Warning: Parameter 2 to ccw_search_by_title_only() expected to be a reference, value given in /home/nhdolt2r/public_html/wp-includes/class-wp-hook.php on line 324

Warning: Parameter 2 to ccw_search_by_title_only() expected to be a reference, value given in /home/nhdolt2r/public_html/wp-includes/class-wp-hook.php on line 324
Nguyên nhân và dấu hiệu của trầm cảm sau sinh - Bệnh viện Quốc Tế Dolife
Warning: Parameter 2 to ccw_search_by_title_only() expected to be a reference, value given in /home/nhdolt2r/public_html/wp-includes/class-wp-hook.php on line 324

Nguyên nhân và dấu hiệu của trầm cảm sau sinh

23/06/2023
Tác giả: admin
Chia sẻ

Có tới hơn 20% phụ nữ sau sinh mắc chứng trầm cảm trong 3 tháng đầu tiên. Nếu không được phát hiện và điều trị tâm lý kịp thời thì có thể gây ra những hậu quả đáng tiếc và nguy hiểm đến tính mạng của cả mẹ và con. Để hiểu rõ hơn, hãy cùng Dolife tìm hiểu thông tin trong bài viết dưới đây.

Trầm cảm sau sinh là gì?

Trầm cảm sau sinh (hay còn gọi là PPD) là tình trạng người phụ nữ sau khi sinh con bị rối loạn cảm xúc, hành vi, thay đổi về thể chất và tâm lý. Những người rơi vào chứng trầm cảm thường có suy nghĩ tiêu cực, mệt mỏi, cáu gắt, buồn chán và lo lắng.

Chứng rối loạn này thường chiếm tỷ lệ cao nhất ở những người phụ nữ lần đầu sinh con, đặc biệt là trong vòng 1 năm đầu sau sinh.

Theo nhiều thống kê, tại Việt Nam có khoảng 10-20% phụ nữ sau khi sinh rơi vào rối loạn tâm lý, trầm cảm. Trong đó có 15% trường hợp rơi vào chứng trầm cảm trong 3 tháng đầu, tăng lên 20 – 25% trong 1 năm đầu sau sinh. 

Nguyên nhân dẫn đến trầm cảm sau sinh

Hiện nay, vẫn chưa xác định được nguyên nhân chính dẫn đến trầm cảm sau sinh. Bởi nguyên nhân dẫn đến chứng bệnh này ở mỗi người là khác nhau. Dưới đây là 5 nguyên nhân phổ biến nhất được cho là dẫn đến chứng trầm cảm sau sinh:

Thay đổi nồng độ hormone trong cơ thể đột ngột

Hầu hết tất cả các mẹ bầu khi mang thai, cả hai hormone estrogen và progesterone trong cơ thể mẹ bầu đều ở mức cao, nhưng chỉ sau khi sinh nồng độ này trong cơ thể mẹ sẽ giảm mạnh đột ngột. Đây chính là nguyên nhân ảnh hưởng rất nhiều đến tâm lý của người phụ nữ sau sinh

Cảm xúc tiêu cực

  • Sau khi sinh con, có rất nhiều yếu tố dẫn đến tâm lý tiêu cực sau sinh cho mẹ như:
  • Sự thay đổi của cơ thể
  • Vấn đề sức khỏe khi chăm sóc con
  • Thiếu quan tâm của chồng và gia đình
  • Mang thai và sinh con ngoài ý muốn…
  • Mẹ sau sinh hồi phục sức khỏe kém
  • Em bé gặp phải những vấn đề sức khỏe
  • Mẹ hoặc bé phải điều trị dài ngày trong bệnh viện…

Đây có lẽ là những tác nhân chính khiến mẹ phải trải qua những cảm xúc tiêu cực như buồn bã, chán nản, tức giận, cảm thấy có lỗi với con, tự trách móc bản thân,…

Cảm xúc tiêu cực là nguyên nhân dẫn đến trầm cảm sau sinh
Cảm xúc tiêu cực là nguyên nhân dẫn đến trầm cảm sau sinh

Cơ thể bị mất sức, mệt mỏi

Mất sức, mệt mỏi sau sinh là vấn đề thường gặp ở các mẹ sau sinh, đây là kết quả của nhiều yếu tố kết hợp như:

  • Thay đổi hormone
  • Áp lực chăm sóc con
  • Áp lực vì không có sữa cho con
  • Đau đớn và thay đổi cơ thể sau sinh
  • Thời gian hồi phục sức khỏe lâu

Có tiền sử bệnh trầm cảm

Những người phụ nữ đã từng mắc chứng trầm cảm trước và trong khi mang thai hoặc bị trầm cảm ở lần sinh trước thường có nguy cơ tái phát bệnh cao hơn so với người bình thường.

Yếu tố gia đình, cuộc sống

Đối với người phụ nữ, mang thai và sinh con là giai đoạn đặc biệt quan trọng, họ phải đối mặt với rất nhiều áp lực về tinh thần, đặc biệt là người người có con đầu lòng. Nếu không có sự giúp đỡ từ người chồng, gia đình, bạn bè,… thì nguy cơ trầm cảm sẽ rất cao.

Thiếu sự quan tâm của chồng và gia đình là nguyên nhân gây ra trầm cảm
Thiếu sự quan tâm của chồng và gia đình là nguyên nhân gây ra trầm cảm

Dấu hiệu trầm cảm sau sinh

Dấu hiệu bị trầm cảm sau sinh rất khó nhận biết, chỉ đến khi họ có những biểu hiện hành động, lời nói, cảm xúc tiêu cực ảnh hưởng sức khỏe bản thân và con cái. Vậy nên, nếu người phụ nữ có các biểu hiện sau, cần nghĩ ngay đến chứng trầm cảm sau sinh:

– Thay đổi cảm xúc, tâm trạng đột ngột

– Cảm thấy chán nản, ủ rũ

– Khóc nhiều, luôn cảm thấy lo sợ, bồn chồn

– Ít nói chuyện, sống khép mình xa lánh gia đình và bạn bè;

– Chán ăn hoặc ăn nhiều hơn bình thường

– Mất ngủ triền miên hoặc ngủ quá nhiều

– Mệt mỏi quá mức, dễ cáu gắt, khó chịu và tức giận

– Suy nghĩ, hành động, phản ứng chậm hoặc lặp lại nhiều lần cùng một thời điểm

– Không có hứng thú hay niềm vui với các hoạt động xung quanh ngay cả khi thường ngày rất yêu thích

– Tâm trạng lo âu mình không phải là một người mẹ tốt, tự trách móc bản thân, không tin tưởng khả năng có thể che chở, bảo vệ và nuôi dưỡng cho con.

– Không có hứng thú với em bé, cảm thấy em bé dường như không phải là con của mình hoặc cảm thấy sợ khi gần con

– Giảm trí nhớ, giảm khả năng suy nghĩ tập trung hoặc đưa ra quyết định

– Suy nghĩ tiêu cực tự làm hại bản thân hoặc em bé

– Suy nghĩ thường xuyên đến cái chết, tự làm hại bản thân hoặc làm hại con. Thậm chí là tự tử…

Trầm cảm sau sinh có nguy hiểm không?

Người mắc trầm cảm có thể ở mức nhẹ, vừa hoặc nặng, có thể tự khỏi, nhưng cũng có nhiều trường hợp nặng không can thiệp điều trị tâm lý kịp thời, thiếu sự quan tâm của chồng và gia đình dẫn đến người mẹ có những suy nghĩ và hành vi mất tự chủ như tự hủy hoại bản thân, thậm chí chọn cách kết thúc sinh mệnh cả mẹ và con. 

Trầm cảm là căn bệnh nguy hiểm được cảnh báo trong cộng đồng. Nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra, trầm cảm gây ra những tác động xấu đến sức khỏe của cả mẹ và trẻ em, cũng như mối quan hệ của họ với các thành viên trong gia đình.

Trầm cảm sau sinh rất nguy hiểm
Trầm cảm sau sinh rất nguy hiểm

Cách vượt qua trầm cảm sau sinh

Trầm cảm sau sinh hoàn toàn có thể điều trị nếu được phát hiện kịp thời, gia đình nên đưa mẹ đến các chuyên gia sức khỏe tâm lý để có hướng điều trị phù hợp. 

Có thể kể đến một số phương pháp điều trị như:

Tham vấn tâm lý

Chuyên gia tâm lý sẽ sử dụng các liệu pháp chuyên môn giúp mẹ nhận ra những vấn đề mà bản thân gặp phải, từ đó khắc phục những suy nghĩ, hành vi tiêu cực một cách từ từ. Đồng thời, đưa ra liệu pháp tương tác giữa mọi người xung quanh người bệnh hiểu được và hỗ trợ điều trị.

Trị liệu tại nhà nhờ sự hỗ trợ của người thân

Gia đình, bạn bè và những người thân cận nhất là nhân tố chính trong quá trình điều trị trầm cảm sau sinh. Sau sinh, người mẹ rất cần được chia sẻ, quan tâm và giúp đỡ. 

Với những hành động tương tác thích hợp hàng ngày như:

– Chủ động hỗ trợ nhẹ nhàng người mẹ trong việc chăm sóc em bé và hướng dẫn chăm sóc em bé.

– Bổ sung và cung cấp có những bữa ăn ngon, đủ dinh dưỡng cho mẹ. Hỗ trợ chăm em bé để mẹ đảm bảo giấc ngủ trọn vẹn hơn.

– Hỗ trợ người mẹ giảm đau sau sinh bằng các dịch vụ như massage thư giãn sau sinh

– Thường xuyên tâm sự, chia sẻ những chuyện vui về cuộc sống và gia đình, tạo cho người mẹ có những hứng thú mới để quên đi muộn phiền.

– Người chồng là yếu tố cực kỳ quan trọng để giúp người vợ vượt qua giai đoạn khó khăn. Quan tâm, chia sẻ và thấu hiểu là điều người mẹ rất cần tại thời điểm này.

Sự quan tâm của chồng và gia đình giúp điều trị bệnh trầm cảm

Điều trị bằng thuốc

Trường hợp trầm cảm sau sinh nặng có thể phải dùng thuốc điều trị như: thuốc an thần, thuốc chống trầm cảm,… Tuy nhiên, các thuốc này có thể gây tác dụng phụ không tốt nếu lạm dụng hay dùng không đúng, cần tuyệt đối tuân thủ hướng dẫn điều trị của bác sĩ.

Một số lưu ý giúp phụ nữ ngăn ngừa trầm cảm sau sinh

Phụ nữ sau khi sinh cần có chế độ sinh hoạt phù hợp

Ngay từ khi mang thai, người phụ nữ nên tích cực tham gia các hoạt động như: đi bộ, vận động nhẹ, nghe nhạc, học một bộ môn nghệ thuật nào đó hoặc gặp gỡ bạn bè – người có kinh nghiệm thai kỳ… để giúp tâm trạng luôn ổn định, vui vẻ.

Tập yoga trong thời gian mang thai
Tập yoga trong thời gian mang thai

Tham gia khóa học tiền sản

Đối với các mẹ sinh con đầu lòng nên đến các lớp học tiền sản và kết bạn với những phụ nữ mang thai khác hoặc những người mới làm cha mẹ để chia sẻ kiến thức, tinh thần chuẩn bị đón con. 

Yêu cầu giúp đỡ từ người thân

Việc chăm sóc một em bé mới chào đời sẽ gặp nhiều khó khăn, người phụ nữ sau sinh cơ thể còn yếu ớt kèm theo giờ giấc sinh hoạt đảo lộn. Hãy thoải mái yêu cầu giúp đỡ từ chồng, người thân để mẹ có thời gian ngủ và nghỉ ngơi.

Tập yoga trong thời gian mang thai

Tăng cường vận động nhẹ, ăn uống hợp lý, nói chuyện trao đổi với người thân nếu gặp khó khăn trong việc chăm con và tranh thủ thời gian ngủ nghỉ hợp lý để phòng ngừa bệnh trầm cảm. 

Như vậy, trầm cảm sau sinh là chứng bệnh nguy hiểm nhưng chúng ta hoàn toàn có thể điều trị tốt nếu bệnh được phát hiện và can thiệp điều trị sớm. Sự quan tâm, chăm sóc và hỗ trợ của gia đình là đặc biệt quan trọng để phòng tránh và điều trị chứng trầm cảm sau sinh.

Liên hệ ngay tổng đài 1900 1984 để được hỗ trợ nếu bạn cần tư vấn chi tiết hơn về chứng bệnh này.

Bệnh viện Quốc tế DoLife

Địa chỉ: Tầng 2, Tòa nhà Suced, 108 Nguyễn Hoàng, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Hotline: 1900 1984

Website: dolifehospital.vn

Email: info@dolifehospital.vn

FanpageBệnh viện Quốc tế Dolife

Từ khóa:

Warning: Parameter 2 to ccw_search_by_title_only() expected to be a reference, value given in /home/nhdolt2r/public_html/wp-includes/class-wp-hook.php on line 324

Bài viết liên quan

Thuyên tắc ối: Triệu chứng, biến chứng và cách điều trị

Thuyên tắc ối: Triệu chứng, biến chứng và cách điều trị

Thuyên tắc ối là một tai biến sản khoa rất nguy hiểm. Vậy thuyên tắc ối có triệu chứng, biến chứng như thế nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây! Thuyên tắc ối là gì? Thuyên tắc mạch ối hay còn gọi là tắc mạch ối. Đây là tình trạng có sự xâm […]

Vỡ tử cung: Dấu hiệu nhận biết và cách phòng ngừa

Vỡ tử cung: Dấu hiệu nhận biết và cách phòng ngừa

Vỡ tử cung là một tai biến sản khoa nguy hiểm đến tính mạng. Vậy vỡ tử cung có dấu hiệu gì? Cách phòng ngừa ra sao? Cùng tìm hiểu qua bài viết Vỡ tử cung là gì? Vỡ tử cung là một tai biến sản khoa gây nguy hiểm cho cả thai phụ lẫn […]

Đặt vòng nâng cổ tử cung: Những thông tin cần biết

Đặt vòng nâng cổ tử cung: Những thông tin cần biết

Đặt vòng nâng cổ tử cung là một biện pháp được thực hiện để phòng tránh nguy cơ sinh non hay sảy thai phổ biến hiện nay. Cùng tìm hiểu về phương pháp này trong bài viết dưới đây. Đặt vòng nâng cổ tử cung là gì? Vòng nâng cổ tử cung là một loại […]

Tụ dịch màng nuôi có nguy hiểm không? Điều trị thế nào?

Tụ dịch màng nuôi có nguy hiểm không? Điều trị thế nào?

Tụ dịch màng nuôi là tình trạng khá phổ biến ở các mẹ bầu, đặc biệt là trong 3 tháng đầu thai kỳ. Vậy tụ dịch màng nuôi có nguy hiểm không? Điều trị như thế nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết. Tụ dịch màng nuôi là gì? Tụ dịch màng nuôi thường xảy […]


Warning: Parameter 2 to ccw_search_by_title_only() expected to be a reference, value given in /home/nhdolt2r/public_html/wp-includes/class-wp-hook.php on line 324