
Rò động tĩnh mạch là bệnh lý mạch máu hiếm gặp với diễn tiến âm thầm, ít triệu chứng nhưng để lại biến chứng nặng nề. Theo dõi biểu hiện để phát hiện và điều trị kịp thời là phương pháp tối ưu nhất trong việc hạn chế hậu quả của bệnh lý này.
Rò động tĩnh mạch là gì?
Rò động tĩnh mạch (arteriovenous fistula) là tình trạng mạch máu bất thường. Trong đó, áp lực dòng chảy máu cao, động mạch và tĩnh mạch thông nối bất thường, không qua mao mạch. Việc này khiến máu từ động mạch không tới được các mô ở mao mạch gây tình trạng thiếu oxy và chất dinh dưỡng ở các mô này.
Rò động tĩnh mạch gây nguy cơ vỡ thành mạch và chảy máu cao do máu di chuyển từ nơi áp lực cao (động mạch) tới nơi áp lực thấp (tĩnh mạch). Việc này có thể gây ra hệ quả nghiêm trọng tới hệ thần kinh trung ương và các tạng trong cơ thể.
Rò động tĩnh mạch có thể xảy ra ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể, tuy nhiên phổ biến nhất là ở chân. Nếu không được điều trị, lỗ rò có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.
Nguyên nhân gây rò động tĩnh mạch
Nguyên nhân
Nguyên nhân gây rò động tĩnh mạch khá đa dạng, có thể từ bẩm sinh hoặc do tổn thương mắc phải:
– Nguyên nhân bẩm sinh: bệnh không phát triển khi thai còn trong bụng mẹ mà chỉ biểu hiện khi trẻ được sinh ra.
– Bệnh lý di truyền Osler-Weber-Rendu khiến cơ thể, đặc biệt là phổi xuất hiện các thông nối động tĩnh mạch bất thường.
– Chấn thương xuyên qua da (vết thương từ đạn hoặc vết đâm) ở nơi tĩnh mạch và động mạch giao nhau.
– Biến chứng của thông tim khi kim xuyên qua động mạch và tĩnh mạch tạo nên lỗ rò.
– Phẫu thuật tạo thông nối động tĩnh mạch (thủ thuật cần thiết với bệnh nhân lọc máu, chạy thận, dùng tuần hoàn nhân tạo) gây ra lỗ rò ở cẳng tay hoặc đùi.
Yếu tố nguy cơ
Bên cạnh yếu tố di truyền và bẩm sinh, rò động tĩnh mạch có nguy cơ cao xuất hiện ở các trường hợp:
– Thông tim.
– Huyết áp cao liên tục gây áp lực khiến đường thông nới rộng ra.
– Béo phì.
– Sử dụng một số loại thuốc chứa chất làm loãng máu và kiểm soát chảy máu.
– Người cao tuổi.
– Nữ giới.
Triệu chứng rò động tĩnh mạch
Triệu chứng
Tùy vào vị trí rò mà rò động tĩnh mạch có biểu hiện khác nhau. Với lỗ rò nhỏ, người bệnh thường không xuất hiện bất kỳ triệu chứng nào. Với lỗ rò lớn, các triệu chứng thường nghiêm trọng, thậm chí đe dọa tính mạng người bệnh:
– Tĩnh mạch phồng, ánh tía, có thể nhìn thấy rõ qua da. Hiện tượng tương tự như giãn tĩnh mạch.
– Cánh tay hoặc chân sưng phồng.
– Huyết áp giảm.
– Suy tim.
– Mệt mỏi.
Với những lỗ rò trong phổi, người bệnh xuất hiện các triệu chứng nặng:
– Da nhợt nhạt, xanh xao.
– Ngón tay dùi trống.
– Ho ra máu.
Với rò động tĩnh mạch đường tiêu hóa, người bệnh có thể bị chảy máu đường tiêu hóa.
Biến chứng
Nếu không được điều trị kịp thời, đúng cách, rò động tĩnh mạch có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm:
– Suy yếu cơ tim, suy tim. Huyết áp ngoại biên thấp hơn, tim về máu nhanh hơn.
– Xuất hiện cục máu đông gây thuyên tắc phổi, có nguy cơ gây đột quỵ.
– Đau chân.
– Chảy máu, chảy máu tiêu hóa.
Chẩn đoán rò động tĩnh mạch
Để chẩn đoán rò động tĩnh mạch, bác sĩ cần thăm hỏi bệnh sử, tiền căn của người bệnh kết hợp với khám lâm sàng và chỉ định các xét nghiệm. Bác sĩ dùng ống nghe để nghe âm thổi. Khi nghi ngờ có lỗ rò, người bệnh thường được chỉ định làm các xét nghiệm như:
– Xét nghiệm máu để đo độ bão oxy máu tĩnh mạch.
– Siêu âm Doppler mạch máu để kiểm tra lỗ rò động tĩnh mạch.
– Chụp cắt lớp vi tính mạch máu để kiểm tra động mạch qua hình ảnh.
– Chụp mạch cộng hưởng từ mạch máu để khảo sát lỗ rò trong cơ thể, đặc biệt là các lỗ rò nằm quanh mô mềm.
Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần được làm chẩn đoán phân biệt với các bệnh lý khác như: xơ gan, cường giáp, bệnh Paget của xương, Sarcoma.
Điều trị rò động tĩnh mạch
Việc điều trị rò động tĩnh mạch được bác sĩ chỉ định dựa trên tình trạng mà bệnh nhân đang gặp phải.
Điều trị nội khoa
Với lỗ rò nhỏ và không gây ra các vấn đề sức khỏe nguy hiểm, bệnh nhân thường được chỉ định theo dõi định kỳ mà không cần phải điều trị.
Điều trị ngoại khoa
Điều trị ngoại khoa thường được chỉ định trong các trường hợp:
– Mạch máu bất thường, ảnh hưởng đến cuộc sống bệnh nhân.
– Khối rò động tĩnh mạch có kích thước nhỏ (khi vỡ gây hematome lớn hơn khối có kích thước lớn hay trung bình).
– Có nguy cơ vỡ khối dị dạng phình mạch hoặc có tiền sử vỡ khối dị dạng mạch.
Các phương pháp điều trị phổ biến thường được áp dụng như:
– Nén dưới chỉ dẫn của siêu âm để chặn lưu lượng máu đến mạch máu bị tổn thương. Thủ thuật này có ưu điểm là nhanh (chỉ khoảng 10 phút) tuy nhiên không phải lúc nào cũng mang lại hiệu quả. Trung bình cứ 3 người thì có 1 người đáp ứng với phương pháp này.
– Nút mạch nhờ ống thông để điều hướng lại dòng chảy của máu. Bác sĩ đưa ống thông mạch nhỏ vào một động mạch gần lỗ rò và đặt một vòng kim loại hoặc stent ngay tại vị trí lỗ rò.
– Phẫu thuật được áp dụng với các trường hợp lỗ rò động tĩnh mạch lớn, không thể điều trị bằng phương pháp nút mạch nhờ ống thông. Tùy vào kích thước và vị trí lỗ rò mà bác sĩ sẽ tư vấn và thực hiện loại phẫu thuật phù hợp.
Trên đây là những thông tin chung về rò động tĩnh mạch. Nếu bạn cần được hỗ trợ giải đáp hoặc cung cấp thêm thông tin khám chữa bệnh, liên hệ ngay tới hotline 1900 1984 của DoLife để được hỗ trợ sớm nhất!
Lưu ý: Bài viết cung cấp thông tin mang tính chất tham khảo. Bạn đọc vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc Chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.
Bệnh viện Quốc tế DoLife
Địa chỉ: Tầng 2, Tòa nhà Suced, 108 Nguyễn Hoàng, Nam Từ Liêm, Hà Nội Hotline: 1900 1984 Website: dolifehospital.vn Email: info@dolifehospital.vn Fanpage: Bệnh viện Quốc tế Dolife |
Bài viết liên quan

Bắp chân to cơ: Nguyên nhân, cách khắc phục hiệu quả
Bắp chân to cơ là tình trạng không hiếm gặp. Bắp chân to khiến thẩm mỹ bị ảnh hưởng. Vậy nguyên nhân nào dẫn tới bắp chân bị to và cách khắc phục ra sao? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé! Khái niệm về bắp chân Trước khi tìm hiểu về bắp […]

Đau nửa đầu sau sinh: Nguyên nhân và cách khắc phục dành cho mẹ bỉm
Theo số liệu thống kê, tỷ lệ phụ nữ gặp chứng đau nửa đầu sau sinh lên tới 39%. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này như: thay đổi hoocmon, căng thẳng, thiếu máu lên não… Để DoLife mách mẹ những giải pháp hiệu quả để khắc phục vấn đề này! Cảnh báo […]

Viêm ruột thừa: Cách chẩn đoán và điều trị
Viêm ruột thừa là tình trạng thường gặp trong bệnh lý ngoại khoa ổ bụng. Vậy nguyên nhân, cách chẩn đoán cũng như điều trị bệnh thế nào, cùng tìm hiểu nhé! Tổng quan về viêm ruột thừa Trước tiên, cần hiêu rõ định nghĩa về ruột thừa. Ruột thừa là ống mỏng nối với […]

Cường kinh là bệnh gì? Có nguy hiểm không?
Cường kinh là một căn bệnh phụ khoa mà rất ít chị em biết đến. Vậy căn bệnh cường kinh là gì? Có nguy hiểm không? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây! Cường kinh là bệnh gì? Cường kinh là tình trạng kinh nguyệt ra nhiều hơn bình thường hoặc kéo dài hơn […]