Lạc nội mạc tử cung có thể nói là bệnh lý khá phổ biến ở chị em phụ nữ. Theo thống kê, cứ khoảng 10 phụ nữ thì sẽ có 1 người được chẩn đoán mắc bệnh. Do đó, bài viết này sẽ chia sẻ các thông tin quan trọng giúp các chị em nắm bắt về bệnh cũng như cách điều trị hiệu quả.
Khái quát về bệnh lạc nội mạc tử cung
Đây là bệnh phụ khoa ở nữ giới, thường phát triển ở ngoài buồng tử cung hay một số vị trí ở trong vùng chậu. Những lớp niêm mạc này khi bị bong ra ở trong kỳ kinh nguyệt sẽ được tái tạo lại sau khi chu kỳ này kết thúc. Bệnh thường xảy ra khi các mảng niêm mạc không đi ra ngoài theo máu kinh, thay vào đó chỉ ở lại trong tử cung hoặc ngược lại là lên vị trí trên buồng trứng, gây triệu chứng viêm nhiễm và đau đớn.
Đáng chú ý, bệnh thường phát triển âm thầm và hầu như không có dấu hiệu rõ rệt. Do vậy, đa số trường hợp được phát hiện mắc bệnh khi đã chuyển sang giai đoạn nặng. Một số dấu hiệu điển hình có thể gặp phải bao gồm: Đau nhức ở vùng chậu, đau nhiều mỗi khi đến kỳ kinh, khó chịu khi quan hệ tình dục… Tuy nhiên, lưu ý là những biểu hiện này vẫn chưa rõ ràng để có thể đưa ra kết luận chính xác.
Phân loại bệnh lý và các giai đoạn bệnh
Phân loại các loại lạc nội mạc tử cung
Có 3 loại lạc nội mạc tử cung chính, dựa trên những vị trí khởi phát của bệnh như:
– Tổn thương ở phúc mạc bên ngoài: Đây có thể nói là loại bệnh lý phổ biến nhất. Bạn sẽ thấy được tổn thương xuất hiện ở trên màng bụng – đây là trường hợp màng mỏng che phủ mặt trong của ổ bụng, các tạng trong bụng hay khoang chậu.
– U nội mạc tử cung (hay còn gọi tổn thương buồng trứng): U nang thường có màu sẫm, chứa đầy chất lỏng và hình thành ở bên trong buồng trứng của người bệnh. U nang có thể làm hỏng các mô khỏe mạnh ở xung quanh.
– Nội mạc tử cung xâm nhập vào sâu: Loại này phát triển dưới phúc mạc và thường gây tổn thương đến cơ quan ở gần tử cung như là ruột hay bàng quang. Khoảng từ 1 đến 5% phụ nữ sẽ gặp phải tình trạng này.
Tìm hiểu những giai đoạn của lạc nội mạc tử cung
Theo chuyên gia, bệnh được chia thành 4 giai đoạn chính, bao gồm:
– Giai đoạn I (Giai đoạn rất nhẹ): Chỉ có một vài mô cấy nhỏ trên các cơ quan hoặc mô lót ở vùng quanh chậu/bụng. Thường có ít, hoặc gần như không có mô sẹo.
– Giai đoạn II (Giai đoạn nhẹ): Nhìn chung có nhiều mô cấy hơn so với giai đoạn I. Chúng thường nằm sâu hơn trong mô và có thể hình thành một số mô sẹo.
– Giai đoạn III (Giai đoạn trung bình): Có nhiều mô cấy sâu, đồng thời xuất hiện những u nội mạc tử cung và mô sẹo ở xung quanh buồng trứng hoặc vòi tử cung.
– Giai đoạn IV (Giai đoạn nặng): Đây có thể nói là giai đoạn bệnh lan rộng nhất. Bạn có thể phát hiện nhiều mô cấy sâu và kết dính dày đặc, kèm theo mô sẹo dính ở xung quanh buồng trứng, vòi tử cung hoặc ở giữa tử cung, phần dưới của ruột.
Tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh lý này là gì?
Hiện nay, nguyên nhân chính gây ra bệnh vẫn chưa được xác định rõ ràng, tuy nhiên, chuyên gia đánh giá vẫn có một số yếu tố gián tiếp dẫn đến căn bệnh này như:
Do nguyên nhân kinh nguyệt trào ngược
Trong giai đoạn hành kinh của chu kỳ kinh nguyệt, lúc này máu kinh có chứa niêm mạc tử cung sẽ không đi ra ngoài mà ngược lại thường chảy ngược vào buồng trứng, theo ống dẫn trứng đi lên và vào trong xoang chậu. Những lớp nội mạc này sẽ bám lên bề mặt của cơ quan trong xoang chậu hoặc thành khung xương chậu. Theo thời gian, chúng tích tụ và ngày càng dày lên, gây hiện tượng chảy máu kinh nguyệt.
Do người từng trải qua các cuộc giải phẫu ở tử cung
Sau khi thực hiện phẫu thuật như mổ lấy thai, buồng trứng và tử cung sẽ hình thành những vết sẹo. Đồng thời, tại vị trí vết mổ có thể bị nội mạc tử cung bám vào và gây nên bệnh do mạch máu cũng như dịch mô ở vị trí này phát triển.
Do biến đổi tế bào phôi và tế bào phúc mạc
Theo chuyên gia, đây có thể là hiện tượng do các loại hormone nào đó hoặc do yếu tố miễn dịch thúc đẩy, dẫn đến tế bào màng phúc mạc biến đổi thành tế bào nội mạc tử cung.
Với nữ giới ở độ tuổi dậy thì, các tế bào phôi thai sẽ dựa trên sự tác động của hormone nữ giới và estrogen để biến đổi thành tế bào nội mạc tử cung.
Do rối loạn hệ miễn dịch
Khi hệ miễn dịch xuất hiện lỗ hổng trong hàng rào bảo vệ cơ thể, lúc này hệ miễn dịch không phát hiện nội mạc tử cung đi lạc ở trong cơ thể. Từ đó, khó có thể phá hủy những tế bào này dẫn đến bệnh lạc nội mạc tử cung xuất hiện.
Triệu chứng và biến chứng có thể gặp phải khi mắc bệnh
Triệu chứng đầu tiên khi mắc bệnh là cảm giác đau ở vùng chậu hoặc xuất hiện khi bước đầu vào chu kỳ kinh nguyệt. Mức độ đau sẽ ngày càng tăng dần. Bên cạnh đó, có thể gặp một số triệu chứng như:
– Đau trong quá trình quan hệ, đây là biểu hiện tương đối phổ biến khi mắc bệnh.
– Xuất hiện cảm giác đau khi đi tiểu hoặc khi di chuyển. Khi đi vệ sinh thường xuất hiện máu trong nước tiểu hay phân.
– Trong giai đoạn hành kinh hay giữa chu kỳ hành kinh có hiện tượng bị chảy máu nhiều. Thời gian hành kinh cũng có thể kéo dài hơn.
– Một số triệu chứng khác như: Tiêu chảy, đầy hơi, táo bón, mệt mỏi, buồn nôn… Những triệu chứng này càng trở nên rõ ràng hơn vào mỗi chu kỳ kinh nguyệt.
Điều trị bệnh lý lạc nội mạc ở tử cung như thế nào?
Phác đồ điều trị phụ thuộc vào từng trường hợp cụ thể, cũng như còn căn cứ vào nguyện vọng của người mắc bệnh. Mục đích chính của quá trình điều trị là chữa lành tổn thương ở tử cung, đồng thời giảm đau, điều trị vô sinh hiếm muộn. Các phương pháp được sử dụng phổ biến hiện nay là sử dụng thuốc hay giải phẫu.
Phương pháp sử dụng thuốc
Khi sử dụng phương pháp này, bác sĩ sẽ kê đơn dùng 2 loại thuốc chính là giảm đau và điều chỉnh hormone. Khi sử dụng đơn thuốc, bệnh nhân dần giảm bớt được cơn đau do bệnh gây ra. Tuy nhiên, các loại thuốc có thể dẫn tới một số tác dụng phụ như là tức ngực, tăng cân hay buồn nôn.
Phương pháp phẫu thuật
Phương pháp này được áp dụng khi bệnh nhân ngừng sử dụng thuốc trong khoảng 3 tháng nhưng không mang lại hiệu quả cao. Phương pháp này giúp điểm trị dứt điểm, tăng khả năng thụ thai với người bệnh.
Hy vọng rằng thông tin trong bài viết đã giúp bạn hiểu thêm về căn bệnh lạc nội mạc tử cung. Lưu ý, những thông tin mà bài viết cung cấp chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho chẩn đoán hay điều trị y khoa.
Bài viết liên quan
Giang mai: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng ngừa
Giang mai là một trong những căn bệnh lây truyền qua đường tình dục rất nguy hiểm. Bệnh gây nên hậu quả nặng nề, nếu không được điều trị kịp thời. Vây bệnh giang mai là gì? Dấu hiệu nhận biết ra sao? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây. Giang mai là bệnh […]
Viêm ruột thừa: Cách chẩn đoán và điều trị
Viêm ruột thừa là tình trạng thường gặp trong bệnh lý ngoại khoa ổ bụng. Vậy nguyên nhân, cách chẩn đoán cũng như điều trị bệnh thế nào, cùng tìm hiểu nhé! Tổng quan về viêm ruột thừa Trước tiên, cần hiêu rõ định nghĩa về ruột thừa. Ruột thừa là ống mỏng nối với […]
Niêm mạc tử cung mỏng có thai được không?
Niêm mạc tử cung mỏng có thai được không là câu hỏi của rất nhiều chị em phụ nữ. Cùng DoLife tìm câu trả lời qua bài viết dưới đây! Niêm mạc tử cung là gì? Niêm mạc tử cung, hay còn gọi là nội mạc tử cung, là lớp màng nhầy lót bên trong […]
Bướu giáp lan tỏa lành tính có nguy hiểm không?
Bướu giáp lan tỏa lành tính là bệnh gì? Có nguy hiểm không? Triệu chứng điển hình ra sao? Điều trị thế nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây! Bướu giáp lan tỏa lành tính là bệnh gì? Bướu giáp lan tỏa lành tính hay còn gọi là bướu giáp đơn thuần hoặc […]