Khi trẻ sốt cao co giật, ba mẹ cần đưa con đến cơ sở y tế trong thời gian sớm nhất để được bác sĩ xử trí kịp thời. Tuy nhiên, trong thời gian đưa trẻ đến gặp bác sĩ, ba mẹ cũng cần có phương pháp xử trí đúng cách, hạn chế tối đa biến chứng nguy hiểm.
Dấu hiệu trẻ sốt cao co giật
Sốt là phản ứng thường gặp ở cơ thể khi bị nhiễm virus, vi khuẩn, ký sinh trùng hay mọc răng, tiêm ngừa… Các cơn sốt có thể nhanh khỏi và không gây ra những biến chứng nguy hiểm.
Sốt cao co giật là tình trạng trẻ bị tăng thân nhiệt đột ngột trên 38 độ C gây ra những cơn co giật. Tùy theo cơ địa từng trẻ mà thân nhiệt cao nhất có thể dẫn đến co giật là khác nhau. Nhiệt độ càng cao, khả năng co giật càng lớn.
Thông thường, co giật khi sốt cao thường xảy ra ở trẻ từ 6 tháng tuổi đến 5 tuổi. Tỷ lệ trẻ trong độ tuổi này bị sốt cao co giật lên tới 4%. Và có tới 30% trẻ có khả năng co giật tái phát sau cơn sốt cao co giật đầu tiên.
Hai dạng sốt co giật ở trẻ
Khi bị sốt cao dẫn đến co giật, thân nhiệt của trẻ thường tăng cao đột ngột, người cứng đờ, mắt trợn, tay chân co giật liên hồi.
Có hai dạng sốt co giật ở trẻ:
– Sốt co giật đơn thuần
+ Cơn co giật kéo dài ít hơn 15 phút.
+ Co giật với tần suất 1 lần/ngày, tăng trương lực, cơ co cứng.
+ Sau co giật, trẻ không xuất hiện di chứng thần kinh, không bị rối loạn tri giác.
– Sốt co giật phức hợp
+ Cơn co giật kéo dài trên 15 phút.
+ Tần suất co giật nhiều hơn 2 lần/ngày.
+ Sau co giật, trẻ có các biểu hiện của rối loạn tri giác.
Biểu hiện sốt co giật ở trẻ
Sốt co giật ở trẻ thường xuất hiện với các dấu hiệu như:
– Tăng trương lực cơ thân
– Mất ý thức, các chi mất cảm giác
– Nôn ói, sùi bọt mép
– Toàn thân, tay chân co giật
– Nhịp thở rối loạn
– Mắt trợn ngược
– Gào thét
– …
Diễn tiến sốt cao co giật ở trẻ
Trẻ nhỏ từng bị sốt cao co giật sẽ có nguy cơ tái phát tình trạng này cao hơn các trẻ khác. Số liệu thống kê cho thấy:
– Tỉ lệ tái phát co giật ở trẻ dưới 1 tuổi lên tới 50%
– Tỷ lệ tái phát sốt co giật lên là 25 – 50% và có khoảng 9% trường hợp xuất hiện nhiều hơn 3 cơn co giật.
– 50% cơn co giật thứ hai diễn ra trong 6 tháng tiếp theo sau cơn đầu tiên, 75% là trong năm đầu tiên và 90% là trong vòng 2 năm sau cơn đầu tiên.
– Trẻ co giật khi thân nhiệt cơ thể càng cao thì khả năng tái phát càng thấp.
Trong đó, cần lưu ý đến các yếu tố nguy cơ làm tăng tái phát co giật ở trẻ khi sốt cao:
– Khởi phát khi trẻ chưa đến 12 tháng tuổi.
– Có tiền sử người thân trong gia đình bị co giật do sốt cao.
– Trong đợt bệnh đầu tiên, trẻ xuất hiện nhiều cơn co giật.
– Khởi phát co giật ngay trong 1 giờ đầu sau khi sốt.
Ghi nhớ 6 bước xử trí khi trẻ sốt cao co giật nhiều lần
Sốt cao co giật về cơ bản là lành tính, ít gây nguy hiểm cho trẻ, trừ trường hợp con bị chấn thương khi co giật. Bởi vậy, khi trẻ bị co giật do sốt cao, ba mẹ cần hết sức bình tĩnh, không hoảng loạn khi xử trí.
6 bước xử trí khi trẻ sốt cao, co giật
Khi con bị sốt cao kèm co giật nhiều lần, ba mẹ thực hiện theo lần lượt các bước:
Bước 1: Đặt trẻ ở nơi thoáng mát. Giữ con nằm nghiêng, mặc quần áo rộng rãi, không đắp chăn.
Bước 2: Dùng vật đè lên lưỡi để tránh trẻ cắn vào lưỡi.
Bước 3: Lưu ý TUYỆT ĐỐI không cho trẻ uống bất kỳ loại nước, thuốc nào khi đang co giật để tránh tình trạng sặc đường thở.
Bước 3: Dùng loại thuốc hạ sốt nhét hậu môn (đạn dược) để trong tủ lạnh 1 – 2 phút rồi nhét vào hậu môn trẻ để giúp con giảm sốt.
Bước 4: Lau người cho con bằng khăn ấm ẩm, đặc biệt là ở vùng cổ, nách, bẹn. Dùng khăn ấm ẩm đắp lên trán trẻ để hạ sốt, 5 – 10 phút thay khăn 1 lần.
Bước 5: Đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất nếu thân nhiệt của con không hạ dần về mức ổn định. Lưu ý: không mang vác trẻ chạy khi con đang co giật.
Bước 6: Thông báo với bác sĩ chi tiết và chính xác tình trạng sức khỏe và tiền sử bệnh lý của trẻ để bác sĩ lên phác đồ điều trị phù hợp.
Lưu ý những điều không nên làm khi trẻ sốt cao co giật
Để hạn chế những ảnh hưởng xấu, khi trẻ bị sốt cao co giật, ba mẹ cần bình tĩnh xử trí và lưu ý:
– Không cho trẻ uống bất cứ thứ gì để tránh gây sặc, khó thở, tắc nghẽn đường thở.
– Không cố cậy răng của trẻ ra.
– Không kìm lại cơn co giật của trẻ. Việc dùng sức giữ trẻ không co giật có thể khiến con bị chấn thương dây chằng, trật khớp, thậm chí là gãy xương…
– Chỉ dùng thuốc hạ sốt theo chỉ định của bác sĩ.
– Không đưa tay vào miệng trẻ để con cắn.
– Không lau người cho con bằng nước lạnh, nước đá hay cồn.
– Không tập trung nhiều người xung quanh trẻ để con có đủ oxy hô hấp.
Phòng tránh co giật ở trẻ ba mẹ cần biết
Co giật ở trẻ khi bị sốt có thể phòng tránh được nếu ba mẹ chủ động chăm sóc sức khỏe con từ đầu. Để hạn chế nguy cơ trẻ bị co giật, ba mẹ lưu ý:
– Khi trẻ bị sốt, cho con uống nhiều nước, sữa, nước trái cây để bù lại lượng nước và khoáng chất đã bị thất thoát.
– Ưu tiên các loại thức ăn mềm, lỏng, dễ tiêu trong thực đơn dinh dưỡng hàng ngày của trẻ.
– Khi con sốt từ 35.8 độ trở nên, tiến hành chườm mát để giúp con hạ nhiệt tốt hơn.
– Cho con ăn đa dạng thực phẩm, tăng cường vitamin và khoáng chất để tạo đề kháng tốt hơn cho trẻ.
– Luôn chuẩn bị sẵn thuốc hạ sốt phù hợp với trẻ, phòng khi con lên cơn sốt.
– Khi trẻ bị sốt, ba mẹ đưa con đến bệnh viện thăm khám trong thời gian sớm nhất để bác sĩ xác định nguyên nhân và có phương án điều trị kịp thời, tránh nguy cơ co giật.
Liên hệ hotline 1900 1984 của DoLife để được hỗ trợ ngay!
Bệnh viện Quốc tế DoLife
Địa chỉ: Tầng 2, Tòa nhà Suced, 108 Nguyễn Hoàng, Nam Từ Liêm, Hà Nội Hotline: 1900 1984 Website: dolifehospital.vn Email: info@dolifehospital.vn Fanpage: Bệnh viện Quốc tế Dolife |
Bài viết liên quan
Viêm loét dạ dày tá tràng ở trẻ em: Nguyên nhân và cách điều trị
Viêm loét dạ dày tá tràng là căn bệnh không chỉ phổ biến ở người lớn mà hiện nay có rất nhiều trẻ em cũng mắc phải. Căn bệnh này khiến trẻ đau đớn, khó chịu, chán ăn, chậm lớn,…cùng những biếm chứng nguy hiểm khác. Vì vậy, bố mẹ cần tìm hiểu nguyên nhân, […]
Phụ nữ cho con bú có cấy que tránh thai được không?
Phụ phụ nữ đang cho con bú cấy que tránh thai được không và có gây ảnh hưởng gì đến em bé hay không là vấn đề nhiều người thắc mắc? Cùng đọc bài viết để có câu trả lời nhé! Cấy que tránh thai là gì? Que cấy tránh thai là một thiết bị […]
Tại sao mẹ bầu cần khám đường huyết thai kỳ?
Khám đường huyết thai kì là một xét nghiệm mẹ cần thực hiện trong tuần thai từ 24 – 28. Vậy tại sao mẹ bầu cần khám đường huyết thai kì? Hãy cùng DoLife tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé! Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ là gì? Khám đường huyết thai kỳ hay […]
Cách sơ cứu người bị ngạt khí do hỏa hoạn
Ngạt khí, ngạt khói là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến gây tử vong cho nạn nhân của các vụ hỏa hoạn. Có rất nhiều loại khí độc được sinh ra từ khói của đám cháy như CO, CO2, amoniac, axit hữu cơ…, Những loại khí này gây ngạt và nhiễm độc khí […]