Warning: Parameter 2 to ccw_search_by_title_only() expected to be a reference, value given in /home/nhdolt2r/public_html/wp-includes/class-wp-hook.php on line 324

Warning: Parameter 2 to ccw_search_by_title_only() expected to be a reference, value given in /home/nhdolt2r/public_html/wp-includes/class-wp-hook.php on line 324

Warning: Cannot modify header information - headers already sent by (output started at /home/nhdolt2r/public_html/wp-includes/class-wp-hook.php:324) in /home/nhdolt2r/public_html/wp-includes/feed-rss2.php on line 8
đẻ thường - Bệnh viện Quốc Tế Dolife https://dolifehospital.vn/tag/de-thuong/ Làm tăng giá trị sống Mon, 22 Apr 2024 09:35:18 +0000 vi hourly 1 https://dolifehospital.vn/wp-content/uploads/2023/02/cropped-512x512@4x-32x32.png đẻ thường - Bệnh viện Quốc Tế Dolife https://dolifehospital.vn/tag/de-thuong/ 32 32 Gây tê tủy sống và gây tê ngoài màng cứng có gì khác nhau? https://dolifehospital.vn/gay-te-tuy-song-va-gay-te-ngoai-mang-cung-co-gi-khac-nhau/ https://dolifehospital.vn/gay-te-tuy-song-va-gay-te-ngoai-mang-cung-co-gi-khac-nhau/#respond Mon, 22 Apr 2024 07:41:07 +0000 https://dolifehospital.vn/?p=3107 Gây tê tủy sống và gây tê ngoài màng cứng là 2 thủ thuật được thực hiện để giảm đau cho sản phụ trong sinh thường và trong sinh mổ. Vậy 2 thủ thuật này khác nhau ở những điểm nào? Cùng DoLife tìm hiểu trong bài viết sau!

Sự khác biệt giữa gây tê tủy sống và gây tê ngoài màng cứng

Cùng có tác dụng giúp sản phụ giảm đau trong cuộc vượt cạn, nhưng gây tê tủy sống và gây tê ngoài màng cứng hoàn toàn khác nhau. Vì vậy, các mẹ bầu cần tìm hiểu rõ 2 phương pháp này để có lựa chọn đúng đắn. Gây tê tủy sống được chỉ đình khi thực hiện sinh mổ. Gây tê ngoài màng cứng được chỉ định khi sinh thường. 

Để hiểu rõ sự khác biệt giữa 2 phương pháp gây tê này, mẹ bầu có thể tham khảo thông tin qua bảng so sánh sau đây:

Mẹ bầu nên tìm hiểu rõ về gây tê tủy sống và gây tê ngoài màng cứng
Mẹ bầu nên tìm hiểu rõ về gây tê tủy sống và gây tê ngoài màng cứng

Những trường hợp không được gây tê tủy sống

Gây tê tủy sống hiện là phương pháp có nhiều ưu điểm và được chỉ định rất nhiều trong các cuộc phẫu thuật. Tuy nhiên, phương pháp này cũng có những nhược điểm nhất định. Vì vậy, những đối trường hợp sau không được thực hiện gây tê tủy sống:

  • Nghi ngờ và từ chối gây tê
  • Dị ứng thuốc gây tê
  • Khối lượng tuần hoàn suy giảm nghiêm trọng
  • Vùng da chọc kim gây tê bị nhiễm trùng hoặc đang bị nhiễm trùng toàn thân nặng
  • Có dị dạng cột sống
  • Rối loạn chảy máu hoặc đang sử dụng các thuốc chống đông máu
  • Bệnh động kinh, tâm thần, co giật
  • Bệnh lý tim mạch nặng
  • Trẻ quá nhỏ, khó thực hiện gây tê

Những trường hợp không được gây tê ngoài màng cứng

Kỹ thuật gây tê ngoài màng cứng có thể áp dụng với hầu hết các sản phụ sinh thường tự nhiên. Tuy nhiên trong một số trường hợp, sản phụ mắc các vấn đề sau đây sẽ không được thực hiện gây tê ngoài màng cứng:

  • Đã và đang dùng thuốc chứa hoạt chất làm loãng máu trong quá trình mang thai.
  • Chất lượng máu không đủ điều kiện để tiến hành thủ thuật, dễ gây ảnh hưởng đến quá trình đông máu.
  • Đang mắc bệnh viêm nhiễm ở vùng lưng.
  • Là bệnh nhân đang điều trị bệnh lý tim mạch hay bệnh gan nặng.
Gây tê ngoài màng cứng giúp giảm đau cho quá trình sinh thường
Gây tê ngoài màng cứng giúp giảm đau cho quá trình sinh thường

Để có thể yên tâm vượt cạn, mẹ bầu nên tìm hiểu kỹ về 2 phương pháp gây tê trên. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào về kinh nghiệm mang thai và sinh nở, mẹ bầu có thể liên hệ đến số hotline 1900 1984 để được tư vấn miễn phí!

Chúc các mẹ bầu có một thai kỳ khỏe mạnh và một hành trình vượt cạn an toàn, ý nghĩa!

Bệnh viện Quốc tế DoLife

Địa chỉ: Tầng 2, Tòa nhà Suced, 108 Nguyễn Hoàng, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Hotline: 1900 1984

Website: dolifehospital.vn

Email: info@dolifehospital.vn

FanpageBệnh viện Quốc tế Dolife

]]>
https://dolifehospital.vn/gay-te-tuy-song-va-gay-te-ngoai-mang-cung-co-gi-khac-nhau/feed/ 0
Mẹ bầu bị tiền sản giật có đẻ thường được không? https://dolifehospital.vn/me-bau-bi-tien-san-giat-co-de-thuong-duoc-khong/ https://dolifehospital.vn/me-bau-bi-tien-san-giat-co-de-thuong-duoc-khong/#respond Thu, 29 Feb 2024 04:55:16 +0000 https://dolifehospital.vn/?p=8355 Tiền sản giật là tai biến sản khoa nguy hiểm có thể gây tử vong ở phụ nữ mang thai nên các bác sĩ thường khuyến cáo mẹ bầu không nên đẻ thường. Tuy nhiên, không phải mẹ bầu nào cũng buộc phải đẻ mổ. Vậy bị tiền sản giật có đẻ thường được không? Đsinh thường mẹ bầu nên lưu ý những gì? Tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

Triệu chứng của tiền sản giật

Cho đến thời điểm hiện tại, tiền sản giật vẫn được coi là một trong những bệnh gây tử vong cao nhất cho mẹ và trẻ sơ sinh trên thế giới.

3 Triệu chứng điển hình của tiền sản giật gồm: Phù, Tiểu đạm và tăng huyết áp

Các triệu chứng của tiền sản giật đôi khi rất khó xác định, chính vì thế mẹ bầu cần phải kiểm tra huyết áp và nước tiểu định kỳ. Những triệu chứng của tiền sản giật nên đặc biệt chú ý gồm:

Tăng huyết áp

Trong thời gian mang thai nếu mẹ bầu có huyết áp càng cao thì nguy cơ tiền sản giật càng lớn. Những mẹ bầu có huyết áp tối đa cao hơn 30mmHg cần chú ý thăm khám và kiểm tra thường xuyên.

Protein niệu tăng cao

Nguy cơ mắc tiền sản giật càng lớn nếu mẹ bầu có lượng protein trong nước tiểu càng cao. 

Phù nề 

Tình trạng phù nề thông thường sẽ chỉ diễn ra trong 3 tháng cuối và sẽ giảm bớt khi kê cao chân. Còn nếu triệu chứng không giảm dù làm bất cứ cách nào thì đó là biểu hiện của tiền sản giật. Tình trạng nặng mẹ bầu còn có thể bị phù tràn dịch đa nang hay phù não, điều này rất nguy hiểm trong quá trình mang thai.

Một số triệu chứng nặng có thể nhận thấy rõ

Thiếu máu, da xanh xao và niêm mạc nhợt nhạt.

– Tiêu hóa: Đau vùng thượng vị, buồn nôn kéo dài và đau vùng hạ sườn phải.

– Thần kinh: Lờ đờ, mệt mỏi, tình trạng đau đầu không đỡ ngay cả khi uống thuốc giảm đau.

– Thị giác: Giảm thị lực, hoa mắt, chóng mặt, nhạy cảm với ánh sáng.

Tiền sản giật gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm

Tiền sản giật gây ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ bầu và thai nhi.

Với thai phụ

– Phù nề, phù não, phù võng mạc.

– Xuất huyết não.

– Viêm thận, suy thận, hoại tử ống thận.

– Gặp các vấn đề về tim, phù phổi, phù thanh quản.

– Rách nhau thai, rau bong non, sinh non.

Tiền sản giật gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ bầu và thai nhi

Với thai nhi

– Chậm phát triển bào thai

– Biến chứng các bệnh về tim mạch

– Suy dinh dưỡng, kém phát triển.

– Chậm phát triển trí não và hệ thần kinh.

– Dễ bị sinh non, đề kháng yếu.

Mẹ bầu bị tiền sản giật có đẻ thường được không?

Rất nhiều mẹ bầu thắc mắc bị tiền sản giật liệu có đẻ thường được không. Theo bác sĩ sản khoa, có tới gần 40% sản phụ mắc tiền sản giật có thể sinh thường an toàn cho cả mẹ và con, số còn lại được chỉ định mổ lấy thai.

Tuy nhiên, vì sự nguy hiểm của bệnh nên thai phụ thường được khuyến khích chọn phương pháp sinh mổ nếu bị tiền sản giật để tránh những trường hợp xấu có thể xảy ra trong quá trình chuyển dạ.

Nếu mẹ bầu bị tiền sản giật được chỉ định có thể đẻ thường thì việc quan trọng nhất đó là được khám và kiểm tra đầy đủ trước khi vượt cạn. Tất cả những xét nghiệm sản khoa đều cần được tiến hành đầy đủ, theo lộ trình khám thai định kỳ.

Thời điểm phù hợp để sinh con khi thai phụ bị tiền sản giật

Dựa vào các kết quả khám thai định kỳ của mẹ bầu cùng với mức độ nguy hiểm và khả năng gây biến chứng của tiền sản giật được bác sĩ khuyến cáo. Tùy vào từng trường hợp của các thai phụ mà các bác sĩ sẽ quyết định để mẹ bầu đẻ thường hay đẻ mổ và đưa ra chỉ định nên sinh nở ở thời điểm nào là thích hợp.

Khi thai nhi đủ 37 tuần tuổi, phát triển hoàn toàn ổn định và tử cung của mẹ đã mềm thì việc sinh thường là có thể. Với những trường hợp bị tiền sản giật mức độ nhẹ, mẹ bầu có thể chủ động cải thiện tình trạng của bản thân bằng các cách sau:

– Nghỉ ngơi đúng giờ, luôn giữ trạng thái thư giãn và thoải mái, tránh lo lắng. 

– Nằm nghiêng về bên trái.

– Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ để kiểm soát huyết áp ở mức an toàn.

– Thường xuyên thăm khám, xét nghiệm máu và phân tích nước tiểu để theo dõi các chỉ số.

Riêng với những trường hợp tiền sản giật mức độ nặng, mẹ bầu sẽ được bác sĩ chỉ định cho sinh nở sớm nhất có thể dù thai nhi thiếu tháng để giải quyết tình trạng tiền sản giật của mẹ bầu.

Một số điều cần lưu ý

Mẹ bầu cần thăm khám định kỳ để bác sĩ có thể khám và chẩn đoán sớm nguy cơ tiền sản giật (nếu có)

Để giúp mẹ vượt cạn thành công và đón bé chào đời an toàn. Cả thai phụ và người nhà nên nắm được những lưu ý cần thiết như:

– Đo huyết áp đều đặn 2 lần/ngày.

– Theo dõi thai máy.

– Kiểm soát cân nặng của mẹ.

– Tái khám định kỳ mỗi tuần để kiểm tra và làm các xét nghiệm cần thiết.

– Tránh căng thẳng

– Có chế độ nghỉ ngơi hợp lý

– Vận động nhẹ nhàng.

– Giữ tinh thần thoải mái và có chế độ sinh hoạt khoa học.

– Chế độ dinh dưỡng đầy đủ dưỡng chất.

– Không ăn nhiều thực phẩm giàu tinh bột, đường. 

– Không dùng các chất kích thích.

Mẹ bầu bị tiền sản giật nên sinh ở đâu?

Mẹ bầu nên lựa chọn cơ sở uy tín để được theo dõi thai kỳ cẩn thận, chính xác, giúp mẹ có một hành trình sinh nở thuận lợi và an toàn. Tại Dolife, các mẹ bầu hoàn toàn có thể an tâm vượt cạn với mức chi phí hợp lý, được công khai rõ ràng cùng với các dịch vụ đi sinh đầy đủ tiện nghi. Đặc biệt là được áp dụng đồng thời bảo hiểm y tế, bảo hiểm bảo lãnh cùng nhiều ưu đãi hấp dẫn khác.

Đội ngũ bác sĩ chuyên khoa sản có nhiều năm kinh nghiệm, chuyên môn cao tại Dolife hoàn toàn có thể ứng phó kịp thời với các ca sinh khó. Chính vì vậy, hàng nghìn mẹ bầu đã lựa chọn Bệnh viện Quốc tế Dolife để đón bé yêu của mình.

Khách hàng có nhu cầu thăm khám, chẩn đoán tiền sản giật mẹ bầu vui lòng liên hệ tổng đài 1900 1984 của Bệnh viện Quốc tế DoLife để được tư vấn những thông tin hữu ích nhất.

Trên đây là giải đáp về vấn đề bị tiền sản giật có đẻ thường được không hy vọng sẽ giúp mẹ bầu tháo gỡ được băn khoăn của bản thân để yên tâm thực hiện theo chỉ dẫn của bác sĩ và có một thai kỳ khỏe mạnh sẵn sàng đón bé yêu chào đời.

Bệnh viện Quốc tế DoLife

Địa chỉ: Tầng 2, Tòa nhà Suced, 108 Nguyễn Hoàng, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Hotline: 1900 1984

Website: dolifehospital.vn

Email: info@dolifehospital.vn

Fanpage: Bệnh viện Quốc tế Dolife

 

]]>
https://dolifehospital.vn/me-bau-bi-tien-san-giat-co-de-thuong-duoc-khong/feed/ 0
Sản phụ sau đẻ thường nên kiêng ăn gì tránh các bệnh hậu sản? https://dolifehospital.vn/san-phu-sau-de-thuong-nen-kieng-an-gi-tranh-cac-benh-hau-san/ https://dolifehospital.vn/san-phu-sau-de-thuong-nen-kieng-an-gi-tranh-cac-benh-hau-san/#respond Sat, 12 Aug 2023 02:05:10 +0000 https://dolifehospital.vn/?p=4825 Sau sinh nở, cơ thể người phụ nữ trải qua những thay đổi lớn. Nếu không được chăm sóc cẩn thận, đúng cách, chị em có thể gặp phải nhiều vấn đề nguy hiểm gồm nhiều bệnh hậu sản. Trong đó, chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng lớn tới tình trạng sức khỏe sản phụ. Vậy sau sinh, mẹ nên kiêng ăn gì để tránh các bệnh hậu sản?

Cảnh báo hậu sản ở phụ nữ sau sinh

Hậu sản là gì?

Theo y học phương Tây, thời gian tối thiểu để cơ thể người mẹ phục hồi sau sinh nở là 6 tuần. Còn theo y học phương Đông, để cơ thể mẹ hoàn toàn hồi phục thì cần tới 3 tháng. Trong 1 tháng tiên sau sinh, mẹ cần được chăm sóc đầy đủ, khoa học để tránh các bệnh hậu sản.

Hậu sản là giai đoạn sau sinh của phụ nữ, gồm 6 tuần đầu tiên kể từ khi sinh con. Đây là thời gian để các cơ quan trong cơ thể người mẹ phục hồi và dần trở về trạng thái ổn định như trước khi mang thai

Việc mắc các bệnh hậu sản ảnh hưởng nghiêm trọng tới sự phục hồi sức khỏe của người mẹ. Trong đó bao gồm cả sức khỏe thể chất và sức khỏe tinh thần. Đồng thời, việc này cũng cản trở quá trình chăm sóc con nhỏ trong những tháng ngày đầu đời của con.

Hậu sản chính là thời gian quan trọng hàng đầu mà sản phụ cần được chăm sóc, quan tâm đặc biệt. Đây là tiền đề để mẹ phục hồi tốt nhất, tích lũy năng lượng nuôi con.

Các bệnh hậu sản sau sinh điển hình

Nếu không được chăm sóc đầy đủ, phụ nữ sau sinh dễ mắc phải các vấn đề sức khỏe:

– Cao huyết áp sau sinh, huyết áp bất thường

– Nhiễm khuẩn: nhiễm khuẩn vết mổ, nhiễm khuẩn âm đạo, nhiễm khuẩn đường tiết niệu, nhiễm khuẩn cổ tử cung… 

– Sản giật

– Bế sản dịch

– Đau tầng sinh môn, đau vết mổ, gò tử cung..

– Táo bón, đầy bụng, trĩ

– Băng huyết, xuất huyết muộn

– Trầm cảm

Để cơ thể hồi phục tốt, sau sinh, sản phụ cần xây dựng và tuân thủ chế độ sinh hoạt, dinh dưỡng phù hợp. Cùng với đó, các liệu pháp hỗ trợ tinh thần từ người thân cũng đóng vai trò quan trọng đến sự phục hồi cơ thể của người mẹ.

Hậu sản, mẹ bỉm có thể gặp phải nhiều vấn đề sức khỏe thể chất và tinh thần
Hậu sản, mẹ bỉm có thể gặp phải nhiều vấn đề sức khỏe thể chất và tinh thần

Những thực phẩm phụ nữ sau sinh nên kiêng để tránh hậu sản

Cùng với nhiều yếu tố ảnh hưởng khác, dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng đến sức khỏe của sản phụ sau sinh, đặc biệt là trong thời gian ở cữ. Để tránh các bệnh hậu sản, mẹ cần tránh những thực phẩm không tốt với cơ thể trong thời gian đang phục hồi.

Đồ cay nóng

Trong giai đoạn ở cữ, mẹ bỉm được khuyến cáo không tiêu thụ các thực phẩm cay nóng. Nhóm thực phẩm này hoàn toàn không có lợi cho đường ruột của mẹ. Sau quá trình sinh nở, đường ruột và dạ dày của người mẹ còn rất yếu. Việc sử dụng đồ ăn cay nóng sẽ khiến đường ruột của mẹ nóng lên, dẫn đến tình trạng táo bón và trĩ sau sinh.

Ngoài ra, tiêu thụ thực phẩm cay nóng cũng ảnh hưởng đến chất lượng và mùi vị của sữa mẹ. Cảm giác ngon của sữa có thể giảm đi khiến trẻ bỏ bú. Ngoài ra, khi đó sữa mẹ cũng có thể gây hại tới đường ruột của trẻ. 

Đồ ăn, thức uống chứa caffeine, cồn

Tiêu thụ caffein không chỉ ảnh hưởng tới chất lượng giấc ngủ mà còn gây hại cho sức khỏe mẹ bỉm. Caffeine giúp mẹ trở nên tỉnh táo hơn nhưng đồng thời cũng khiến tình trạng mất ngủ trở nên trầm trọng hơn. Cùng với đó, bú sữa từ mẹ có sử dụng caffein cũng khiến trẻ dễ trở nên cáu kỉnh, mất ngủ nhiều hơn so với bình thường.

Một số thực phẩm chứa hàm lượng cafein cao mẹ cần lưu ý hạn chế tiêu thụ như: cà phê trà, một số loại nước ngọt, sôcôla, một số loại thuốc không kê đơn…

Đồ uống có cồn (rượu, bia) hoàn toàn không tốt sức khỏe mẹ bỉm và của trẻ đang bú mẹ. Sử dụng các loại đồ uống này khiến cảm giác buồn ngủ, tình trạng uể oải ở mẹ gia tăng. Đồng thời, sữa mẹ khi đó cũng không có lợi cho sự phát triển của trẻ.

Đồ ăn có hàm lượng thủy ngân cao

Có thể mẹ chưa biết: Một số loại cá như cá kiếm, cá thu vua, cá mập, cá ngói có hàm lượng thủy ngân cao. Việc tiêu thụ những loại thực phẩm này trong thời gian cho con bú sẽ gây hại tới sự phát triển não bộ của trẻ.

Các loại cá chứa hàm lượng thủy ngân cao không tốt cho mẹ và bé
Các loại cá chứa hàm lượng thủy ngân cao không tốt cho mẹ và bé

Đồ ăn lạnh

Sau sinh, cơ thể mẹ vô cùng yếu ớt và dễ bị ảnh hưởng bởi các tác nhân bên ngoài. Việc sử dụng các loại đồ ăn, đồ uống lạnh dễ dàng gây hại cho răng và hệ tiêu hóa của mẹ.

Một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng ê buốt răng của phụ nữ sau sinh chính là việc sử dụng đồ ăn lạnh trong thời gian ở cữ.

Bên cạnh đó, tiêu thụ đồ lạnh sau sinh cũng khiến các cơn đau của mẹ kéo dài hơn. Các cơn co thắt cũng từ đó xảy ra thường xuyên, ảnh hưởng tới việc đẩy sản dịch ra ngoài. Quá trình tiết sữa mẹ cũng bị ảnh hưởng. Cả mẹ và bé đều dễ bị rối loạn chứng năng đường ruột, tiêu chảy.

Thực phẩm chua

Với phụ nữ sau sinh đang trong thời gian ở cữ, thực phẩm có vị chua hoàn toàn không có lợi. Các loại trái cây như cam, quýt, chanh… dù chứa lượng lớn vitamin C nhưng lại không phù hợp với phụ nữ trong giai đoạn này. 

Những loại thực phẩm lên men, có vị chua cũng không có lợi cho hệ tiêu hóa của chị em trong thời gian ở cữ. Tiêu thụ các loại thực phẩm này còn ảnh hưởng đến chất lượng sữa, thậm chí dẫn đến tình trạng trào ngược dạ dày, tiêu chảy, hăm tã ở trẻ.

Thực phẩm chiên rán nhiều dầu mỡ

Không chỉ với sản phụ sau sinh mà tất cả mọi người đều không nên tiêu thụ nhiều thực phẩm chiên rán nhiều dầu mỡ. Bởi loại thực phẩm này có lượng calo cao, nghèo dinh dưỡng, đồng thời làm tăng cholesterol trong cơ thể. 

Thường xuyên tiêu thụ thực phẩm nhiều dầu mỡ gây ảnh hưởng tới chất lượng sữa, kích thích đường ruột của trẻ khi bú mẹ.

Thực phẩm sống, chưa chín kỹ

Cơ địa, thể trạng của phụ nữ sau sinh rất khó để tiêu thụ được các loại thực phẩm sống, tái. Với sức đề kháng yếu, việc ăn các loại thực phẩm này còn làm nguy cơ mắc các vấn đề như nhiễm trùng, nhiễm khuẩn ở mẹ bỉm tăng cao.

Ăn chín, uống sôi là nguyên tắc ăn uống mà mẹ bỉm bắt buộc phải tuân thủ.

Nguyên tắc dinh dưỡng lành mạnh cho phụ nữ sau sinh

Để hạn chế nguy cơ mắc phải các bệnh hậu sản, khi xây dựng thực đơn dinh dưỡng cho phụ nữ sau sinh, đặc biệt là trong thời gian ở cữ, cần lưu ý:

– Xây dựng chế độ dinh dưỡng cân bằng, đa dạng các loại thức ăn.

– Uống nhiều chất lỏng, đặc biệt là nước, sữa, nước trái cây.

– Tăng cường thực phẩm giàu protein như: thịt, đậu, cá, sữa…

– Ăn nhiều trái cây, rau quả để bổ sung vitamin và khoáng chất. Tăng cường chất xơ giúp ngăn ngừa táo bón.

– Hạn chế đồ ăn vặt.

– Tránh xa các thực phẩm có nguy cơ gây ra các bệnh hậu sản.

Phụ nữ sau sinh cần được bổ sung dinh dưỡng đúng cách, lành mạnh
Phụ nữ sau sinh cần được bổ sung dinh dưỡng đúng cách, lành mạnh

Bên cạnh đó, mẹ cũng có thể áp dụng một số phương pháp dân gian hữu hiệu để tránh hậu sản như:

– Ăn thức ăn ấm, cơm, canh nóng.

– Tham khảo thực đơn dinh dưỡng cho phụ nữ trong thời gian ở cữ: canh gà hầm, canh rau ngót, móng giò hầm đu đủ, thịt nạc rang nghệ…

– Chườm bụng bằng hỗn hợp ngải cứu – gừng – muối.

Để giúp cơ thể phục hồi tốt hơn sau sinh thường, việc chăm sóc, kiêng cữ sau sinh là vô cùng cần thiết. Hi vọng với các  thông tin mà bài viết cung cấp, chị em phụ nữ đã có thêm kiến thức về việc chăm sóc cơ thể sau sinh, xây dựng thực đơn dinh dưỡng để tránh các bệnh hậu sản.

Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, liên hệ ngay tới hotline 1900 1984 của DoLife để được hỗ trợ ngay nhé!

 

]]>
https://dolifehospital.vn/san-phu-sau-de-thuong-nen-kieng-an-gi-tranh-cac-benh-hau-san/feed/ 0
Sản phụ đẻ thường sau bao lâu thì đi tiểu được? https://dolifehospital.vn/san-phu-de-thuong-sau-bao-lau-thi-di-tieu-duoc/ https://dolifehospital.vn/san-phu-de-thuong-sau-bao-lau-thi-di-tieu-duoc/#respond Wed, 09 Aug 2023 06:31:10 +0000 https://dolifehospital.vn/?p=4815 Sau sinh thường, sản phụ có thể gặp nhiều biến chứng nếu không vận động và được chăm sóc đúng cách. Sau đẻ thường, đi tiểu là một trong những việc quan trọng chị em cần làm. Vậy sau bao lâu thì sản phụ có thể đi tiểu được?

Đi tiểu sau sinh khi nào là hợp lý?
Đi tiểu sau sinh khi nào là hợp lý?

Sau sinh thường, sản phụ không nên đi vệ sinh ngay

Đi tiểu ngay sau khi “vượt cạn” không những không tốt cho sức khỏe mà còn có thể gây ra nhiều vấn đề nguy hiểm cho sản phụ. Trải qua hành trình mang thai và sinh nở, phần đáy chậu và tầng sinh môn của phụ nữ chịu nhiều tổn thương. 

Việc đi vệ sinh ngay sau đẻ thường có thể dẫn đến nguy cơ viêm nhiễm vết rạch tầng sinh môn. Đặc biệt việc đi đại tiện còn có thể gây ra những tác động khiến vùng đáy chậu bị nhiễm trùng.

Đặc biệt, việc đi vệ sinh trong vòng 1 – 2 giờ đầu ngay sau sinh là vô cùng nguy hiểm. Bởi lẽ đây là thời gian dễ xảy ra tình trạng băng huyết – có thể gây ra tử vong ở mẹ.

Thông thường, các bác sĩ Sản khoa thường dặn dò sản phụ không nên ăn uống trong vòng 4 tiếng trước khi sinh. Điều này hữu hiệu trong việc giữ cho hệ tiêu hóa sạch sẽ giúp quá trình sinh nở thuận lợi hơn, đồng thời tránh tình trạng són tiểu sau sinh.

Trong 2 tiếng đầu sau sinh, sản phụ không nên đi vệ sinh ngay
Trong 2 tiếng đầu sau sinh, sản phụ không nên đi vệ sinh ngay

Đẻ thường sau bao lâu có thể đi tiểu được?

Sau sinh đẻ, cơ thể cần thời gian để phục hồi, và việc đi vệ sinh cũng như vậy.

Đi tiểu sau đẻ thường

Sản phụ đẻ thường sau 2 – 8 giờ từ khi vượt cạn cần phải tiểu tiện ít nhất 1 lần. Nếu trong thời gian này, người mẹ không đi tiểu bất cứ lần nào thì rất có thể gặp phải tình trạng bí tiểu sau sinh.

Sau sinh, tầng sinh môn của cơ thể người mẹ chưa hoàn toàn phục hồi. Cùng với đó, việc rạch tầng sinh môn cũng khiến việc đi vệ sinh gặp nhiều khó khăn. Bí tiểu sau sinh là vấn đề thường gặp và có thể chẩn đoán bằng phương pháp siêu âm ổ bụng, nhận định lượng nước tiểu trong bàng quang.

Cách đi tiểu sau sinh thường

Để việc đi tiểu sau khi đẻ thường trở nên dễ dàng hơn, sản phụ ghi nhớ một số lưu ý quan trọng:

– Tập đi tiểu để cơ thể lấy lại phản xạ đi tiểu như bình thường.

– Sử dụng kháng sinh phù hợp để tránh tình trạng nhiễm trùng vết khâu tầng sinh môn.

– Tăng cường, bổ sung thực phẩm chứa nhiều vitamin nhóm B (B1, B6, B12) để nhanh hồi phục sức khỏe.

– Dùng thuốc hỗ trợ tăng trương lực bàng quang theo chỉ định của bác sĩ.

– Dùng thuốc chống phù nề theo chỉ định của bác sĩ.

– Chăm sóc, giữ gìn vệ sinh tầng sinh môn đúng cách.

– Mặc quần áo thoáng mát, thường xuyên thay băng vệ sinh để giữ vùng kín luôn sạch sẽ, không ẩm  ướt, tránh tình trạng viêm nhiễm.

Từ tiếng thứ 2 sau đẻ thường, sản phụ phải tập đi tiểu theo khung giờ cố định để cơ thể có được thói quen đi tiểu. Dù có thể gặp phải nhiều khó khăn cùng những cơn đau buốt nhưng mẹ phải cố gắng đi tiểu đều. Việc này sẽ giúp hạn chế tích nước trong cơ thể đồng thời giảm nguy cơ nhiễm trùng bàng quang do nhịn tiểu.

Ngoài ra, sản phụ có thể được đặt sonde để thông tiểu để hỗ trợ việc đi tiểu nếu gặp khó khăn trong việc đi tiểu. Việc đặt ống yêu cầu đúng kỹ thuật, đúng quy trình và vô khuẩn dụng cụ tuyệt đối. Việc thao tác sai có thể làm trầy xước đường tiết niệu gây tình trạng phù nề. Cùng với đó, sonde tiểu không lưu quá 48 tiếng. Mẹ cũng không nên thông sonde nhiều lần/ngày.

Cảnh báo tình trạng khó tiểu sau đẻ thường

Theo thống kê, có tới 13.5% sản phụ sau sinh thường mắc phải tình trạng khó tiểu. Đây không phải là vấn đề hiếm gặp và cũng không gây hại tới sức khỏe, tính mạng sản phụ. Tuy nhiên, khi khó tiểu, mẹ cảm thấy vô cùng khó chịu, bức bối. Đặc biệt, khi ấn vào bụng dưới, mẹ thường cảm thấy đau đớn, mắc tiểu nhưng không thể đi.

Nguyên nhân gây khó tiểu sau sinh thường

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng khó tiểu sau đẻ thường như:

– Bàng quang chưa co lại trong những giờ đầu sau sinh khiến nước tiểu ứ đọng. Trong quá trình sinh con bằng đường âm đạo, thai nhi đè lên các bộ phận trong cơ thể người mẹ như: bàng quang, niệu đạo. Tác động này khiến bàng quang căng giãn gây ứ đọng nước tiểu.

– Thời gian sinh con kéo dài do sản phụ khó sinh khiến thai nhi vô tình chèn lên bàng quang trong thời gian lâu. Việc này gây ra tình trạng phù thũng khiến mẹ khó tiểu sau sinh.

– Sản phụ cảm thấy đau đớn do tầng sinh môn bị rạch trong khi sinh nên không dám đi tiểu, rặn tiểu.

– Sản phụ bị nhiễm trùng đường tiểu sau sinh gây ra tình trạng sưng huyết, phù nề ống dẫn tiểu gây khó tiểu, bí tiểu.

13.5% phụ nữ sau sinh gặp phải tình trạng bí tiểu
13.5% phụ nữ sau sinh gặp phải tình trạng bí tiểu

Biến chứng của khó tiểu sau sinh ở sản phụ

Khó tiểu sau sinh thường không gây ra những tác động nghiêm trọng tới sức khỏe, tính mạng. Tuy nhiên, tình trạng này ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần của sản phụ. Đặc biệt, sau sinh là thời kỳ nhạy cảm – tinh thần của phụ nữ dễ thay đổi tiêu cực.

Ngoài ra, khó tiểu sau sinh có thể gây ra một số  biến chứng như:

– Dây thần kinh bàng quang bị tổn thương, thậm chí bị liệt.

– Suy giảm, thậm chí mất khả năng trương lực bàng quang.

– Thận ứ nước, bị tổn thương do nước tiểu bị tắc nghẽn, ứ đọng.

– Suy giảm chức năng thận, nguy hiểm đến sức khỏe sau này.

Khoa Sản DoLife – giúp chị em cải thiện vấn đề tiểu tiện sau sinh

Các vấn đề về tiểu tiện sau sinh đều đa phần đều có thể khắc phục, cải thiện một cách dễ dàng. Từ chẩn đoán lâm sàng, bác sĩ có thể đưa ra đánh giá cụ thể về chức năng và khả năng điều tiết nước tiểu của cơ vòng niệu đạo, bàng quang, cổ bàng quang.

Quá trình chẩn đoán tình trạng tiểu tiện sau sinh của sản phụ gồm các bước:

– Khám, kiểm tra sàn chậu, niệu khoa.

– Siêu âm, đánh giá hệ niệu, tử cung qua đường âm đạo.

– Xét nghiệm mẫu nước tiểu.

– Đo, kiểm tra niệu động lực học.

Từ kết quả thăm khám cụ thể, bác sĩ sẽ đưa ra chỉ dẫn phù hợp với tình trạng sức khỏe sản phụ. 

Trên đây là những thông tin chi tiết về việc đi tiểu sau sinh thường của sản phụ. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào, liên hệ tới hotline 1900 1984 của DoLife để được hỗ trợ ngay nhé!

Bệnh viện Quốc tế DoLife

Địa chỉ: Tầng 2, Tòa nhà Suced, 108 Nguyễn Hoàng, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Hotline: 1900 1984

Website: dolifehospital.vn

Email: info@dolifehospital.vn

FanpageBệnh viện Quốc tế Dolife

]]>
https://dolifehospital.vn/san-phu-de-thuong-sau-bao-lau-thi-di-tieu-duoc/feed/ 0
Đẻ thường: Sau sinh mẹ nên và không nên ăn những gì? https://dolifehospital.vn/de-thuong-sau-sinh-me-nen-va-khong-nen-an-nhung-gi/ https://dolifehospital.vn/de-thuong-sau-sinh-me-nen-va-khong-nen-an-nhung-gi/#respond Fri, 03 Feb 2023 02:35:21 +0000 https://dolifehospital.vn/?p=3696 Sau khi trải qua quá trình sinh đẻ, cơ thể người mẹ yếu đi rất nhiều. Thông thường, mẹ mất 4 – 6 tuần để phục hồi lại sức khỏe. Để quá trình hồi phục sau đẻ thường nhanh chóng, mẹ nên và không nên ăn những gì? 

Sau sinh thường mẹ nên kiêng khem như thế nào?
Sau sinh thường mẹ nên kiêng khem như thế nào?

Sau sinh thường mẹ không nên ăn những gì?

Dinh dưỡng có ảnh hưởng lớn tới sức khỏe của mẹ sau sinh thường. Trung bình, mỗi ngày mẹ cần nạp vào cơ thể 2200 – 2500 calo với chế độ dinh dưỡng hợp lý. 

Để tránh gây hại cho mẹ và bé, dinh dưỡng sau sinh của mẹ cần tránh các loại thực phẩm như: 

Thực phẩm cay nóng

Thực phẩm cay nóng dễ dẫn đến tình trạng táo bón, từ đó gây ra trĩ sau sinh. Bên cạnh đó, vị cay của thức ăn cũng làm giảm vị ngon của sữa đồng thời có hại cho đường ruột của trẻ.

Mẹ nên tránh xa các thực phẩm cay nóng
Mẹ nên tránh xa các thực phẩm cay nóng

Đồ uống chứa cồn, caffein

Đồ uống chứa cồn (rượu, bia…) không chỉ làm tăng cảm giác buồn ngủ, uể oải mà còn làm giảm khả năng sản xuất sữa của mẹ, ảnh hưởng tới dinh dưỡng của bé.

Caffein chứa trong cà phê, trà, nước ngọt… cũng gián tiếp ảnh hưởng tới trẻ qua đường sữa mẹ. Bên cạnh đó, những thực phẩm này cũng không hề tốt cho mẹ bầu nếu sử dụng thường xuyên.

Thực phẩm chứa hàm lượng thủy ngân cao

Thủy ngân là một chất gây hại cho sự phát triển não bộ của trẻ. Một số thực phẩm chứa hàm lượng thủy ngân cao mẹ cần lưu ý: cá thu vua, cá kiếm, cá ngói, cá ngừ…

Đồ ăn lạnh

Sau sinh mẹ rất dễ gặp tình trạng ê buốt răng, rối loạn tiêu hóa. Việc tiêu thụ các loại thực phẩm lạnh khiến tình trạng này càng trở nên nghiêm trọng. Bên cạnh đó, đây cũng là nguyên nhân khiến các cơn đau sau sinh kéo dài.

Thực phẩm có vị chua

Những đồ ăn, đồ uống có vị chua do lên men có thể ảnh hưởng tới tiêu hóa của mẹ sau sinh. Cùng với đó, sữa mẹ cũng sẽ bị thay đổi, có thể dẫn đến tình trạng trào ngược dạ dày, tiêu chảy, hăm tã ở trẻ.

Các loại trái cây có vị chua như chanh, cam, quýt… cũng không tốt cho mẹ khi vừa sinh xong.

Đồ chiên rán bằng dầu

Các thực phẩm chiên rán qua dầu chứa nhiều cholesterol hoàn toàn không tốt cho hệ tiêu hóa. Tiêu thụ những loại thực phẩm này dễ gây ra tình trạng buồn nôn, tiêu chảy. Đặc biệt, việc này hoàn toàn không có lợi cho sự hồi phục của mẹ.

Những thực phẩm tốt cho phụ nữ sau sinh

Bên cạnh những thực phẩm có hại cho sự hồi phục và sức khỏe của mẹ và bé, mẹ nên tăng cường các loại thực phẩm có lợi:

Sau sinh, mẹ bỉm nên tăng cường các thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất
Sau sinh, mẹ bỉm nên tăng cường các thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất

– Ăn đủ nhóm chất: chất đạm, tinh bột, chất béo, vitamin và khoáng chất. Duy trì chế độ ăn nhiều chất đạm, vitamin và khoáng chất.

– Tăng cường chất lỏng: nước, sữa, nước hoa quả…

– Tăng cường các thực phẩm giàu protein: thịt, cá, đậu, sữa,…

Cùng với đó, mẹ đừng quên bổ sung vào thực đơn hàng ngày những thực phẩm cần thiết cho phụ nữ sau sinh:

– Rau xanh: xen kẽ các bữa ăn với những loại rau có màu xanh, đỏ,cam…

– Trái cây: mẹ nên ăn trái cây mỗi ngày để bổ sung nhiều vitamin và khoáng chất cho cơ thể.

– Cá hồi: chứa hàm lượng DHA cao, tốt cho sự phát triển não bộ của trẻ và phục hồi sau sinh đẻ của mẹ.

Để phục hồi sức khỏe nhanh chóng, mẹ cũng đừng quên bỏ qua những phương pháp hữu ích:

– Dùng hỗn hợp gừng – muối – ngải cứu để chườm bụng

– Ăn thức ăn ấm nóng

– Duy trì thói quen vận động nhẹ nhàng

– Giữ tinh thần thoải mái, vui vẻ

Hậu quả của chế độ dinh dưỡng sau sinh không phù hợp

Một chế độ dinh dưỡng hợp lý sau sinh đẻ sẽ giúp mẹ hồi phục nhanh, chăm bé tốt. 

Ngược lại, dinh dưỡng không hợp lý có thể gây ra nhiều hệ quả tiêu cực không chỉ cho sức khỏe của mẹ mà còn của bé:

– Vết thương sau đẻ lâu phục hồi.

– Tiềm ẩn nguy cơ nhiễm trùng vết rạch tầng sinh môn, tầng sinh môn lâu lành.

– Ít sữa, mất sữa, tắc tia sữa.

– Có nguy cơ gặp nhiều biến chứng nguy hiểm cho mẹ như: áp xe vú, viêm tuyến vú, u xơ tuyến vú…

– Mệt mỏi, kiệt sức

– Có khả năng trầm cảm sau sinh

Sau đẻ thường mẹ nên kiêng gì để nhanh hồi phục

Dân gian vẫn có câu: “Bà đẻ sau sinh như cua lột xác”. Điều này để nói đến sức khỏe của phụ nữ sau sinh vô cùng nhạy cảm, yếu đuối, cần sự chăm sóc đặc biệt.

Trong thời gian kiêng cữ sau đẻ thường, mẹ lưu ý:

– Kiêng khem khoa học, không kiêm khem quá mức.

– Không tập thể dục nặng. Chỉ nên đi bộ chậm rãi và thực hiện các hoạt động nhẹ nhàng.

– Không tự ý sử dụng thuốc, thực phẩm chức năng mà không có chỉ dẫn từ bác sĩ.

– Không quan hệ tình dục trong vòng 4-6 tuần sau sinh.

– Chăm sóc răng miệng khỏe mạnh.

– Dành thời gian nghỉ ngơi hợp lý, không để căng thẳng kéo dài.

– Hạn chế sử dụng các thiết bị điện tử: tivi, điện thoại, máy tính,… để tránh gây tổn thương thị lực và ảnh hưởng đến sự phát triển của bé.

Sau sinh, sức khỏe giảm sút, nếu mẹ thấy cơ thể có các dấu hiệu bất thường thì cần được thăm khám bác sĩ ngay:

– Sốt cao từ 38°C.

– Vết rạch tầng sinh môn sưng đỏ, chảy mủ.

– Sản dịch ra nhiều, xuất hiện cục máu đông.

– Dịch âm đạo xuất hiện mùi hôi.

– Đau đầu, thay đổi vị giác

– Không kiểm soát được khả năng tiểu tiện, tiểu són, tiểu buốt.

– Vú viêm sưng, nứt, chảy máu.

– Có dấu hiệu của trầm cảm sau sinh, có ý nghĩ tự sát hoặc làm hại con.

Kiêng cữ sau sinh có ý nghĩa quan trọng với sức khỏe phụ nữ. Theo các chuyên gia sản khoa, việc kiêng khem không tốt làm tăng nguy cơ các bệnh hậu sản. Một số vấn đề thường gặp như:

– Đau lưng

– Dễ mệt mỏi, đau đầu

– Thường xuyên đau nhức xương khớp

– Tâm trạng tiêu cực

Sức khỏe của mẹ sẽ giảm sút đáng kể về sau.

Làm mẹ là hành trình nhiều gian truân, vất vả từ khi mang thai, “vượt cạn” đến khi nuôi dạy con khôn lớn, nên người. Tuy nhiên, mẹ cũng là một thiên chức cao đẹp mà phụ nữ có được.

Đồng hành cùng mẹ trong quá trình chăm sóc thai kỳ và đón con chào đời, DoLife mang đến dịch vụ thai sản trọn gói. Mẹ bầu sẽ được chăm sóc toàn diện với nhiều đặc quyền cao để có một hành trình mang thai an nhàn, an tâm và đầy ý nghĩa.

Hi vọng bài viết trên đã giúp mẹ trang bị thêm nhiều kiến thức hữu ích về việc kiêng khem sau sinh. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, mẹ liên hệ ngay với hotline 1900 1984 của DoLife để được hỗ trợ tốt nhất nhé!

Bệnh viện Quốc tế DoLife

Địa chỉ: Tầng 2, Tòa nhà Suced, 108 Nguyễn Hoàng, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Hotline: 1900 1984

Website: dolifehospital.vn

Email: info@dolifehospital.vn

FanpageBệnh viện Quốc tế Dolife

]]>
https://dolifehospital.vn/de-thuong-sau-sinh-me-nen-va-khong-nen-an-nhung-gi/feed/ 0