Tê bì tay chân điều trị như thế nào?

22/12/2023
Tác giả: Trần Chang
Chia sẻ

Tê bì chân tay là một tình trạng khá phổ biến ở mọi lứa tuổi. Tuy nhiên nếu tình trạng này xảy ra thường xuyên thì có nguy hiểm không? Điều trị như thế nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Tê bì chân tay là bệnh gì?

Tê bì chân tay là tình trạng tay hoặc chân có cảm giác khó chịu, mất cảm giác, có khi lại đau đớn tùy theo tình trạng của từng người. Nguyên nhân là do các dây thần kinh đang phải chịu áp lực và bị chèn ép. 

Hiện tượng này không quá nguy hiểm nhưng phải điều trị sớm. Nếu không sẽ gặp khó khăn trong việc cử động tay và khả năng di chuyển của bệnh nhân.

Tê bì chân tay là một triệu chứng phổ biến, có thể gặp từ người già đến người trẻ.

Triệu chứng của tê bì chân tay

Triệu chứng khi bị tê bì có thể xuất hiện kéo dài liên tục hoặc từng đợt với các biểu hiện như sau:

– Nhột; 

– Ngứa ran, nóng ran;

– Ngứa;

– Cảm giác kiến bò dưới da;

– Chuột rút ở tay chân.

Nếu có bất kỳ triệu chứng nào nêu trên xảy ra, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe.

Biến chứng khi chân tay bị tê thường xuyên

Do tình trạng tê bì thường diễn ra nhanh và nhẹ, nên nhiều người chủ quan không chịu đi khám. Vì vậy tình trạng này có thể sẽ gây ra những biến chứng như: 

– Đau nhức thường xuyên, tê buốt cả người khiến người bệnh mất ăn, mất ngủ, ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ.

– Vận động, đi lại, mọi việc trong sinh hoạt đều bị ảnh hưởng không nhỏ

– Nếu không được điều trị có thể dẫn đến các biến chứng: liệt chi, teo cơ, đại tiểu tiện không tự chủ…

– Có thể diễn tiến xấu thành các khối u, ung thư gây chèn ép hệ thần kinh thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.

Các dấu hiệu khởi phát ban đầu của tê chân tay thường rất nhẹ: tê các đầu ngón tay, châm chích, dị cảm, kiến bò, chuột rút, nhức mỏi… Do đó mà người bệnh rất dễ chủ quan.

Nguyên nhân gây bệnh

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng tê bì chân tay. Các nguyên nhân điển hình có thể kể đến như:

Thoát vị đĩa đệm

Đây chính là nguyên nhân tê bì phổ biến nhất, thường xuất hiện ở vị trí thắt lưng và cột sống cổ. Bệnh này là do phần nhân nhầy bị tràn ra khỏi bao xơ điawx đệm và gây chèn ép lên thần kinh cột sống, sau đó làm cho cánh tay cùng hai chân bị tê bì, gây ảnh hưởng đến sự vận động của cơ thể. 

Thoái hóa cột sống

Đa số đều xảy ra khi thời tiết thay đổi hoặc khi về đêm, căn bệnh này làm cho đốt sống và sụn khớp bị bào mòn, cọ xát với rễ thân kinh làm bệnh nhân cảm thấy tê bì và đau nhức vùng cổ, sau đó lan dần xuống cả hai tay hoặc tê từ vùng thắt lưng xuống hai chân. 

Thoái hóa khớp

Nếu khớp háng, khớp gối hoặc khớp tay bị tổn thương, bào mòn do các yếu tố không tốt sẽ khiến người bệnh gặp khó khăn trong việc vận động tay chân và gây ra hiện tượng tê bì bàn chân và cánh tay. 

Viêm đa khớp dạng thấp

 Đây là hiện tượng khớp chân và khớp tổn thương và viêm nhiễm, làm cho tay chân bị tê bì và cơn tê thường xảy ra ngay sua khi ngồi hoặc nằm quá lâu ở một vị trí và kèm theo sự xơ cứng khớp. 

Viêm đa rễ thần kinh

Bệnh lý này xuất hiện là do hệ thần kinh ngoại biên bị tổn thương, gây ra rối loạn cảm giác, từ đó chân tay bị tê bì. Nếu không phát hiện và chữa trị đúng lúc thì có thể bị tử vong do bị sặc phổi và suy hô hấp

Hẹp ống sống 

Đậy là một căn bệnh bẩm sinh khiến cho cột sống bị thu nhỏ lại, biến dạng làm cho các rễ thần kinh chay qua vùng này bị chèn ép, từ đó gây ra chứng tê tay chân kéo dài liên tục. Nếu để lâu thì sẽ làm máu bị tắc nghẽn, khó lưu thông và khó di chuyển. 

Xơ vữa động mạch

Bệnh lý này chính là một trong những nguyên do hàng đầu dẫn đến các cơn đột quỵ, nhồi máu cơ timtai biến mạch máu não. Chứng tê chân xuất hiện là vì các khối vật chất bất thường bám vào thành mạch gây hẹp, xơ cứng lòng mạch và chèn ép dây thần kinh. 

Các nguyên nhân khác

  • Sinh hoạt sai tư thế: Một số thói quen sinh hoạt thường ngày như: nằm gối quá cao, nằm nghiêng người, thường xuyên mang giày cao gót,… đều dẫn đến chân tay bị tê bì. 
  • Làm việc không khoa học: Ngồi hay đứng quá lâu trong một tư thể, bê vác vật quá nặng, không hay vận động và thường xuyên ngồi trong máy lạnh sẽ làm dây thần kinh bị tổn thương, từ đó cảm thấy mệt mỏi và tay chân bị tê. 
  • Do bị chấn thương: Vì bị ngã, va chạm hay gặp tai nạn đã khiến dây thần kinh ngoại biên bị tổn thương cũng làm cho tay chân bị tê bì. 

Phương pháp chẩn đoán và điều trị

Phương pháp chẩn đoán

Bác sĩ sẽ chỉ định một số phương pháp sau để chẩn đoán tình trạng tê bì chân tay:

– Điện cơ để đo lường mức độ của cơ bắp.

– Chụp cộng hưởng từ MRI.

– Chụp cắt lớp vi tính CT Scan.

– Chụp X-quang.

Châm cứu điều trị tê bì chân tay

Phương pháp điều trị

Bác sĩ sẽ đưa ra các chỉ định điều trị tê bì chân tay tùy thuộc vào tình trạng của người bệnh. Một số biện pháp gồm chỉ định dùng các loại thuốc chống viêm giảm đau không có steroid (NSAIDs). Kết hợp với paracetamol, các vitamin nhóm B theo đường tiêm hoặc đường uống, điều trị nội khoa,… 

Ngoài ra, tùy thuộc vào lý do gây bệnh mà bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp kết hợp chữa bệnh tê bì chân tay: 

– Viêm khớp: Thực hiện việc điều trị bệnh viêm khớp.

– Thiếu vitamin: Bổ sung vitamin đang bị thiếu.

– Đái tháo đường: Chú ý kiểm soát lượng đường huyết phải chặt chẽ. 

– Nhiễm độc: Thực hiện chữa trị tình trạng nhiễm độc.

– Thoái hóa cột sống: Điều trị bệnh thoái hóa. 

Rối loạn chuyển hóa Lipid trong máu: Kiểm soát lipid trong máu ở mức an toàn. 

Trên đây là những thông tin về tình trạng tê bì chân tay. Hy vọng qua bài viết, bạn đã có những hiểu biết nhất định về căn bệnh này. Lưu ý mọi thông tin chỉ mang tính chất tham khảo. Vậy nên không được tự ý dùng thuốc nếu như chưa có chỉ định của bác sĩ.

Nếu tình trạng tê bì chân tay kéo dài, hãy đến gặp bác sĩ để được tư vấn và thăm khám. Liên hệ hotline 1900 1984 để đặt lịch khám ngay.

Bệnh viện Quốc tế DoLife

Địa chỉ: Tầng 2, Tòa nhà Suced, 108 Nguyễn Hoàng, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Hotline: 1900 1984

Website: dolifehospital.vn

Email: info@dolifehospital.vn

FanpageBệnh viện Quốc tế Dolife

 

Từ khóa:

Bài viết liên quan

Giang mai: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng ngừa

Giang mai: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng ngừa

Giang mai là một trong những căn bệnh lây truyền qua đường tình dục rất nguy hiểm. Bệnh gây nên hậu quả nặng nề, nếu không được điều trị kịp thời. Vây bệnh giang mai là gì? Dấu hiệu nhận biết ra sao? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây. Giang mai là bệnh […]

Viêm Amidan khi nào cần cắt?

Viêm Amidan khi nào cần cắt?

Viêm amidan là bệnh lý phổ biến với tỷ lệ mắc trên toàn thế giới là 27%.  Bệnh có thể xuất hiện ở bất kỳ đối tượng nào, nhưng phổ biến nhất vẫn là ở trẻ nhỏ.  Viêm amidan có nên cắt và khi nào cần cắt? Tìm hiểu chi tiết ngay trong bài viết […]

Trật khuỷu tay: Những điều cần lưu ý ngay!

Trật khuỷu tay: Những điều cần lưu ý ngay!

Trật khớp khuỷu tay là một chấn thương phổ biến có thể gặp ở bất kỳ đối tượng nào. Nếu không được điều trị kịp thời, người bệnh có thể gặp các biến chứng về thần kinh, mạch máu, suy giảm khả năng vận động, thậm chí là tàn tật. Tổng quan về trật khuỷu […]

Zona thần kinh: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

Zona thần kinh: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

Zona thần kinh là bệnh viêm da do virus. Bệnh gây những biểu hiện như đau, rát, tê, ngứa,… ở vùng da bị tổn thương. Việc hiểu rõ về bệnh sẽ giúp bạn tìm được phương pháp điều trị đúng đắn để nhanh hồi phục. Zona thần kinh là bệnh gì? Bệnh zona thần kinh […]