Nóng rát bao tử: Nguyên nhân, cách khắc phục

14/11/2023
Tác giả: admin
Chia sẻ

Nếu như thường xuyên gặp tình trạng nóng rát bao tử, bạn cần đi thăm khám càng sớm càng tốt. Việc chẩn đoán nguyên nhân chính xác cũng như có phương pháp điều trị phù hợp để bảo vệ sức khỏe của hệ tiêu hóa, cũng như sức khỏe tổng thể. 

Khái quát về tình trạng nóng rát bao tử 

Nhìn chung, nóng rát bao tử (hay nóng rát dạ dày) là biểu hiện của các bệnh lý nghiêm trọng liên quan đến dạ dày – tá tràng. Tình trạng nóng rát dạ dày thường bao gồm những triệu chứng khác như: Ợ nóng, ợ chua, đầy hơi, đầy bụng, mệt mỏi, chướng bụng… khiến cho người bệnh ăn không ngon dẫn tới mệt mỏi. 

Nóng rát dạ dày có thể xuất hiện ở vùng thượng vị chính giữa bụng, ở một số trường hợp có thể lệch sang bên phải, bên trái hoặc lan ra sau lưng. Triệu chứng đau tăng dữ dội khi đói hoặc đau về ban đêm, cũng có thể sau khi ăn, khiến người bệnh có cảm giác tức nặng, ấm ách không ăn được nhiều. 

Nóng rát bao tử (hay nóng rát dạ dày) là biểu hiện của các bệnh lý nghiêm trọng liên quan đến dạ dày - tá tràng.
Nóng rát bao tử (hay nóng rát dạ dày) là biểu hiện của các bệnh lý nghiêm trọng liên quan đến dạ dày – tá tràng.

Những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng nóng rát bao tử 

Nóng rát bao tử diễn tả tình trạng nóng, đau và rát ở dạ dày. Như đã đề cập ở trên, đau ở điểm thượng vị là những biểu hiện đặc trưng của các bệnh lý dạ dày. 

Cảm giác nóng rát sẽ xảy ra khi bao tử bị kích thích, nguyên nhân là do sự tăng tiết axit phát triển quá mức, hoặc sự giảm tiết chất nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày. Ở nhiều trường hợp, sự kích thích tại chỗ của những thực phẩm ăn vào có thể gây nóng rát dạ dày. 

Một số nguyên nhân phổ biến gây nóng rát dạ dày thường bao gồm: 

Nguyên nhân do chế độ ăn uống

– Ăn một số loại thực phẩm nhiều dầu mỡ, cay hoặc béo, đôi khi gây cảm giác khó tiêu, đau bụng, nóng rát vô cùng khó chịu.

– Uống nhiều rượu bia hoặc thức uống có cồn gây kích thích niêm mạc dạ dày. 

– Sử dụng đồ uống có chứa chất kích thích như trà, cà phê, ca cao… khiến dạ dày tăng tiết axit.

– Ăn những loại thức ăn có vị chua khi bụng đói, ví dụ như cam, chanh, bưởi, cà chua… 

Chế độ ăn uống không phù hợp.
Chế độ ăn uống không phù hợp.

Do việc sử dụng thuốc không đúng chỉ định của bác sĩ chuyên khoa 

Một số loại thuốc có tác dụng phụ gây nóng rát dạ dày. Sự nóng rát có thể trực tiếp cho thuốc kích ứng niêm mạc dạ dày, đồng thời có thể làm gián tiếp tăng axit dạ dày, làm giảm chất nhầy bảo vệ dạ dày.

Một số những nhóm thuốc thường gặp có thể bao gồm:

– Nhóm các loại thuốc kháng viêm Corticoid: Prednisolon, Prednisone hay Methylprednisolone.

– Nhóm các loại thuốc kháng histamin H1: Clorpheniramin, Cetirizin, Fexofenadin… 

– Nhóm các loại thuốc thần kinh giao cảm hoặc thuốc có tác dụng long đờm, làm loãng chất nhầy. 

Do một số thói quen sai lầm gây hại đến dạ dày 

Những thói quen sai lầm có thể dẫn đến tình trạng nóng rát dạ dày, như: 

– Ăn uống không đúng giờ giấc.

– Ăn uống nhanh, và nhai không kỹ. 

– Thường xuyên nhịn đói, không ăn bữa sáng.

– Do lối sống lười biếng, ít vận động thể lực, không chịu tập luyện thể dục thể thao. 

– Do lựa chọn trang phục thường ngày hông thoải mái, mặc quần áo quá chặt. 

– Do những thói quen như uống nước ngọt có gas, đặc biệt là khi đói bụng. 

Do mắc một số bệnh lý khác

– Những bệnh lý về thận: Ứ nước, thận hư, sỏi thận, sỏi niệu quản… gây đau đớn ở thận và lan ra dạ dày kéo theo nguy cơ nóng rát thượng vị. 

– Những bệnh lý về gan: Có thể là dấu hiệu cảnh báo gan nhiễm mỡ, viêm gan, áp xe gan…

– Một số loại bệnh lý khác như: Viêm ruột thừa, những loại bệnh lý liên quan tới túi mật. 

Những triệu chứng đi kèm với tình trạng nóng rát bao tử 

Bên cạnh nóng rát bao tử, những người có vấn đề về dạ dày có thể được chẩn đoán bệnh dựa vào một số triệu chứng kèm theo như: 

– Nôn, buồn nôn dữ dội. 

– Đau quặn ở bụng.

– Cảm giác bụng bị chướng, khó tiêu cả ngày. 

– Ợ nóng, ợ chua và trớ. Khi ăn không còn cảm giác ngon miệng.

– Mệt mỏi và suy kiệt.

Hạ huyết áp, chóng mặt và kém tập trung. 

– Bị tiêu chảy hoặc táo bón. 

– Một số những triệu chứng ít gặp khác như: Nóng rát và đau ở vùng ngực, bị khó thở, ho kéo dài, đi tiểu ra máu, ngực bị đau tức. 

Điều trị nóng rát dạ dày như thế nào là đúng cách? 

Nếu như gặp phải tình trạng nóng rát bao tử, việc đi thăm khám sớm với các bác sĩ chuyên khoa là vô cùng quan trọng để xác định được nguyên nhân cụ thể, đồng thời áp dụng đúng biện pháp phù hợp. Những phương pháp điều trị điển hình thường bao gồm: 

Điều trị nóng rát bao tử bằng thuốc

Thông thường, để điều trị tình trạng này, bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân sử dụng một số loại thuốc để làm dịu những triệu chứng tùy thuộc vào nguyên nhân như: 

– Những loại thuốc có tác dụng làm cân bằng axit dạ dày, trung hòa axit, từ đó làm giảm lượng axit ở trong dạ dày, giúp cải thiện các triệu chứng bệnh một cách hiệu quả. Ví dụ như calcium carbonate, magnesium hydroxide hay sodium carbonate. 

– Một số loại thuốc kháng sinh: Trong trường hợp bệnh nhân bị mắc bệnh viêm loét dạ dày hoặc do vi khuẩn Helicobacter Pylori, bác sĩ có thể chỉ định sử dụng kháng sinh kết hợp cùng thuốc ức chế bơm proton. 

– Một số loại thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày: Các loại thuốc như là Sucralfat, Mucosta được sử dụng nhằm bảo vệ niêm mạc dạ dày khỏi tổn thương. 

Cải thiện triệu chứng nóng rát bao tử bằng các loại trà 

Nếu như tình trạng nóng rát dạ dày không do nguyên nhân bệnh lý, bạn có thể cải thiện triệu chứng bằng cách sử dụng các loại trà.

– Trà hoa cúc: Hoa cúc có mùi thơm nhẹ, dìu dịu, có tác dụng xoa dịu cơn co thắt dạ dày và hệ tiêu hóa. 

– Trà gừng: Lấy củ gừng tươi, rửa sạch, cạo vỏ và thái thành lát mỏng. Sau đó, có thể cho vài lát gừng cùng 1 túi trà, hãm trong nước sôi khoảng 100ml và uống vào buổi sáng để có hiệu quả tốt nhất. 

Sử dụng trà hoa cúc như biện pháp cải thiện.
Sử dụng trà hoa cúc như biện pháp cải thiện.

Nhìn chung, điều trị nóng rát bao tử sẽ đòi hỏi một quá trình dài. Do đó, khi cảm thấy cơ thể xuất hiện dấu hiệu bất ổn ở dạ dày, bạn cần đi thăm khám với các chuyên gia để sớm tìm ra phương pháp điều trị phù hợp. 

Từ khóa:

Bài viết liên quan

Đái rắt: Những thông tin cần biết

Đái rắt: Những thông tin cần biết

Đái rắt là một rối loạn của hệ tiết niệu gây đau rát, khó chịu cho người bệnh. Vậy căn bệnh này có nguy hiểm không? Điều trị như thế nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây! Đái rắt là bệnh gì? Đái rắt còn gọi là tiểu rắt hoặc tiểu buốt. Đây là […]

Cường kinh là bệnh gì? Có nguy hiểm không?

Cường kinh là bệnh gì? Có nguy hiểm không?

Cường kinh là một căn bệnh phụ khoa mà rất ít chị em biết đến. Vậy căn bệnh cường kinh là gì? Có nguy hiểm không? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây! Cường kinh là bệnh gì? Cường kinh là tình trạng kinh nguyệt ra nhiều hơn bình thường hoặc kéo dài hơn […]

Động kinh: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Động kinh: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Bệnh động kinh nếu không được chữa trị, người bệnh có thể sẽ phải đối mặt với những hệ lụy khôn lường. Cùng tìm hiểu căn bệnh này qua bài viết dưới đây. Động kinh là bệnh gì? Động kinh hay còn gọi là giật kinh phong. Đây là một rối loạn thần kinh mãn […]

Rò hậu môn: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị

Rò hậu môn: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị

Rò hậu môn là bệnh gì? Có nguy hiểm không? Triệu chứng điển hình ra sao? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây! Rò hậu môn là bệnh gì? Rò hậu môn hay còn gọi là bệnh mạch lươn. Đây là một tình trạng có đường hầm thông nối bất thường giữa ống hậu […]