Rối loạn tâm lý tuổi dậy thì: Những điều cần biết

25/11/2023
Tác giả: Ngọc Mỹ
Chia sẻ
Rối loạn tâm lý tuổi dậy thì có nguy hiểm không?
Rối loạn tâm lý tuổi dậy thì có nguy hiểm không?

Theo số liệu từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tỷ lệ trẻ nhỏ và trẻ vị thành niên bị rối loạn tâm thần lên tới 20%. Tại nước ta, tỷ lệ này là 8 – 29%. Cùng với đó, rối loạn tâm lý tuổi dậy thì đang là vấn đề đáng báo động mà ba mẹ cần lưu ý.

Nguyên nhân gây rối loạn tâm lý tuổi dậy thì

Dậy thì là giai đoạn chuyển giao từ trẻ nhỏ thành người lớn, là lứa tuổi có nhiều thay đổi phức tạp cả về hình thể, tâm lý và sinh lý. Ở giai đoạn này, trẻ trở nên nhạy cảm và dễ bị sốc hơn rất nhiều. Các vấn đề xảy ra có thể đè nặng lên tâm lý gây rối loạn tâm lý tuổi dậy thì.

Có 3 nguyên chính khiến trẻ rối loạn tâm lý tuổi dậy thì:

Sinh lý

Ở tuổi dậy thì, các hormone sinh dọc phát triển nhanh, trẻ trải qua sự thay đổi lớn về nội tiết tố trong cơ thể. Việc này ảnh hưởng trực tiếp đến cảm xúc, tâm trạng và hành vi. Trẻ dễ cảm thấy lo lắng, bồn chồn, buồn bã, tức giận, mất kiểm soát. Sự thay đổi về hình thể cùng các vấn đề về giới tính, tình dục dễ khiến trẻ cảm thấy tự ti, mặc cảm, áp lực.

Tâm lý

Ở tuổi dậy thì, trẻ tìm kiếm giá trị và bản sắc cá nhân, hình thành những suy nghĩ, thái độ và quan điểm mới. Trẻ loay hoay trong việc quản lý cảm xúc, giải quyết xung đột và tự thích nghi với những thay đổi.

Yếu tố xã hội

Giai đoạn dậy thì cũng là thời điểm trẻ đang mở rộng các mối quan hệ bạn bè, cộng đồng. Những áp lực, cạnh tranh trong học tập, giao tiếp dễ ảnh hưởng đến tâm lý, khiến trẻ dễ bị sốc, hoang mang, căng thẳng kéo dài. Bên cạnh đó, trẻ cũng thường cảm thấy bị kiểm soát, mất quyền lựa chọn, bị bỏ rơi… khiến cảm xúc bị đè nén trong thời gian dài.

Dấu hiệu rối loạn tâm lý tuổi dậy thì

Khi bị rối loạn tâm lý, trẻ thường có các biểu hiện như:

– Khả năng học tập suy giảm, học hành sa sút hơn so với giai đoạn trước.

– Dễ cáu gắt, bực bội, mấy kiểm soát.

– Rối loạn giấc ngủ: nhiều nhiều, mất ngủ…

– Ăn uống thất thường: chán ăn, bỏ ăn, ăn uống vô độ… dẫn đến tình trạng tăng hoặc giảm cân.

– Rối loạn suy nghĩ.

– Stress trong học tập.

– Ở trường hợp nặng, rối loạn tâm lý tuổi dậy thì ở trẻ có thể tiến triển thành bệnh lý tâm thần với các biểu hiện như: hoang tưởng, ảo giác, trầm cảm, gia tăng hoạt động…

Các vấn đề rối loạn tâm lý tuổi dậy thì

Trẻ dậy thì bị rối loạn tâm lý thường xuất hiện các vấn đề như:

Rối loạn cảm xúc

Trẻ dễ thay đổi cảm xúc, trở nên nhạy cảm hơn ngay cả với những vấn đề nhỏ nhất. Trẻ cũng dễ thay đổi cảm xúc từ hưng phấn sang ức chế hoặc ngược lại một cách nhanh chóng, nhanh buồn, nhanh vui.

Trẻ thường xuất hiện các biểu hiện như: mất tập trung, hay quên, chán ăn, gầy sút, mất ngủ, chậm chạp, nhạy cảm và hay suy diễn tiêu cực…

Stress và trầm cảm

Những áp lực từ việc học, từ gia đình, bạn bè, thầy cô, xã hội… dễ khiến trẻ xuất hiện các suy nghĩ tiêu cực về trình độ, ngoại hình bản thân… Trẻ hình thành nhiều mong muốn vượt quá khả năng, dần dần tích tụ lại thành stress.

Các vấn đề mệt mỏi, lo lắng, căng thẳng, đau đầu… do stress ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả học tập và sức khỏe thể chất của trẻ.

Tỷ lệ mắc trầm cảm ở độ tuổi dậy thì cũng ngày càng gia tăng. Các dấu hiệu thường thấy như: không quan tâm đến mọi thứ xung quanh, buồn bã, dễ mệt mỏi, bi quan, rối loạn giấc ngủ, sống khép mình, ngại giao tiếp… Trẻ thường tự cô lập với thế giới bên ngoài, tự làm đau bản thân.

Rối loạn ăn uống

Trẻ có thể ăn rất ít, né tránh việc ăn uống hoặc ăn uống vô độ. Ngoại hình và cân nặng của trẻ trong giai đoạn này cũng có sự thay đổi đến khác biệt.

Lạm dụng chất kích thích, chất gây nghiện

Không ít trẻ trong tuổi dậy thì bắt đầu thử hút thuốc, uống rượu bia, thậm chí sử dụng chất gây nghiện như một “liều thuốc chứng tỏ bản thân” hoặc để giải tỏa những căng thẳng tâm lý

Trẻ bị rối loạn tâm lý tuổi dậy thì: Ba mẹ cần làm gì?

Dậy thì là giai đoạn nhạy cảm, trẻ rất cần đến sự chăm sóc, đồng hành của người thân, bạn bè.

Phát hiện sớm, điều trị tận tình chính là yếu tố quan trọng giúp trẻ “thoát ra” khỏi tình trạng rối loạn tâm lý tuổi dậy thì. Khi thấy con có các dấu hiệu rối loạn tâm lý, ba mẹ cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ chuyên khoa tâm lý, tâm thần để được chẩn đoán và lên phác đồ điều trị phù hợp.

Đồng hành cùng con, ba mẹ lưu ý:

– Thường xuyên giao tiếp với trẻ một cách cởi mở, chân thành để con có thể trò chuyện, chia sẻ với ba mẹ về các vấn đề đang gặp phải.

– Chia sẻ kinh nghiệm của bản thân về những câu chuyện mà ba mẹ đã từng trải qua ở tuổi dậy thì để giúp con cảm thấy mình không đơn độc. Nói chuyện để trẻ hiểu rằng, sự thay đổi ngoại hình và tâm lý ở tuổi dậy thì là đều bình thường, không phải quá lo lắng.

– Trang bị các thông tin về vấn đề rối loạn tâm sinh lý tuổi dậy thì để có thể đồng hành cùng con tốt hơn.

– Chú ý đến các hành vi của trẻ để có thể định hướng cho con. 

– Không giấu diếm, mặc cảm về các vấn đề hay các biểu hiện tâm lý không bình thường của con cái. Thay vào đó, ba mẹ cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ chuyên khoa tâm lý, tâm thần sớm để được chẩn đoán và điều trị tích cực.

– Khuyến khích trẻ tham gia vào những hoạt động xã hội, hoạt động tập thể.

– Tránh để con tiếp xúc với các thể loại bạo lực (phim ảnh, trò chơi…) và các văn hóa phẩm đồi trụy…

– Xây dựng thực đơn dinh dưỡng khoa học với sự phát triển thể chất của trẻ.

Trên đây là những thông tin chung về rối loạn tâm lý tuổi dậy thì. Nếu bạn cần được hỗ trợ giải đáp hoặc cung cấp thêm thông tin khám chữa bệnh, liên hệ ngay tới hotline 1900 1984 của DoLife để được hỗ trợ sớm nhất!

Lưu ý: Bài viết cung cấp thông tin  mang tính chất tham khảo. Bạn đọc vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc Chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Bệnh viện Quốc tế DoLife

Địa chỉ: Tầng 2, Tòa nhà Suced, 108 Nguyễn Hoàng, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Hotline: 1900 1984

Website: dolifehospital.vn

Email: info@dolifehospital.vn

FanpageBệnh viện Quốc tế Dolife

Từ khóa:

Bài viết liên quan

Giang mai: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng ngừa

Giang mai: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng ngừa

Giang mai là một trong những căn bệnh lây truyền qua đường tình dục rất nguy hiểm. Bệnh gây nên hậu quả nặng nề, nếu không được điều trị kịp thời. Vây bệnh giang mai là gì? Dấu hiệu nhận biết ra sao? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây. Giang mai là bệnh […]

Viêm Amidan khi nào cần cắt?

Viêm Amidan khi nào cần cắt?

Viêm amidan là bệnh lý phổ biến với tỷ lệ mắc trên toàn thế giới là 27%.  Bệnh có thể xuất hiện ở bất kỳ đối tượng nào, nhưng phổ biến nhất vẫn là ở trẻ nhỏ.  Viêm amidan có nên cắt và khi nào cần cắt? Tìm hiểu chi tiết ngay trong bài viết […]

Trật khuỷu tay: Những điều cần lưu ý ngay!

Trật khuỷu tay: Những điều cần lưu ý ngay!

Trật khớp khuỷu tay là một chấn thương phổ biến có thể gặp ở bất kỳ đối tượng nào. Nếu không được điều trị kịp thời, người bệnh có thể gặp các biến chứng về thần kinh, mạch máu, suy giảm khả năng vận động, thậm chí là tàn tật. Tổng quan về trật khuỷu […]

Zona thần kinh: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

Zona thần kinh: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

Zona thần kinh là bệnh viêm da do virus. Bệnh gây những biểu hiện như đau, rát, tê, ngứa,… ở vùng da bị tổn thương. Việc hiểu rõ về bệnh sẽ giúp bạn tìm được phương pháp điều trị đúng đắn để nhanh hồi phục. Zona thần kinh là bệnh gì? Bệnh zona thần kinh […]