Phân loại các mức độ bệnh hen phế quản 

10/10/2023
Tác giả: admin
Chia sẻ

Các bệnh lý về đường hô hấp, đặc biệt là bệnh hen phế quản luôn là mối đe dọa đến sức khỏe. Thông thường, bệnh có nhiều mức độ khác nhau, mỗi mức độ thường có những triệu chứng khác nhau. Cùng tìm hiểu thông tin chi tiết tại bài viết này nhé

Giải thích thế nào là hen phế quản? 

Hen phế quản (hay còn gọi là hen suyễn) là bệnh lý gây co thắt cơ trơn phế quản, phù nề và làm tăng tiết dịch đường thở khiến cho bệnh nhân xuất hiện triệu chứng khó thở thành cơn. Thường thì trước khi khởi phát cơn hen, bệnh nhân sẽ cảm thấy khó chịu ở vùng mũi họng và thường xuất hiện những cơn ho cấp tính. 

Ở trường hợp bị hen nhẹ, bệnh nhân sẽ chỉ thấy khó chịu mà không có dấu hiệu đáng lo lắng nào. Ngược lại, với trường hợp bị hen phế quản nặng, cơn khó thở nặng nề xuất hiện thường xuyên khiến cho bệnh nhân bắt buộc phải nhập viện. Nếu như không được điều trị kịp thời, bệnh nhân phải đối mặt với nguy cơ suy hô hấp, tử vong. 

Bệnh hen phế quản (hay còn gọi là hen suyễn) là bệnh lý gây co thắt cơ trơn phế quản, phù nề và làm tăng tiết dịch đường thở khiến cho bệnh nhân xuất hiện triệu chứng khó thở thành cơn.
Bệnh hen phế quản (hay còn gọi là hen suyễn) là bệnh lý gây co thắt cơ trơn phế quản, phù nề và làm tăng tiết dịch đường thở khiến cho bệnh nhân xuất hiện triệu chứng khó thở thành cơn.

“Điểm mặt chỉ tên” những nguyên nhân dẫn đến hen phế quản? 

Theo các chuyên gia, hiện nay không thể điều trị dứt điểm bệnh lý này. Trên thực tế, cơn hen sẽ xuất hiện khi bệnh nhân gặp phải các nhóm dị nguyên như là dị ứng đường thở do nấm mốc, bụi bẩn, do môi trường ẩm ướt, khói thuốc lá, chất thải động vật hoặc các nhóm dị nguyên khác. 

Ngoài ra, nguyên nhân gây hen phế quản còn xuất phát từ việc bệnh nhân tập thể dục và lao động quá sức, tiếp xúc với những điều kiện không khí quá khô hay quá lạnh. 

Một trong những nhóm nguyên nhân gây hen phế quản khác có thể bao gồm tính chất của công việc. Cụ thể ở đây là nhóm người bệnh thường xuyên phải lao động trong những khu vực chứa nhiều khói bụi, hóa chất hoặc là khí gas. 

Cơn hen sẽ xuất hiện khi bệnh nhân gặp phải các nhóm dị nguyên
Cơn hen sẽ xuất hiện khi bệnh nhân gặp phải các nhóm dị nguyên

Phân loại hen phế quản dựa theo mức độ 

Theo chuyên gia, hen phế quản được phân loại dựa trên các cấp độ như sau: 

– Mức độ thứ nhất: Thi thoảng mới có triệu chứng hen, thường xuất hiện vào ban ngày khoảng dưới 1 lần/tuần, trẻ bị hen vẫn có thể hoạt động bình thường. 

– Mức độ thứ 2: Cơn hen diễn ra ở cấp độ nhẹ, triệu chứng hen thường xuất hiện vào ban ngày, với tần suất khoảng dưới 1 lần/tuần. 

– Mức độ thứ 3: Cơn hen có thể xảy ra hàng ngày, gây ảnh hưởng mạnh mẽ đến hoạt động của trẻ.

– Mức độ thứ 4: Cơn hen xảy ra ở tần suất thường xuyên và kéo dài, mọi hoạt động của trẻ đều bị hạn chế. Cơn hen có xu hướng thường xảy ra vào ban đêm. 

Phân loại hen phế quản dựa trên thể bệnh 

Bệnh hen phế quản ngoại sinh 

– Thường xảy ra ở cả trẻ em và người trẻ.

– Người có tiền sử gia đình hay bản thân về hen phế quản hay các bệnh dị ứng. 

– Người khi test da có kết quả dị nguyên dương tính. 

– Nồng độ igE toàn phần và igE đặc hiệu trong máu tăng cao. 

– Điều trị giải mẫn cảm có kết quả dị ứng với một hoặc hai dị nguyên. 

Bệnh hen phế quản nội sinh (hay còn gọi hen nhiễm khuẩn) 

– Thường xảy ra chủ yếu ở đối tượng người trưởng thành. 

– Người không có tiền sử bản thân hay gia đình mắc hen phế quản hoặc các bệnh dị ứng. 

– Test da với phản ứng dị nguyên cho kết quả dương tính. 

– Nồng độ igE ở trong máu tăng cao. 

– Điều trị giải mẫn cảm mà không có kết quả. 

– Tiên lượng thường nặng hơn so với trường hợp hen ngoại sinh. 

Bệnh hen phế quản thể hỗn hợp 

Với thể hỗn hợp, yếu tố dị ứng đóng vai trò quan trọng, nhưng cơn hen thường xảy ra do nhiễm vi khuẩn, virus qua đường hô hấp. 

Các biện pháp điều trị hen phế quản như thế nào? 

Khi nhận thấy cơ thể có những dấu hiệu hen phế quản, tốt hơn hết, bạn nên đi thăm khám để được chẩn đoán và điều trị đúng cách. 

Như đã đề cập ở trên, hen phế quản hiện nay không thể điều trị triệt để. Bệnh thường tiến triển thành thể mạn tính và khó có thể điều trị dứt điểm. Hiện nay, việc điều trị chủ yếu tập trung vào kiểm soát triệu chứng, phòng ngừa bệnh tái phát để hạn chế sự xuất hiện của các cơn hen suyễn. 

Để ngăn ngừa bệnh, cần phải có sự xuất hiện của các biện pháp khác nhau, từ việc sử dụng thuốc, theo dõi triệu chứng cơ thể đến việc điều chỉnh lối sống cho phù hợp. 

Dưới đây là một số phương pháp thường được áp dụng để điều trị bệnh, bao gồm: 

Sử dụng thuốc để điều trị hen phế quản 

Khi lựa chọn các loại thuốc điều trị hen phế quản, bác sĩ sẽ cân nhắc đến một số yếu tố tác động như là tuổi tác, triệu chứng, nguyên nhân gây hen phế quản để chỉ định loại thuốc phù hợp nhằm đem lại hiệu quả tốt nhất.

Một số nhóm thuốc được cân nhắc khi điều trị hen phế quản có thể bao gồm: 

– Thuốc kiểm soát, phòng ngừa các cơn hen phế quản với công dụng giảm sưng viêm đường khí. 

– Thuốc giãn phế quản, giúp bạn mở rộng đường thở nhanh chóng. 

– Thuốc chống dị ứng, phòng ngừa các trường hợp dị ứng xảy ra khi bệnh nhân dùng thuốc.

Lưu ý, việc sử dụng thuốc cần được giám sát bởi bác sĩ chuyên khoa. 

Điều chỉnh lối sống, thói quen cá nhân 

Bên cạnh điều trị hen phế quản, bệnh nhân cần xây dựng lối sống khoa học, tránh xa các tác nhân gây dị ứng nhằm kiểm soát bệnh tốt nhất có thể. 

Một số lời khuyên dành cho các trường hợp bệnh nhân bị hen phế quản, bao gồm: 

– Lắp đặt máy lọc không khí trong không gian sống để lọc sạch bụi bẩn, lông thú, hoặc các dị nguyên gây dị ứng đường thở. 

– Vệ sinh, khử trùng thường xuyên các loại đồ vật để trong nhà nhằm ngăn ngừa nguy cơ nấm mốc và bụi bẩn phát sinh. 

– Duy trì độ ẩm phù hợp với không khí trong nhà, không để không khí không ở mức quá khô hoặc quá ẩm. 

– Nếu nuôi thú cưng, bạn cần tách biệt không gian sống của thú với nơi sinh hoạt của gia đình. Bên cạnh đó, khi tiếp xúc và vệ sinh cho thú, nên đeo khẩu trang để đảm bảo không hít phải lông của thú cưng. 

– Xây dựng một chế độ dinh dưỡng đủ chất, phù hợp với cơ thể, cần tập thể dục lành mạnh không gắng sức. 

Đừng quên xây dựng lối sống lành mạnh, dinh dưỡng khoa học để tăng cường sức khỏe.
Đừng quên xây dựng lối sống lành mạnh, dinh dưỡng khoa học để tăng cường sức khỏe.

Hy vọng rằng bài viết trên đã giúp bạn hiểu thêm về bệnh hen phế quản. Việc phát hiện và xử trí hen phế quản kịp thời là vô cùng cần thiết để bảo vệ sức khỏe. 

Từ khóa:

Bài viết liên quan

Tầm soát ung thư máu: Những điều cần lưu ý

Tầm soát ung thư máu: Những điều cần lưu ý

Ung thư máu là căn bệnh đe dọa đến tính mạng người mắc phải. Tầm soát ung thư máu giúp phát hiện bệnh sớm. Từ đó nâng cao khả năng chữa trị. Vậy tầm soát ung thư máu cần lưu ý điều gì? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé! Ung thư máu […]

Gây tê tủy sống và gây tê ngoài màng cứng có gì khác nhau?

Gây tê tủy sống và gây tê ngoài màng cứng có gì khác nhau?

Gây tê tủy sống và gây tê ngoài màng cứng là 2 thủ thuật được thực hiện để giảm đau cho sản phụ trong sinh thường và trong sinh mổ. Vậy 2 thủ thuật này khác nhau ở những điểm nào? Cùng DoLife tìm hiểu trong bài viết sau! Sự khác biệt giữa gây tê […]

U nang tuyến giáp điều trị như thế nào?

U nang tuyến giáp điều trị như thế nào?

U nang tuyến giáp là căn bệnh khá phổ biến hiện nay. Tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng, nhưng nó khiến cuộc sống của người bệnh ảnh hưởng nặng nề. Hãy cùng DoLife tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị u nang tuyến giáp trong bài viết nhé! U nang […]

Mắc bệnh thủy đậu – Kiêng ngay những điều này để nhanh hồi phục

Mắc bệnh thủy đậu – Kiêng ngay những điều này để nhanh hồi phục

Bị thủy đậu kiêng gió, kiêng nước là lầm tưởng của không ít người. Thực tế việc này không những không có lợi mà còn tác động xấu đến sức khỏe người bệnh. Vậy bệnh thủy đậu cần và không cần kiêng những gì? Tìm hiểu chi tiết ngay trong bài viết! Dấu hiệu mắc […]