Sinh mổ lần 4 cần lưu ý điều gì để hạn chế biến chứng?

10/04/2024
Tác giả: Trần Chang
Chia sẻ

Sinh mổ lần 4 được coi là một sự mạo hiểm đối với mẹ bầu. Bởi trong lần sinh mổ thứ 4 này mẹ sẽ phải đối mặt với rất nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe. Vậy sinh mổ lần 4 cần lưu ý điều gì? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Đẻ mổ có thể sinh con tối đa bao nhiêu lần?

Không có giới hạn cứng nhắc về số lần mổ đẻ mà một phụ nữ có thể trải qua. Quyết định nên sinh con bằng phương pháp mổ đẻ hay sinh tự nhiên thường là quyết định cá nhân. Và nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Người phụ nữ cần thảo luận kỹ với bác sĩ để hiểu rõ về tình trạng sức khỏe. Và đưa ra quyết định dựa trên thông tin và hỗ trợ chuyên môn.

Một số yếu tố quan trọng quyết định mẹ có nên sinh mổ nhiều lần hay không có thể kế đến như:

+ Sự hồi phục sau mổ đẻ

Phẫu thuật đẻ mổ là một quá trình lớn và đòi hỏi thời gian hồi phục. Sự hồi phục sau mổ đẻ có thể ảnh hưởng đến quyết định về việc sinh con lần tiếp theo.

+ Lịch sử mổ đẻ trước đó

Mẹ có thể gặp những rủi ro ảnh hưởng đến sức khỏe. Nếu như mẹ đã trải qua nhiều lần mổ đẻ trước đó. 

+ Yếu tố sức khỏe:

Yếu tố chính quyết định mẹ có nên sinh mổ lần 4 hay không đó chính là tình hình sức khỏe của mẹ. Nếu có các vấn đề y tế hay rủi ro cao, bác sĩ có thể đề xuất giới hạn số lần mổ đẻ.

+ Khả năng sinh con tự nhiên

Trong một số trường hợp, người phụ nữ có thể quyết định chuyển sang phương pháp sinh tự nhiên sau một số lần mổ đẻ. Tuy nhiên, quyết định này cũng phải được đưa ra dưới sự giám sát của bác sĩ.

+ Khuyến nghị của bác sĩ

Bác sĩ có thể đưa ra khuyến nghị dựa trên đánh giá tổng thể về tình trạng sức khỏe và lịch sử sinh sản của người phụ nữ. Điều này có thể bao gồm cả việc xem xét rủi ro và lợi ích của việc mổ đẻ lần thứ hai hoặc nhiều hơn.

Một số nguy cơ có thể xảy ra khi sinh mổ lần 4

Đẻ mổ lần 4 có nguy hiểm không? Câu trả lời là “CÓ”.

Sinh mổ lần thứ 4 có thể mang đến nhiều nguy cơ và rủi ro hơn các lần sinh mổ trước đó. Dưới đây là một số nguy cơ mà người phụ nữ có thể đối mặt khi sinh mổ lần thứ 4:

  • Vỡ tử cung: Đẻ mổ lần 4 có thể khiến tử cung bị bục một phần hoặc hoàn toàn. Từ đó làm ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa và bàng quang. Nguy cơ này càng tăng nếu khoảng cách giữa 2 lần sinh mổ quá liền nhau.
  • Mất máu nhiều trong trường hợp thai bám sẹo
  • Gặp một số biến chứng ở bàng quang
  • Nhau thai bất thường: nhau bong non, nhau cài răng lược… .Đây là những trường hợp có thể dẫn tới biến chứng cực kỳ nguy hiểm. Có thể gây nên các biến chứng như băng huyết, cắt bỏ tử cung và thậm chí là tử vong.
  • Dính ruột: Khả năng ruột sinh vào ruột hay thành bụng và bàng quang là rất cao khi sinh mổ lần 4. Bên cạnh đó, thai nhi cũng phải đối mặt với nguy cơ ngạt, viêm phổi
  • Lạc nội mạc tử cung
  • Tác dụng phụ từ thuốc gây tê/gây mê và các di chứng như nhiễm trùng vết mổ
  • Phục hồi chậm: Trải qua quá nhiều lần sinh nở, sức khỏe của chị em phụ nữ sẽ suy giảm rõ rệt. Điều này khiến sản phụ phải chịu nhiều đau đớn hơn, khả năng phục hồi chậm hơn trong lần sinh mổ thứ tư.

Sinh mổ lần 4 nên cách lần 3 bao lâu?

Khoảng cách giữa lần sinh mổ thứ 4 nên cách lần sinh mổ thứ 3 bao lâu là câu hỏi mà nhiều sản phụ quan tâm. 

Theo Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Hoa kỳ, để cơ thể người mẹ cần ít nhất 18 tháng để hồi phục sau lần sau lần sinh gần nhất. Nếu mang thai sớm hơn 12 tháng có thể khiến mẹ có nguy cơ sinh non, nứt vết mổ,…

Vì vậy, để có thể đưa ra lời khuyên khoảng cách giữa 2 lần sinh thì bác sĩ sẽ căn cứ vào những yếu tố:

  • Tình trạng vết sẹo mổ
  • Tâm lý, sức khỏe của người mẹ
  • Nhu cầu, nguyện vọng của người mẹ và gia đình

Những lưu ý khi mẹ sinh mổ lần 4

Sinh mổ lần 4 mang đến rất nhiều rủi ro cho cả mẹ và thai nhi. Vì vậy, khi mang thai lần thứ 4, mẹ cần được theo dõi thai kỳ cẩn thận bởi bác sĩ sản khoa có kinh nghiệm. Bên cạnh đó, mẹ cũng cần hết sức những điều sau để đảm bảo có một thai kỳ khỏe mạnh:

– Mẹ cần khám và kiểm tra, đánh giá tình trạng thai định kỳ theo đúng lịch hẹn của bác sĩ chuyên khoa. Việc khám, kiểm tra tình trạng của mẹ và bé trong thai kỳ là rất cần thiết. Ở mỗi mốc tuần thai, thai nhi sẽ phát triển, cơ thể của mẹ cũng có nhiều thay đổi. Khám, xét nghiệm sàng lọc sẽ giúp bác sĩ chuyên khoa kịp thời nắm bắt được những bất thường. Từ đó đưa ra hướng xử lý phù hợp.

– Lưu giữ lại hồ sơ sinh ở những lần sinh trước. Điều này giúp  bác sĩ Sản khoa có thể nắm rõ tình trạng, tiền sử các vấn đề bệnh lý, biến chứng của mẹ bầu.

– Thai phụ cần nghỉ ngơi thường xuyên, hạn chế vận động mạnh, làm việc nặng. Tránh để đầu óc, tâm lý mệt mỏi, căng thẳng trong suốt thai kỳ.

– Đến gặp bác sĩ ngay khi xuất hiện các dấu hiệu bất thường như đau vết mổ cũ, ra máu,….

– Theo dõi thai kỳ và sinh ở những bệnh viện uy tín. Những bệnh viện này sẽ có đội ngũ bác sĩ sản khoa, nhi khoa giàu kinh nghiệm. Cùng với đó là chất lượng dịch vụ tuyệt vời. Từ đó có thể chăm sóc và tư vấn, hỗ trợ mẹ bầu có một thai kỳ khỏe mạnh.

Trên đây là những thông tin về vấn đề sinh mổ lần 4. Nhìn chung sinh mổ lần 4 là quyết định khá mạo hiểm của sản phụ. Bởi lúc này mẹ và thai nhi sẽ phải đối mặt với rất nhiều biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu đã chuẩn bị một sức khỏe tốt và lựa chọn được địa chỉ y tế uy tín để gửi gắm sức khỏe thai kỳ thì mẹ hoàn toàn có thể yên tâm. Bệnh viện Quốc tế DoLife với đội ngũ Bác sĩ phụ sản tuyến TW hơn 40 năm kinh nghiệm. Chắc chắn sẽ giúp mẹ vượt cạn bình an, đón con yêu như ý. Liên hệ hotline 1900 1984 để được tư vấn.

Cùng theo dõi hành trình sinh mổ lần 4 của sản phụ Ma Thị Liêm tại BVQT DoLife trong video dưới đây:

Bệnh viện Quốc tế DoLife

Địa chỉ: Tầng 2, Tòa nhà Suced, 108 Nguyễn Hoàng, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Hotline: 1900 1984

Website: dolifehospital.vn

Email: info@dolifehospital.vn

FanpageBệnh viện Quốc tế Dolife

 

Từ khóa:

Bài viết liên quan

Người bệnh u nang buồng trứng cần ăn uống theo chế độ nào?

Người bệnh u nang buồng trứng cần ăn uống theo chế độ nào?

Một chế độ ăn uống phù hợp có thể giúp thuyên giảm bệnh u nang buồng trứng. Vậy người mắc bệnh u nang buồng trứng cần có lưu ý gì trong chế độ ăn uống? Cùng tìm hiểu thông qua bài biết dưới đây nhé! U nang buồng trứng là bệnh gì? U nang buồng […]

Chăm sóc bà bầu 3 tháng đầu cần lưu ý gì?

Chăm sóc bà bầu 3 tháng đầu cần lưu ý gì?

3 tháng đầu thai kỳ là giai đoạn vàng cho thai nhi hình thành và phát triển. Do đó, trong giai đoạn này, mẹ cần đặc biệt lưu ý đến chế độ dinh dưỡng hàng ngày. Dưới đây là cẩm nang chăm sóc bà bầu 3 tháng đầu các mẹ có thể tham khảo.  “Nằm […]

Biến chứng tiền sản giật: Chớ chủ quan – Nguy hiểm khôn lường! 

Biến chứng tiền sản giật: Chớ chủ quan – Nguy hiểm khôn lường! 

Tiền sản giật là hội chứng thai nghén toàn thân phổ biến, xảy ra 3 tháng cuối thai kỳ. Vậy biến chứng tiền sản giật là gì, dấu hiệu nhận biết bệnh? Hãy cùng tìm hiểu những thông tin về tiền sản giật thông qua bài viết dưới đây mẹ nhé! Tìm hiểu khái quát […]

Đẻ mổ xong có được uống mật ong không?

Đẻ mổ xong có được uống mật ong không?

Sau sinh, đặc biệt là sinh mổ, sản phụ phải chú ý quan tâm đến sức khỏe để nhanh chóng phục hồi. Chế độ dinh dưỡng là một trong những yếu tố quan trọng giúp sản phụ nhanh chóng lấy lại sức khỏe. Liệu bạn đã biết về việc sử dụng mật ong sau đẻ […]