Loãng xương là tình trạng không hiếm gặp ở phụ nữ sau sinh với các triệu chứng như: nhức mỏi cơ thể, đặc biệt là ở bàn chân và lưng, dễ bị chuột rút… Phát hiện sớm loãng xương ở phụ nữ sau sinh sẽ giúp quá trình kiểm soát bệnh trở nên hiệu quả hơn.
Phụ nữ sau sinh có nguy cơ cao loãng xương
Trong thời gian mang thai, phụ nữ cần được bổ sung thêm nhiều dưỡng chất để có thể đảm bảo cho sự phát triển của bé và sức khỏe mẹ bầu. Trong đó, canxi là dưỡng chất không thể thiếu cho sự phát triển về bộ xương của thai nhi, đặc biệt, lượng canxi cần trong 3 tháng cuối thai kỳ vô cùng lớn. Nếu dinh dưỡng nạp vào không đủ để cung cấp lượng canxi cần thiết, thai nhi sẽ rút canxi từ cơ thể người mẹ, từ đó làm ảnh hưởng đến mật độ xương, gây loãng xương trong và sau thai kỳ.
Không chỉ quá trình mang thai, mật độ xương của người mẹ trong thời gian cho con bú cũng bị ảnh hưởng. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, trong thời gian cho con bú, khối lượng xương ở người mẹ bị giảm từ 3 – 5%.
Tuy nhiên, trong thời gian này, cơ thể cũng tự có những điều tiết phù hợp để bảo vệ hệ xương như:
– Cơ thể phụ nữ mang thai có khả năng hấp thụ canxi từ thực phẩm tốt hơn so với phụ nữ không mang thai.
– Cơ thể của phụ nữ mang thai sản xuất nhiều estrogen – hormone nội tiết nữ hơn để bảo vệ xương, đồng thời gắn kết và giữ canxi vào khung xương để phòng chống tình trạng loãng xương, tiêu xương.
Tuy vậy, sau khi sinh, các cơ chế này dần suy giảm, nồng độ estrogen cũng sụt giảm khiến nhiều nữ giới sau sinh phải đối mặt với tình trạng loãng xương. Tình trạng này thường kéo dài trong khoảng 1 – 2 tháng sau sinh, gây ra nhiều bất tiện trong cuộc sống.
Nguyên nhân gây loãng xương ở phụ nữ sau sinh
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng loãng xương ở phụ nữ sau sinh, trong đó, phần lớn liên quan đến các vấn đề như:
– Sự thay đổi của hormone trong thời gian mang thai: nồng độ estrogen trong khi mang thai tăng cao nhưng lại sụt giảm ngay sau khi sinh gây ảnh hưởng tới khả năng gắn kết canxi vào khung xương.
– 3 tháng cuối của thai kỳ, thai nhi cần được bổ sung nhiều canxi để bộ xương được phát triển. Nếu chế độ dinh dưỡng không đủ đáp ứng cho nhu cầu này, thai sẽ tự động lấy canxi từ xương trong cơ thể mẹ để phát triển.
– Mật độ xương của mẹ thay đổi trong quá trình mang thai.
– Khi cho con bú, cơ thể mẹ mất đi một lượng lớn vitamin D nhưng không được bù đủ.
Biểu hiện loãng xương ở phụ nữ sau sinh
Để chẩn đoán chính xác tình trạng loãng xương sau sinh, chị em cần được đo mật độ xương bằng kỹ thuật DEXA ở các vị trí như: cột sống, cổ tay, hông. Nếu kết quả cho thấy mật độ xương càng cao thì tức là xương càng chắc khỏe, đồng thời nguy cơ gãy xương càng thấp. Người bệnh được chẩn đoán là loãng xương khi chỉ số đo được dưới -2.5.
Loãng xương thường gây ra một số triệu chứng như:
– Thường xuyên chuột rút
– Đau mỏi cơ
– Đau mỏi xương khớp, đặc biệt là ở lưng, bàn chân, vai
– …
Thông thường, loãng xương sau sinh thường được cải thiện sau khi ngừng cho con bú từ 6 – 12 tháng. Tuy nhiên, nếu các triệu chứng này kéo dài hay có dấu hiệu nghiêm trọng, chị em cần đến gặp bác sĩ để được thăm khám và có phương án điều trị phù hợp. Phần lớn các trường hợp, tùy thuộc vào tình trạng loãng xương mà bác sĩ sẽ đưa ra chỉ định bổ sung canxi, vitamin D và khoáng chất phù hợp/
Phòng ngừa loãng xương ở phụ nữ sau sinh
Loãng xương sau sinh là vấn đề hoàn toàn có thể phòng ngừa được. Trong đó, trong thời gian mang thai và cho con bú, mẹ cần lưu ý có chế độ dinh dưỡng phù hợp:
– Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng, không kiêng khem quá mức khiến cơ thể bị thiếu chất.
– Xây dựng thực đơn đa dạng, khoa học. Tăng cường canxi trong chế độ ăn bằng việc bổ sung những thực phẩm giàu canxi, vitamin D như: cá, rau cải, ngũ cốc, yến mạch, sữa và chế phẩm từ sữa…
Bên cạnh đó, chị em cũng cần lưu ý:
– Bắt đầu bổ sung canxi ngay từ khi mang thai và tiếp tục kéo dài đến khi cho con bú. Khi sử dụng cần tham khảo ý kiến bác sĩ về liều lượng để bổ sung đúng cách, tránh lạm dụng gây ảnh hưởng tới cơ thể hay sự phát triển của trẻ.
– Vận động nhẹ nhàng, phù hợp trong thời gian mang thai, cho con bú để tăng sức bền và độ dẻo dai cho xương khớp. Một số bộ môn được khuyến khích như: yoga, bơi lội…
– Không mang vác nặng, làm việc quá sức. Tránh căng thẳng. Nghỉ ngơi và làm việc hợp lý.
– Không dùng chất kích thích, không sử dụng thuốc lá, rượu, bia… khi đang mang thai và cho con bú
– Có lối sống lành mạnh, kết hợp đồng thời cả dinh dưỡng và vận động để có một thai kỳ an toàn, khỏe mạnh.
Để được tư vấn chăm sóc sức khỏe trước – trong – sau thai kỳ tốt nhất, mẹ liên hệ hotline 1900 1984 của DoLife ngay!
Bài viết liên quan
Chửa trứng: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Chửa trứng là bệnh gì? Có nguy hiểm không? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị ra sao? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây. Chửa trứng là bệnh gì? Chửa trứng còn được gọi là thai trứng hoặc bệnh tro bào (molar pregnancy) là một biến chứng hiếm gặp của thai kỳ. […]
Những dấu hiệu quai bị thai kỳ mẹ không nên bỏ qua
Quai bị là bệnh lý phổ biến đối với trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ từ 5 đến 15 tuổi. Tuy nhiên, ở một số trường hợp khác, kể cả phụ nữ có thai cũng có thể bị quai bị thai kỳ. Mắc quai bị khi mang thai đôi khi có thể dẫn đến nhiều […]
Các mốc khám thai giúp phát hiện dị tật thai nhi
Khám thai định kỳ ở những mốc quan trọng không chỉ giúp theo dõi được sự phát triển, mà còn giúp phát hiện các dị tật bất thường của thai nhi. Vậy có những mốc khám thai quan trọng nào mẹ bầu cần lưu ý. Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây! Vì sao […]
Canxi hóa bánh nhau có nguy hiểm không?
Canxi hóa bánh nhau thông thường sẽ thể hiện sự trường thành của thai nhi. Tuy nhiên, cũng có trường hợp bánh nhau trưởng thành sớm hơn tuổi thai. Vậy điều này có nguy hiểm không? Cùng tìm hiểu qua bài viết. Canxi hóa bánh nhau là gì? Canxi hóa bánh nhau hay còn gọi […]