơ quan cảm thụ vị giác nằm trong khoang miệng. Trên bề mặt lưỡi chứa nhiều gai cảm nhận vị giác giúp con người cảm nhận được mùi vị. Lưỡi gồm 2 nhóm cơ:

– 4 cơ bên trong: không gắn với xương, có khả năng thay đổi hình dạng của lưỡi.

– 4 cơ bên ngoài: gắn với xương, được ghép nối thay đổi vị trí lưỡi.

Thông thường, người trưởng thành có lưỡi dài khoảng 10cm và nặng khoảng 70g với nam và 60g với nữ.

4 chức năng quan trọng của lưỡi là: nói, nếm, nhai, nuốt. Lưỡi cử động nhịp nhàng, phối hợp cùng vòm miệng, môi, răng để tạo ra âm thanh, tiếng nói. Lưỡi cũng giúp giữ thức ăn, nhai, nuốt và đưa thức ăn xuống dạ dày. Lưỡi tổn thương sẽ ảnh hưởng tới nhiều chức năng và bộ phận khác của cơ thể.

Cấu tạo của lưỡi
Cấu tạo của lưỡi

Tê lưỡi là tình trạng lưỡi sưng, rát khiến ăn không ngon. Tê lưỡi có thể là do phản ứng dị ứng khi ăn hoặc do ảnh hưởng bệnh lý như: hạ calci máu, nhiễm trùng do vi khuẩn (mắc bệnh Lymes…), bệnh lý liên quan đến hệ thần kinh…

Các triệu chứng thường đi kèm với tê lưỡi

Đa phần các trường hợp, tê lưỡi thường đi kèm các triệu chứng như:

– Thay đổi hoặc mất vị giác.

– Khô miệng, dễ khát.

– Lưỡi, miệng có cảm giác tê ngứa rần rần như kiến bò.

– Miệng cảm giác có vị đắng hoặc vị kim loại.

– Rát lưỡi, cảm giác như có kim châm.

– Lưỡi có thể sưng tấy.

– Vùng mặt có thể xuất hiện tình trạng đau.

Các triệu chứng này thường là tạm thời, xuất hiện đột ngột vào các thời điểm khác nhau trong ngày. Cảm giác khó chịu thường xuất hiện khi ăn uống hay ăn đồ ăn cay nóng.

Thực tế, tê lưỡi thường mang tính chủ quan, không gây tổn thương thực thể cho khoang miệng. Tình trạng này có thể tự biến mất mà không gây biến chứng. Tuy nhiên, nếu lưỡi thường xuyên bị tê kéo dài, người bệnh không nên chủ quan mà cần thăm khám bác sĩ ngay để được chẩn đoán xác định nguyên nhân và có biện pháp chăm sóc phù hợp.

Nguyên nhân gây tê lưỡi

Tê lưỡi thường có nguyên nhân từ những kích thích quá mức lên dây thần kinh và mạch máu nhỏ ở lưỡi hoặc do chấn thương. 

Nguyên nhân nguyên phát

Tê lưỡi do nguyên phát (nhiệt miệng…) thường có thể tự khỏi hoàn toàn sau một vài ngày. Lưỡi cũng không bị những tổn thương thực thể và không gây nguy hiểm. 

Nguyên nhân thứ phát 

Tê lưỡi nếu kéo dài kèm thêm các triệu chứng bất thường vị giác hoặc tiêu hóa thì có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý. Đây có thể là tín hiệu cho những bất thường sức khỏe tiềm ẩn, cần được thăm khám ngay để tránh nguy cơ biến chứng.

Tê lưỡi có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm

Lưỡi chứa các dây thần kinh và mặt máu nhỏ có liên quan đến mặt và não. Bởi vậy, các tổn thương thần kinh có thể gây ra cảm giác tê ở lưỡi. 

Tê lưỡi có thể liên quan tới tổn thương thần kinh
Tê lưỡi có thể liên quan tới tổn thương thần kinh

Một số bệnh lý có thể liên quan đến tê lưỡi như:

Phản ứng viêm 

Một trong những tác nhân đầu tiên gây tê lưỡi chính là dị ứng. Dị ứng có thể xảy ra khi lưỡi tiếp xúc với thực phẩm/ hóa chất không phù hợp với cơ thể, khiến lưỡi phát ra các dấu hiệu như: sưng, ngứa, tê rát.

Bên cạnh đó, các bệnh thần kinh tự miễn cũng có thể gây ra các phản ứng quá mức của hệ miễn dịch, gây tê lưỡi. Trong đó, các bệnh lý liên quan như: đa xơ cứng, lupus ban đỏ…

Các bệnh nhiễm khuẩn cũng có thể liên quan đến tình trạng tê lưỡi như: Lyme, zona thần kinh… Tê có thể lan rộng ra đến vùng quanh miệng.

Mất cân bằng chuyển hóa, dinh dưỡng

Tê lưỡi có thể liên quan đến sự thiếu hụt các vitamin cần thiết như: vitamin B12, vitamin D hoặc do tiêu thụ quá nhiều vitamin B6 (chứa trong gia cầm, đậu xanh, cá, chuối…).

Hạ canxi máu là tình trạng thường gặp nhất trong mất cân bằng khoáng chất. Hạ canxi máu thường gây ra ngứa và tê râm ran vùng miệng.

Một số bệnh lý như đái tháo đường, suy giáp… cũng có thể tiềm ẩn nguy cơ rối loạn chuyển hóa, ảnh hưởng tới hoạt động của thần kinh gây tê lưỡi.

Tổn thương hệ thần kinh 

Trong một số trường hợp đặc biệt, tê lưỡi có thể là dấu hiệu cảnh báo tổn thương thần kinh trung ương như: đau nửa đầu, đột quỵ… 

Đặc biệt, tê đầu lưỡi là tín hiệu của đột quỵ thường xuất hiện ở nhóm người béo phì, hút thuốc và mắc bệnh tim mạch.

Ngoài ra, triệu chứng tê đầu lưỡi cũng có thể xuất hiện ở những người đang gặp vấn đề tâm lý trong thời gian dài như: căng thẳng, rối loạn lo âu, trầm cảm… hay mắc các bệnh thần kinh như: chấn thương não, u não, thoái hóa não…

Biện pháp khắc phục tê lưỡi

Với trường hợp tê lưỡi không liên quan đến bệnh lý, tình trạng này có thể khắc phục bằng một số biện pháp đơn giản như:

– Bổ sung thực phẩm giàu kẽm, vitamin C và vitamin A.

– Súc miệng với nước muối sinh lý hoặc dung dịch Chlorhexidine gluconate 0,2%.

Có thể cải thiện tình trạng tê lưỡi qua chế độ dinh dưỡng
Có thể cải thiện tình trạng tê lưỡi qua chế độ dinh dưỡng

Với các trường hợp tê lưỡi kèm viêm nhiễm, người bệnh cần được thăm khám và điều trị phù hợp. Một số loại thuốc bổ trợ có thể được kê đơn trong điều trị như:

– Kháng sinh với trường hợp nhiễm khuẩn.

– Thuốc kháng nấm nếu nhiễm nấm.

– Thuốc kháng virus.

Corticoid dạng bôi để tăng khả năng kháng viêm.

– …

Thuốc cần theo đúng kê đơn của bác sĩ, không được tự ý sử dụng.

Trên đây là những thông tin chung về tê lưỡi. Nếu bạn cần được hỗ trợ giải đáp hoặc cung cấp thêm thông tin khám chữa bệnh, liên hệ ngay tới hotline 1900 1984 của DoLife để được hỗ trợ sớm nhất!

Lưu ý: Bài viết cung cấp thông tin  mang tính chất tham khảo. Bạn đọc vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc Chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Bệnh viện Quốc tế DoLife

Địa chỉ: Tầng 2, Tòa nhà Suced, 108 Nguyễn Hoàng, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Hotline: 1900 1984

Website: dolifehospital.vn

Email: info@dolifehospital.vn

FanpageBệnh viện Quốc tế Dolife

Từ khóa:

Bài viết liên quan

Giang mai: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng ngừa

Giang mai: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng ngừa

Giang mai là một trong những căn bệnh lây truyền qua đường tình dục rất nguy hiểm. Bệnh gây nên hậu quả nặng nề, nếu không được điều trị kịp thời. Vây bệnh giang mai là gì? Dấu hiệu nhận biết ra sao? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây. Giang mai là bệnh […]

Viêm Amidan khi nào cần cắt?

Viêm Amidan khi nào cần cắt?

Viêm amidan là bệnh lý phổ biến với tỷ lệ mắc trên toàn thế giới là 27%.  Bệnh có thể xuất hiện ở bất kỳ đối tượng nào, nhưng phổ biến nhất vẫn là ở trẻ nhỏ.  Viêm amidan có nên cắt và khi nào cần cắt? Tìm hiểu chi tiết ngay trong bài viết […]

Trật khuỷu tay: Những điều cần lưu ý ngay!

Trật khuỷu tay: Những điều cần lưu ý ngay!

Trật khớp khuỷu tay là một chấn thương phổ biến có thể gặp ở bất kỳ đối tượng nào. Nếu không được điều trị kịp thời, người bệnh có thể gặp các biến chứng về thần kinh, mạch máu, suy giảm khả năng vận động, thậm chí là tàn tật. Tổng quan về trật khuỷu […]

Zona thần kinh: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

Zona thần kinh: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

Zona thần kinh là bệnh viêm da do virus. Bệnh gây những biểu hiện như đau, rát, tê, ngứa,… ở vùng da bị tổn thương. Việc hiểu rõ về bệnh sẽ giúp bạn tìm được phương pháp điều trị đúng đắn để nhanh hồi phục. Zona thần kinh là bệnh gì? Bệnh zona thần kinh […]