Suy tuyến yên: Nguyên nhân và cách điều trị

30/11/2023
Tác giả: Trần Chang
Chia sẻ

Suy tuyến yên có nguy hiểm không? Cùng tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị trong bài viết dưới đây!

Tìm hiểu về tuyến yên

Tuyến yên là một tuyến nội tiết có kích thước bằng hạt đậu. Có khối lượng khoảng 0.5 g nằm ở nền sọ. Mặc dù kích thước nhỏ, tuyến yên sản xuất các hormone điều hòa hầu hết hoạt động trong cơ thể.

Tuyến yên tiết nhiều hormone quan trọng. Nó giữ vai trò chỉ đạo hoạt động của hầu hết các tuyến nội tiết khác trong cơ thể như tuyến giáp, tuyến thượng thận, tuyến sinh dục… Các hormone này chịu trách nhiệm:

  • Kiểm soát huyết áp và điều hòa thể tích dịch.
  • Thúc đẩy sự phát triển tinh trùng ở nam giới và nang trứng ở nữ giới.
  • Hỗ trợ quá trình tăng trưởng, dậy thì và sinh sản ở phụ nữ.
  • Giúp mẹ bầu tiết sữa khi mang thai và co thắt tử cung khi sinh nở.
  • Điều hòa sự tiết hormone ở tuyến giáp.
Vị trí của tuyến yên trong cơ thể người

Suy tuyến yên là bệnh gì?

Bệnh lý suy tuyến yên là hậu quả của tình trạng giảm sản xuất của một hoặc nhiều hormone của tuyến yên. Khi nồng độ các hormone nằm dưới mức cho phép, chức năng của các cơ quan cũng bị ảnh hưởng. Tùy theo thể trạng bệnh nhân mà các ảnh hưởng này có thể nghiêm trọng, diễn tiến đột ngột hoặc từ từ.

Phân loại

Suy về số lượng:

  • Suy tuyến yên toàn bộ khi thiếu hụt ≥ 2 loại hormone.
  • Thiếu đơn độc 1 loại hormone.

Suy về chức năng:

  • Suy yên 1 phần.
  • Suy yên toàn bộ.

Thông thường, hormone hướng sinh dục và hormone tăng trưởng thường bị ảnh hưởng nhiều hơn so với hormone hướng thượng thận và hướng tuyến giáp.

Triệu chứng của suy tuyến yên

Phần lớn bệnh nhân không có triệu chứng suy tuyến yên cho đến khi bệnh trở nên nghiêm trọng. Cũng có một số người biểu hiện bệnh rất đột ngột.

Các triệu chứng điển hình của bệnh suy tuyến yên thường phụ thuộc vào hệ thống cơ quan bị ảnh hưởng.

  • Tuyến giáp bị ảnh hưởng có thể làm cho bạn cảm thấy yếu và mệt mỏi, da khô, táo bón, cảm thấy đầy hơi và tăng cân.
  • Buồng trứng bị ảnh hưởng có thể gây ra những thay đổi trong chu kỳ kinh nguyệt, bốc hỏa, rụng lông mu, ít hoặc không có sữa sau sinh.
  • Tinh hoàn bị ảnh hưởng có thể gây ra các vấn đề về khả năng cương dương.
  • Tuyến thượng thận bị ảnh hưởng có thể gây mệt mỏi nghiêm trọng, huyết áp thấp (có thể dẫn tới ngất xỉu), nhiễm trùng thường xuyên và kéo dài, buồn nôn, nôn mửa hoặc đau bụng, tâm trạng hoang mang.

Các triệu chứng suy tuyến yên ở trẻ em

  • Bé sơ sinh trai: Dương vật nhỏ, đường huyết thấp gây chậm chạp, bồn chồn hoặc co giật, tiểu nhiều, vàng da.
  • Trẻ lớn hơn: Chậm phát triển, thấp người, chậm hoặc không dậy thì, nhẹ cân, chậm mọc răng, khát nước nhiều, đi tiểu nhiều, mệt mỏi.
Trẻ chậm phát triển là biểu hiện rõ nhất của bệnh suy tuyến yên ở trẻ em

Nguyên nhân gây suy tuyến yên

Nguyên nhân hay gặp nhất gây nên tình trạng suy tuyến yên là khối u tồn tại ở vùng này gây rối loạn khả năng tạo hormone.

Một số nguyên nhân khác gây nên tình trạng suy tuyến yên khác có thể kể đến là:

  • Khối u tuyến yên.
  • Nhiễm các bệnh giang mai, lao có thể lây lan đến não hoặc viêm màng não.
  • Tắc xoang tĩnh mạch, viêm động mạch thái dương, phình động mạch cảnh trong chấn thương sọ não gây chảy máu não, biến chứng của phẫu thuật não.
  • Xạ trị vùng đầu hoặc cổ.
  • Mất nhiều máu trong khi sinh con ở phụ nữ có thể gây tổn thương thùy trước của tuyến yên.
  • Các bệnh viêm nhiễm ảnh hưởng đến nhiều bộ phận của cơ thể như u hạt, mất tế bào Langerhans, bệnh huyết sắc tố.
  • Đột quỵ hoặc xuất huyết tuyến yên.
  • Một số thuốc như corticosteroid liều cao, ma túy, chất ức chế điểm kiểm soát trong điều trị ung thư.

Phương pháp chẩn đoán suy tuyến yên

Chẩn đoán xác định suy tuyến yên đòi hỏi những xét nghiệm đặc hiệu. Bên cạnh những xét nghiệm máu cơ bản ban đầu, có thể bạn cần thực hiện những nghiệm pháp chuyên biệt để chẩn đoán chính xác suy tuyến yên. Từ đó giúp có định hướng điều trị hiệu quả.

Chẩn đoán thiếu hormone tăng trưởng

  • Một dấu hiệu gợi ý là đường huyết thấp lúc đói.
  • IGF-1 thấp so với ngưỡng giá trị bình thường theo tuổi và giới tính là xét nghiệm đầu tay. Nhưng chưa đủ để chẩn đoán xác định.
  • Chẩn đoán xác định bằng nghiệm pháp động (nghiệm pháp gắng sức, nghiệm pháp hạ đường huyết với insulin, nghiệm pháp kích thích bằng glucagon), ghi nhận GH đáp ứng dưới mức bình thường.

Chẩn đoán thiếu hormone hướng thượng thận

  • Xét nghiệm cortisol máu buổi sáng thấp hơn bình thường là xét nghiệm đầu tay.
  • Chẩn đoán xác định bằng nghiệm pháp động (nghiệm pháp bằng metyrapone, nghiệm pháp hạ đường huyết bằng insulin, nghiệm pháp kích thích bằng Glucagon, nghiệm pháp kích thích bằng gynacthen), ghi nhận cortisol đáp ứng dưới mức bình thường.
Tuyến yên đóng vai trò vô cùng quan trọng trong cơ thể

Chẩn đoán thiếu hormone hướng sinh dục

  • Nam: Testosterone thấp, FSH và LH thấp hoặc bình thường. Có thể đếm số lượng tinh trùng nếu muốn có con.
  • Nữ: Estradiol thấp, FSH và LH thấp hoặc bình thường.
  • Nghiệm pháp động để chẩn đoán xác định thường không cần thiết.

Chẩn đoán thiếu hormone kích thích tuyến giáp

  • Kết quả xét nghiệm hormon giáp (fT4) thấp. TSH bình thường hoặc thấp thường đủ để chẩn đoán suy giáp do nguyên nhân trung ương.
  • Nghiệm pháp kích thích bằng TRH được dùng để xác định nguyên nhân suy giáp, là do bệnh lý tại tuyến yên hay vùng hạ đồi.

Chẩn đoán thiếu prolactin

Kết quả xét nghiệm prolactin thấp hơn giá trị bình thường theo giới thường, đủ để chẩn đoán thiếu prolactin.

Phương pháp điều trị

Tùy thuộc vào nguyên nhân và các hormone bị thiếu, bác sĩ có thể chỉ định những phương pháp như:

  • Thay thế hormone: cung cấp các hormone bị thiếu để đảm bảo các chức năng của cơ thể.
  • Phẫu thuật: loại bỏ khối u trong tuyến yên.
  • Xạ trị: trong một số trường hợp có thể dùng xạ trị để thu nhỏ khối u.

Trên đây là những thông tin về bệnh suy tuyến yên. Hy vọng qua bài viết, bạn đã hiểu hơn về căn bệnh này. Nếu cần được tư vấn về phương pháp điều trị bệnh, liên hệ hotline 1900 1984.

Bệnh viện Quốc tế DoLife

Địa chỉ: Tầng 2, Tòa nhà Suced, 108 Nguyễn Hoàng, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Hotline: 1900 1984

Website: dolifehospital.vn

Email: info@dolifehospital.vn

FanpageBệnh viện Quốc tế Dolife

 

Từ khóa:

Bài viết liên quan

Khớp cắn sâu: Nguyên nhân, biểu hiện và cách khắc phục

Khớp cắn sâu: Nguyên nhân, biểu hiện và cách khắc phục

Khớp cắn sâu là một dạng sai lệch khớp cắn khá phổ biến. Tình trạng này khiến sức khỏe và sinh hoạt của người mắc phải bị ảnh hưởng. Vậy nguyên nhân, biểu hiện và cách khắc phục khớp cắn sâu như thế nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết sau! Khớp cắn sâu là […]

Mù màu: Những thông tin cần biết

Mù màu: Những thông tin cần biết

Người mắc bệnh mù màu là người không có khả năng phân biệt các màu sắc khác nhau. Vậy mù màu là bệnh gì? Cùng tìm hiểu những thông tin về bệnh mù màu trong bài viết dưới đây. Mù màu là bệnh gì? Bệnh mù màu, hay còn gọi là loạn sắc, là một […]

Hở hàm ếch ở trẻ: Nguyên nhân và cách điều trị

Hở hàm ếch ở trẻ: Nguyên nhân và cách điều trị

Hở hàm ếch ở trẻ có gây nguy hiểm không? Điều trị thế nào? Cùng DoLife tìm hiểu qua bài viết dưới đây! Hở hàm ếch là bệnh gì? Hở hàm ếch hay còn gọi là khe hở vòm miệng là một dị tật bẩm sinh phổ biến ở trẻ em. Đây là tình trạng khi […]

Đậu mùa khỉ có triệu chứng là gì?

Đậu mùa khỉ có triệu chứng là gì?

Đậu mùa khỉ là căn bệnh có khả năng lây lan rất nhanh. Vậy triệu chứng của bệnh là gì? Cách điều trị và phòng ngừa ra sao? Tìm hiểu qua bài viết dưới đây! Tìm hiểu về bệnh đậu mùa khỉ? Đậu mùa khỉ (Monkeypox) là một bệnh nhiễm virus hiếm gặp do virus […]