Quy trình mổ nội soi phẫu thuật dây chằng chéo trước thực hiện thế nào?

23/02/2024
Tác giả: Trần Chang
Chia sẻ

Mổ nội soi tái tạo dây chằng chéo được thực hiện như thế nào? Có biến chứng gì sau phẫu thuật? Chăm sóc và phục hồi ra sao? Cùng DoLife tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Nguyên nhân gây đứt dây chằng chéo trước

Tổn thương dây chằng chéo là chấn thương đầu gối phổ biến nhất

Đứt dây chằng chéo trước là một tổn thương thường gặp nhất trong chấn thương khớp gối. Khoảng 70% tổn thương dây chằng chéo trước là do chấn thương gián tiếp. Và 30% do chấn thương trực tiếp. Dây chằng chéo trước bị đứt thường xảy ra trong các tình huống chấn thương như sau:

– Chấn thương trực tiếp vào vị trí mặt trước gối. Thường hay gặp trong cú va chạm trong tình huống cản bóng khi thi đấu, tai nạn giao thông.

– Khi đang chạy mà dừng đột ngột và chuyển hướng nhanh chóng. Đây là tổn thương gián tiếp.

– Khi xoay người sang phía đối diện trong lúc bàn chân giữ nguyên. Đây cũng là tổn thương gián tiếp.

– Khi thực hiện cú nhảy cao, rơi một chân tiếp đất trong tư thế không thuận, đây là tổn thương gián tiếp.

Triệu chứng khi dây chằng chéo trước gối bị đứt

Một số triệu chứng có thể xuất hiện khi bị đứt dây chằng chéo đầu gối như:

– Nghe thấy tiếng rắc sau khi bị chấn thương. Đầu gối bị sưng nề. Vận động trở nên khó khăn. Các triệu chứng này sẽ tự hết sau vài tuần.

– Lỏng gối: Người bệnh cảm giác đi lại khó khăn, chân yếu; chân bên gối lỏng khó khăn khi đứng trụ; dễ vấp ngã khi chạy nhanh; khi leo cầu thang, cảm giác chân không thật, khó khăn bước lên, bước xuống.

– Teo cơ: Do teo cơ nên bên đùi bị chấn thương sẽ nhỏ hơn so với bên lành. Do người bệnh ít vận động do đau bởi khớp gối bị lỏng lẻo nên triệu chứng này thường xuất hiện muộn. Những người ít vận động như nhân viên văn phòng, học sinh… thường dễ xảy ra tình trạng teo cơ.

Bác sĩ chẩn đoán tình trạng tổn thương dây chằng chéo đầu gối thông qua chụp X – quang, chụp MRI.

Chấn thương này khiến cho việc di chuyển của người bệnh trở nên khó khăn

Phương pháp phẫu thuật dây chằng chéo trước

Hiện nay có rất nhiều phương pháp phẫu thuật dây chằng chéo trước. Tuy nhiên nội soi khớp đang là phương pháp phổ biến nhất. Bởi nó có giá thành tương đối thấp. Và người bệnh cũng có thể dễ dàng hồi phục sau phẫu thuật.

Phẫu thuật nội soi dây chằng chéo trước là biện pháp phẫu thuật xâm lấn hạn chế rất hiệu quả. Sử dụng các thiết bị nội soi để quan sát các cấu trúc bên trong khớp gối. Nhờ việc quan sát nội soi, các bác sĩ sẽ đưa ra các biện pháp phù hợp. Từ đó mang lại hiệu quả cao. Hạn chế mất máu và giảm bớt sự đau đớn cho người bệnh.

Những đối tượng dưới đây nếu bị tổn thương dây chằng chéo trước gối được khuyến cáo nên phẫu thuật nội soi:

– Vận động viên tham gia thi đấu các môn thể thao ở mức độ cao.

– Những người làm công việc đòi hỏi chức năng đầu gối chắc khỏe và ổn định.

– Mắc đa chấn thương khớp gối.

– Đã hoàn thành quá trình phục hồi chức năng khi bị rách dây chằng. Tuy nhiên vẫn chưa ổn định được chức năng khớp gối.

Quy trình phẫu thuật dây chằng chéo trước gối

Phẫu thuật nội soi dây chằng chéo trước là biện pháp phẫu thuật xâm lấn hạn chế rất hiệu quả

Quy trình phẫu thuật dây chằng chéo trước gối được thực hiện như sau:

– Bệnh nhân được tiến hành gây mê và gây tê

– Bệnh nhân nằm ở tư thế ngửa, đầu gối gập lại thành một góc vuông. Cần sử dụng vật đỡ ở vị trí đùi và bàn chân bệnh nhân.

– Phẫu thuật viên rạch một đường tiêu chuẩn trên xương chày. Bắt đầu ở giữa củ chày. Và kết thúc ở giữa xương chày để đưa các thiết bị như camera, dao mổ vào khớp.

– Bác sĩ sẽ đưa ra các biện pháp can thiệp phù hợp thông qua hình ảnh được ghi lại từ camera và đưa ra màn hình lớn. Để tái tạo dây chằng bị rách, phẫu thuật viên sẽ lấy một phần gân khỏe mạnh từ các khu vực khác để làm mảnh ghép tự thân như gân kheo, gân cơ tứ đầu đùi. Hoặc có thể sử dụng gân được hiến tặng từ người đã qua đời.

– Sau khi sửa chữa các tổn thương hoàn tất, bác sĩ khâu lại vết mổ. Và cố định bằng nẹp Orbe. Sau đó quấn băng vô trùng bên ngoài. Việc cắt chỉ có thể được thực hiện trong vòng 2 tuần kể từ ngày làm phẫu thuật.

Sau phẫu thuật có thể gặp biến chứng gì?

Đối với một số bệnh nhân, sau phẫu thuật có thể gặp một số biến chứng như:

– Nhiễm trùng: Việc nhiễm trùng trong các loại phẫu thuật khó có thể tránh khỏi. Nguyên nhân do việc vô trùng không chặt chẽ. Bệnh nhân có thể tử vong khi bị nhiễm trùng.

– Mất vững: Tình trạng này xảy ra do đứt hoặc giãn dây chằng đã tái tạo do kỹ thuật phẫu thuật còn kém.

– Tổn thương sụn tăng trưởng: Thường gặp ở trẻ nhỏ. Việc phẫu thuật có thể làm tổn thương sụn tăng trưởng. Dẫn đến các vấn đề về phát triển xương.

– Chảy máu, tê chi dưới: Do kỹ thuật phẫu thuật mà phẫu thuật viên có thể làm tổn thương động mạch khoeo của bệnh nhân. Từ đó gây chảy máu. Thậm chí có thể liệt cẳng chân và bàn chân tạm thời hoặc vĩnh viễn. Trường hợp này hiếm khi gặp.

Để hạn chế những biến chứng trên, người bệnh cần lựa chọn phẫu thuật tại những cơ sở y tế uy tín có bác sĩ giỏi. Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về phẫu thuật nội soi dây chằng trước. Nếu có bất kỳ thắc mắc vào, hãy liên hệ HOTLINE 1900 1984 để được tư vấn và hỗ trợ đặt lịch khám với chuyên gia.

Bệnh viện Quốc tế DoLife

Địa chỉ: Tầng 2, Tòa nhà Suced, 108 Nguyễn Hoàng, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Hotline: 1900 1984

Website: dolifehospital.vn

Email: info@dolifehospital.vn

FanpageBệnh viện Quốc tế Dolife

Từ khóa:

Bài viết liên quan

Thoát vị đĩa đệm có nguy hiểm không? Điều trị thế nào?

Thoát vị đĩa đệm có nguy hiểm không? Điều trị thế nào?

Thoát vị đĩa đệm là bệnh liên quan đến xương sống. Căn bệnh này hiện nay rất phổ biến, đặc biệt là dân văn phòng. Vậy thoát vị đĩa đệm có nguy hiểm không? Điều trị như thế nào? Tìm hiểu qua bài viết dưới đây. Thoát vị đĩa đệm là bệnh gì? Thoát vị […]

Cong vẹo cột sống điều trị như thế nào?

Cong vẹo cột sống điều trị như thế nào?

Cong vẹo cột sống là một dị tật khá phổ biến. Nguy hiểm hơn, cong vẹo cột sống đang có xu hướng xuất hiện nhiều ở trẻ em. Nếu không phát hiện và điều trị sớm, căn bệnh này có thể để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng. Thế nào là cong vẹo cột sống? […]

Phục hồi chức năng sau mổ dây chằng chéo trước

Phục hồi chức năng sau mổ dây chằng chéo trước

Phục hồi chức năng sau phẫu thuật dây chằng chéo trước là việc làm cần thiết. Nó quyết định đến thời gian và khả năng hồi phục của dây chằng. Vậy phục hồi chức năng sau mổ dây chằng chéo trước như thế nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết. Vì sao cần tập phục […]

Phẫu thuật thay khớp háng: Những điều cần biết

Phẫu thuật thay khớp háng: Những điều cần biết

Phẫu thuật thay khớp háng là một phẫu thuật chỉnh hình phổ biến, giúp loại bỏ phần khớp háng bị hư hỏng, tổn thương để thay thế bằng khớp nhân tạo, phục hồi khả năng vận động cho người bệnh Phẫu thuật thay khớp háng là gì? Phẫu thuật thay khớp háng là quá trình […]