Ngưng tim đột ngột: Dấu hiệu, nguyên nhân và cách điều trị

30/10/2023
Tác giả: Ngọc Mỹ
Chia sẻ

Ngưng tim đột ngột là tình trạng mất chức năng cơ tim đột ngột. Ở bên ngoài bệnh viện, hơn 90% tình trạng này dẫn đến tử vong. Làm sao để phát hiện và xử trí khi tim bị ngưng đột ngột? Tìm hiểu ngay thông tin qua bài viết bên dưới!

Ngưng tim đột ngột là gì?

Ngưng tim đột ngột (ngừng tuần hoàn) là trạng thái các chức năng tim mất đột ngột khiến tim bất ngờ ngừng đập. Khi đó, tim ngừng đập, máu cũng ngừng lên não và đến các cơ quan quan trọng của cơ thể. Việc này khiến người bệnh ngã quỵ, ngừng thở, bất tỉnh, không bắt được mạch và không đo được huyết áp.

Tim ngừng đập có thể dẫn đến tử vong chỉ trong vài phút. Bệnh nhân cần được hồi sức cấp cứu ngay lập tức mới có cơ hội sống sót. 

Tim ngưng đột ngột có thể xảy ra ở mọi đối tượng dù ở trong viện hay ngoại viện, xảy đến ở một người có trái tim hoàn toàn khỏe mạnh hoặc do ảnh hưởng từ tai nạn như: điện giật, đuối nước, đa chấn thương, sốc phản vệ…

Triệu chứng của ngưng tim đột ngột

Triệu chứng

Các triệu chứng của ngưng tim đột ngột thường khá rõ ràng và cần được phát hiện tức thời để tránh nguy cơ biến chứng, thậm chí nguy hiểm tính mạng người bệnh.

Triệu chứng bệnh gồm:

– Khó thở, khó chịu ở ngực, đánh trống ngực.

– Mệt mỏi.

– Ngất đột ngột, mất ý thức.

– Ngưng thở.

– Không có nhịp tim, nhịp mạch.

Tim có thể đột ngột ngưng mà không có triệu chứng báo trước, vô cùng nguy hiểm.

Biến chứng

Khi tim bị ngưng đột ngột, lượng máu lên não cũng sẽ suy giảm khiến người bệnh bất tỉnh. Nếu không được xử trí nhanh chóng để đưa nhịp tim trở về mức bình thường, người bệnh đối mặt với nguy cơ cao bị tổn thương não, dẫn đến tử vong. Bên cạnh đó, những trường hợp sống sót sau ngưng tim, não cũng thường có dấu hiệu bị tổn thương.

Nguyên nhân dẫn đến ngưng tim đột ngột

Nguyên nhân

Nguyên nhân chủ yếu thường gặp dẫn đến ngưng tim đột ngột chính là sự rối loạn hệ thống điện bên trong tim. Đây chính là hệ thống kiểm soát tần số và nhịp tim. Tim sẽ đậm nhanh, chậm hoặc không đều khi có một điểm hoạt động sai. Đa phần rối loạn diễn ra trong thời gian ngắn và vô hại. Chỉ số một trường hợp nhỏ đặc biệt là khiến tim ngưng đột ngột.

Rối loạn nhịp ở tâm thất chính là loại rối loạn thường thấy nhất khi ngưng tim. Khi đó, các xung điện thanh, thất thường khiến tâm thất co bóp vô ích và không hiệu quả.

Ngoài ra, một số bệnh lý về tim có thể dẫn tới tim ngưng đột ngột như:

Bệnh mạch vành.

– Đau tim.

– Bệnh van tim.

– Bệnh tim bẩm sinh.

– Rối loạn điện trong tim.

Bệnh thận mãn tính.

Đối tượng có nguy cơ mắc cao

Những người có nguy cơ tim bị ngưng đột ngột thường có các yếu tố:

– Tiền sử gia đình mắc bệnh mạch vành.

– Sử dụng thuốc lá.

– Huyết áp cao, Cholesterol trong máu cao.

– Béo phì, thừa cân, ít vận động.

– Đái tháo đường.

Bên cạnh đó, hãy cẩn trọng với nguy cơ mắc bệnh nếu bạn có một số dấu hiệu như:

– Tiền sử gia đình có thành viên bị ngưng tim hoặc đã từng bị ngưng tim.

– Từng xuất hiện cơn đau tim.

– Sử dụng các chất có chứa Cocaine và amphetamines.

– Tắc nghẽn, ngưng thở khi ngủ.

Cách điều trị ngưng tim đột ngột

Người bệnh bị ngưng tim đột ngột cần được xử trí nhanh chóng, tức thời để có thể cứu lấy sự sống. Trong đó, các việc cần làm ngay:

– Hồi sức tim phổi

Hồi sức tim phổi nhằm duy trì dòng máu giàu oxy đến các cơ quan quan trọng trong cơ thể để duy trì sự sống của các cơ quan này. Trong thời gian đợi đội ngũ cấp cứu chuyên nghiệp có mặt, có thể thực hiện sơ cứu:

+ Ép tim thật nhanh và mạnh lên người bệnh với tần số 100 – 120 lần/phút.

+ Giữa các lần ép, để ngực nâng lên hoàn toàn.

+ Thực hiện liên tục đến khi có máy khử rung tim ngoài tự động hỗ trợ người bệnh.

– Khử rung

Một dòng điện để sốc tim qua thành ngực sẽ được đưa vào giúp điều trị rung thất để cho phép nhịp tim được trở lại bình thường.

– Tại phòng cấp cứu

Nhân viên y tế tiến hành cấp cứu nhằm ổn định tình trạng cho người bệnh và điều trị các cơn đau tim, suy tim, rối loạn điện giải. Bệnh nhân cũng được cho dùng thuốc để giúp nhịp tim ổn định trở lại.

– Điều trị lâu dài

Bệnh nhân bị tim ngưng đột ngột sau khi được cứu sống thường không cải thiện được chức năng thần kinh. Bên cạnh đó, người bệnh sau khi được điều trị có thể sau này vẫn sẽ xuất hiện cơn ngưng tim đột ngột. Để giúp giảm nguy cơ xuất hiện của các cơn ngưng tim khác, tùy vào tình trạng bệnh lý, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp cho từng người bệnh.

Nuôi dưỡng một trái tim khỏe mạnh

Nguy cơ ngừng tim chỉ có thể được đánh giá bởi bác sĩ chuyên khoa về tim mạch. Trong đó, bác sĩ chỉ định người bệnh thực hiện một hoặc nhiều xét nghiệm chẩn đoán như:

Siêu âm tim

– Điện tâm đồ (ECG)

– Chụp X-quang phổi

– Kiểm tra căng thẳng, thông tim

Nuôi dưỡng một trái tim khỏe mạnh chính là “chìa khóa vàng” để phòng ngừa tình trạng tim bị ngưng đột ngột. Gìn giữ sức khỏe trái tim, bạn cần lưu ý:

– Xây dựng và duy trì lối sống lành mạnh, ăn uống khoa học, tập thể dục thể thao thường xuyên.

– Không hút thuốc lá, không sử dụng chất kích thích.

– Kiểm soát tình trạng căng thẳng của bản thân, giữ gìn sức khỏe tinh thần được thoải mái, mạnh khỏe.

Trên đây là những thông khoa học về ngưng tim đột ngột. Nếu bạn cần được hỗ trợ giải đáp hoặc cung cấp thêm thông tin khám chữa bệnh, liên hệ ngay tới hotline 1900 1984 của DoLife để được hỗ trợ sớm nhất!

Lưu ý: Bài viết cung cấp thông tin mang tính chất tham khảo. Bạn đọc vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc Chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Từ khóa:

Bài viết liên quan

Giang mai: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng ngừa

Giang mai: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng ngừa

Giang mai là một trong những căn bệnh lây truyền qua đường tình dục rất nguy hiểm. Bệnh gây nên hậu quả nặng nề, nếu không được điều trị kịp thời. Vây bệnh giang mai là gì? Dấu hiệu nhận biết ra sao? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây. Giang mai là bệnh […]

Viêm ruột thừa: Cách chẩn đoán và điều trị 

Viêm ruột thừa: Cách chẩn đoán và điều trị 

Viêm ruột thừa là tình trạng thường gặp trong bệnh lý ngoại khoa ổ bụng. Vậy nguyên nhân, cách chẩn đoán cũng như điều trị bệnh thế nào, cùng tìm hiểu nhé! Tổng quan về viêm ruột thừa  Trước tiên, cần hiêu rõ định nghĩa về ruột thừa. Ruột thừa là ống mỏng nối với […]

Niêm mạc tử cung mỏng có thai được không?

Niêm mạc tử cung mỏng có thai được không?

Niêm mạc tử cung mỏng có thai được không là câu hỏi của rất nhiều chị em phụ nữ. Cùng DoLife tìm câu trả lời qua bài viết dưới đây! Niêm mạc tử cung là gì? Niêm mạc tử cung, hay còn gọi là nội mạc tử cung, là lớp màng nhầy lót bên trong […]

Bướu giáp lan tỏa lành tính có nguy hiểm không?

Bướu giáp lan tỏa lành tính có nguy hiểm không?

Bướu giáp lan tỏa lành tính là bệnh gì? Có nguy hiểm không? Triệu chứng điển hình ra sao? Điều trị thế nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây! Bướu giáp lan tỏa lành tính là bệnh gì? Bướu giáp lan tỏa lành tính hay còn gọi là bướu giáp đơn thuần hoặc […]