Tầm soát ung thư cổ tử cung: Chị em cần lưu ý điều gì?

10/07/2023
Tác giả: Trần Chang
Chia sẻ

Ung thư cổ tử cung là một trong những căn bệnh nguy hiểm tới tính mạng của phụ nữ. Vì vậy, việc tầm soát để phát hiện sớm ung thư cổ tử cung là rất cần thiết. Cùng đọc bài viết dưới đây để có thêm thông tin trước khi thực hiện tầm soát ung thư cổ tử cung chị em nhé!

Nguyên nhân của ung thư cổ tử cung

Virus HPV là nguyên nhân chính dẫn tới ung thư cổ tử cung. HPV là một loại virus xâm nhập vào tế bào và khiến các tế bào biến đổi. Các chủng HPV gây ung thư được gọi là “chủng có nguy cơ cao”

HPV có thể lây truyền từ người sang người qua đường tình dục. Nhiễm HPV thường không gây ra triệu chứng. Hầu hết các trường hợp nhiễm HPV đều có thể tự khỏi. Những bệnh nhiễm virus ngắn hạn này thường chỉ gây ra những thay đổi nhẹ (ở mức độ thấp) trong các tế bào cổ tử cung. Các tế bào trở lại bình thường khi nhiễm HPV bị loại bỏ. 

Nhưng ở một số phụ nữ, HPV không biến mất. Trong trường hợp người bệnh nhiễm phải chủng HPV có nguy cơ cao tồn tại trong một thời gian dài, nó có thể gây ra những thay đổi nghiêm trọng hơn (nguy cơ cao) trong các tế bào cổ tử cung. Những thay đổi này có nhiều khả năng dẫn đến ung thư.

Virus HPV là nguyên nhân chính gây nên ung thư cổ tử cung
Virus HPV là nguyên nhân chính gây nên ung thư cổ tử cung

Tầm soát ung thư cổ tử cung là gì?

Xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung được thực hiện nhằm tìm những tế bào bị biến đổi bất thường ở cổ tử cung. Những tế bào bất thường này có thể phát triển thành ung thư.

Cổ tử cung là phần nối liền với tử cung. Kênh cổ tử cung thông với buồng tử cung. Cổ tử cung nằm ở đỉnh trong cùng của âm đạo.

Xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung gồm:

  •  Xét nghiệm tế bào cổ tử cung (Pap smear) 
  •  Xét nghiệm vi-rút HPV (thực hiện ở một số phụ nữ).

Vì sao nên tầm soát ung thư cổ tử cung

Theo ước tính của Globocan, năm 2020, khoảng 604.000 ca ung thư cổ tử cung mới được phát hiện. Trong đó có 342.000 ca tử vong trên toàn thế giới, đứng thứ 4 trong các loại ung thư gây tử vong ở phụ nữ. Ở các quốc gia đang phát triển, tỷ lệ ung thư cổ tử cung xếp vị trí thứ 2 (15,7/100.000) mức độ phổ biến. Đứng thứ 3 (8,3/100.000) số ca tử vong. 

Tại Mỹ, khoảng 13.960 bệnh nhân mắc mới và 4.310 ca tử vong do ung thư cổ tử cung mỗi năm. Đây là căn bệnh gây tử vong thứ ba trong số các bệnh ung thư phụ khoa ở Mỹ, sau ung thư tử cung và ung thư buồng trứng.

Điều nguy hiểm của căn bệnh này đó chính là các triệu chứng bệnh thường giống với các bệnh lý viêm nhiễm phụ khoa trong giai đoạn đầu. Do đó người bệnh thường chủ quan và không thăm khám. Đến khi các dấu hiệu rõ ràng thì bệnh đã trở nặng. Đối với bệnh ung thư thì thời điểm chữa trị là yếu tố tiên quyết.  Phát hiện ung thư từ giai đoạn khởi phát giúp cải thiện đáng kể tỷ lệ điều trị thành công, ngăn ung thư tiến triển, di căn tới các khu vực lân cận.

Phát hiện sớm ung thư cổ tử cung mang đến hiệu quả chữa trị cao
Phát hiện sớm ung thư cổ tử cung mang đến hiệu quả chữa trị cao

Ai nên tầm soát ung thư cổ tử cung?

Bạn nên thực hiện tầm soát ung thư cổ tử cung nếu thuộc các nhóm sau:

  • Phụ nữ trong độ tuổi trung niên, có nguy cơ cao và chưa thực hiện các phương pháp tầm soát ung thư cổ tử cung trước đó. Tuy nhiên, phụ nữ từ 21 tuổi cũng có thể thực hiện xét nghiệm tầm soát.
  • Người xuất hiện các triệu chứng bất thường như rong kinh, chảy máu bất thường ngoài kỳ kinh.
  • Đau rát khi quan hệ tình dục.
  • Viêm nhiễm phụ khoa mãn tính.

Phương pháp tầm soát ung thư cổ tử cung phổ biến

Các phương pháp tầm soát ung thư cổ tử cung phổ biến hiện nay gồm:

1. Khám phụ khoa

Trong giai đoạn đầu, ung thư cổ tử cung thường không có triệu chứng rõ ràng. Các triệu chứng giống như các bệnh phụ khoa thông thường. Vì vậy, người bệnh thường phát hiện mình mắc ung thư cổ tử cung khi  bệnh đã trở nặng. Vì vậy, việc khám phụ khoa định kỳ 6 tháng – 1 năm/lần đối với phụ nữ độ tuổi sinh sản luôn được khuyến nghị. 

Các phương pháp thăm khám phụ khoa thông thường không thể khẳng định ung thư cổ tử cung. Tuy nhiên giúp bác sĩ dễ dàng đánh giá, phát hiện những tổn thương, bất thường, viêm nhiễm ngay từ sớm để chỉ định các xét nghiệm chuyên sâu phù hợp. 

2. Kiểm tra trực quan bằng acid acetic (VIA)

Kiểm tra trực quan bằng axit axetic được thực hiện bằng các công cụ hỗ trợ và mắt thường. Cụ thể, một lượng nhỏ giấm trắng được phết lên cổ tử cung. Nếu cổ tử cung chuyển sang màu trắng thì có nghĩa là đang có những dấu hiệu bất thường.  

Phương pháp này thường mang tính sàng lọc và không cho kết quả tin cậy. Do đó, nếu nghi ngờ những bất thường, bác sĩ sẽ chỉ định xét nghiệm sàng lọc ung thư cổ tử cung chuyên sâu hơn.

3. Soi cổ tử cung

Soi cổ tử cung được thực hiện bằng cách quan sát khu vực cổ tử cung bằng thiết bị phóng đại chuyên dụng trong phụ khoa. Phương pháp soi cổ tử cung mang lại hình ảnh thật được phóng to 10-30 lần so với thực tế. Giúp các bác sĩ dễ dàng quan sát những tổn thương, bất thường khó quan sát bằng mắt thường. Đồng thời, các bác sĩ có thể sử dụng:

  •  Dung dịch acid acetic 3-5% (chứng nghiệm Hinselmann) 
  •  Dung dịch lugol 2% (chứng nghiệm Schiller)

Để định vị chính xác khu vực tổn thương của cổ tử cung.

Bác sĩ sẽ lấy một vài mảnh mô nhỏ để thực hiện sinh thiết khi phát hiện bất thường. Mẫu mô này sẽ được nhuộm, soi trên kính hiển vi. Từ đó có thể phát hiện các tế bào ác tính. 

4. Các xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung

Có 4 phương pháp tầm soát ung thư cổ tử cung hiệu quả hiện nay
Có 4 phương pháp tầm soát ung thư cổ tử cung hiệu quả hiện nay

Tùy vào từng độ tuổi của người bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định các xét nghiệm sau:

  • Xét nghiệm Pap: là xét nghiệm phổ biến nhất, hiện nay. Nó có thể phát hiện những thay đổi của các tế bào có nguy cơ dẫn đến ung thư cổ tử cung. 

Để thực hiện xét nghiệm, các bác sĩ tiến hành thu thập mẫu phết tế bào từ khu vực cổ tử cung. Bạn sẽ nằm ngửa trên bàn khám, đầu gối hơi gập, đặt chân đặt vào giá đỡ cuối bàn. Bác sĩ sẽ dùng dụng cụ mỏ vịt chuyên dụng mở âm đạo để quan sát cổ tử cung. Sau đó dùng một bàn chải mềm hoặc thìa nhỏ để lấy mẫu tế bào từ cổ tử cung. Mẫu này sẽ được gửi đến phòng xét nghiệm nhằm phân tích sự xuất hiện của virus HPV. 

  • Xét nghiệm HPV: Là xét nghiệm giúp phát hiện sớm các chủng virus HPV có liên quan đến nguy cơ gây ung thư cổ tử cung ở phụ nữ. Mẫu xét nghiệm HPV được thực hiện trên cơ sở một mẫu tế bào được lấy ra từ cổ tử cung. Được chiết tách bằng máy phân tích nhằm xác định chính xác sự hiện diện của virus HPV.  

Phương pháp sàng lọc ung thư cổ tử cung HPV không hoàn toàn khẳng định 100% nữ giới có mắc ung thư cổ tử cung. Tuy nhiên phương pháp này giúp sớm tìm thấy dấu hiệu bất thường đang tồn tại. Từ đó có những biện pháp phòng ngừa, theo dõi và điều trị từ sớm.

Các xét nghiệm HPV thường được thực hiện kết hợp với xét nghiệm Pap.

Địa chỉ tầm soát ung thư cổ tử cung uy tín

Bệnh viện Quốc Tế DoLife là địa chỉ tầm soát ung thư cổ tử cung uy tín với các thế mạnh:

  • Đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm. Từng công tác nhiều năm tại các bệnh viện lớn như bệnh viện Phụ sản TW, Bệnh viện An Thịnh,…
  • Trang thiết bị, máy móc hiện đại, nhập khẩu đồng bộ.
  • Quy trình thăm khám nhanh gọn. Không cần chờ đợi xếp hàng
  • Nhận kết quả nhanh, chính xác
  • Bảo mật tuyệt đối thông tin khách hàng
  • Cơ sở vật chất khang trang, hiện đại tiêu chuẩn khách sạn
  • Nhân viên y tế hỗ trợ nhiệt tình 24/24

Hãy đến DoLife để nhận được những dịch vụ y tế chất lượng. Mọi thắc mắc và đặt lịch khám, quý khách vui lòng liên hệ hotline 1900 1984.

Bệnh viện Quốc tế DoLife

Địa chỉ: Tầng 2, Tòa nhà Suced, 108 Nguyễn Hoàng, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Hotline: 1900 1984

Website: dolifehospital.vn

Email: info@dolifehospital.vn

FanpageBệnh viện Quốc tế Dolife

Từ khóa:

Bài viết liên quan

Lạc nội mạc tử cung và những điều cần phải biết

Lạc nội mạc tử cung và những điều cần phải biết

Theo số liệu thống kê trên toàn thế giới có từ 6-10% nữ giới mắc bệnh lạc nội mạc tử cung, trên thực tế con số này có thể cao hơn vì bệnh không có triệu chứng rõ ràng để phát hiện sớm và kịp thời chữa trị. Hãy tham khảo bài viết dưới đây […]

Có nên chọc ối xét nghiệm hay không?

Có nên chọc ối xét nghiệm hay không?

Chọc ối là một trong những phương pháp sàng lọc dị tật thai nhi chính xác nhất hiện nay. Nhưng phương pháp này liệu có an toàn hay không? Khi nào mẹ nên chọc ối? Để có được câu trả lời chính xác mẹ hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây nhé! Chọc ối […]

Chửa trứng: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Chửa trứng: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Chửa trứng là bệnh gì? Có nguy hiểm không? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị ra sao? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây. Chửa trứng là bệnh gì? Chửa trứng còn được gọi là thai trứng hoặc bệnh tro bào (molar pregnancy) là một biến chứng hiếm gặp của thai kỳ. […]

Người bệnh u nang buồng trứng cần ăn uống theo chế độ nào?

Người bệnh u nang buồng trứng cần ăn uống theo chế độ nào?

Một chế độ ăn uống phù hợp có thể giúp thuyên giảm bệnh u nang buồng trứng. Vậy người mắc bệnh u nang buồng trứng cần có lưu ý gì trong chế độ ăn uống? Cùng tìm hiểu thông qua bài biết dưới đây nhé! U nang buồng trứng là bệnh gì? U nang buồng […]