Hướng dẫn khắc phục các di chứng của đột quỵ

21/03/2024
Tác giả: Ngọc Mỹ
Chia sẻ

Theo thống kê, mỗi năm thế giới có hơn 13 trường hợp đột quỵ, trong đó số người tử vong lên tới 5.5 triệu người. Riêng tại Việt Nam, số người bị đột quỵ lên tới 200.000 người/năm và có khoảng 100.000 người phải sống với các di chứng sau đột quỵ.

Nhận biết sớm đột quỵ bằng quy tắc “FAST”

Người bệnh đột quỵ, đặc biệt là với đột quỵ thiếu máu não nếu được cấp cứu ngay trong 3 – 4.5 giờ khi các triệu chứng đột quỵ đầu tiên xuất hiện sẽ giảm đáng kể nguy cơ tử vong và hạn chế tối đa di chứng.

Người bệnh có thể phát hiện sớm các dấu hiệu đột quỵ qua quy tắc “FAST” với:

– F (Face – Khuôn mặt): Mặt mất cân đối, yếu, liệt, một bên mặt bị chảy xệ, miệng cười méo mó.

– A (Arm – Cánh tay): Người bệnh cử động tay, chân khó khăn, hoặc không thể cử động 1 bên cơ thể. Đặc biệt, nếu người bệnh không thể nâng 2 tay qua đầu cùng một lúc thì rất có khả năng đã bị đột quỵ

– S (Speech – Tốc độ nói): Khi bị đột quỵ, giọng nói của người bệnh bị thay đổi, dính chữ, nói ngọng.

– T (Time – thời gian): Khi phát hiện người bệnh có các dấu hiệu trên, hãy gọi cấp cứu (115) hoặc đưa người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất ngay lập tức để được điều trị phù hợp. Càng được điều trị sớm, tổn thương xuất hiện ở người bệnh càng ít và khả năng phục hồi càng cao.

Nhận biết sớm đột quỵ bằng quy tắc "FAST"
Nhận biết sớm đột quỵ bằng quy tắc “FAST”

5 di chứng thường gặp ở bệnh nhân đột quỵ

Tùy vào mức độ tổn thương tới não bộ mà đột quỵ có thể gây ra các ảnh hưởng khác nhau. Trong đó, người bệnh phải đối mặt với nhiều di chứng liên quan đến nhận thức, khả năng vận động, sức khỏe. 5 di chứng phổ biến nhất như:

Liệt vận động

Có tới hơn 90% trường hợp đột quỵ, người bệnh sẽ gặp di chứng liệt vận động. Trong đó, người bệnh có thể bị liệt tay chân, mặt, liệt hoặc yếu đi 1 nửa cơ thể khiến sinh hoạt hàng ngày gặp nhiều khó khăn, cần tới sự giúp đỡ từ người khác.

Rối loạn nhận thức

Người bệnh bị đột quỵ thường gặp phải tình trạng rối loạn nhận thức như: hay quên, suy giảm hoặc mất trí nhớ, mất nhận thức về thời gian, không gian, thiếu tỉnh táo, không hiểu được lời nói của người khác… Một số trường hợp nghiêm trọng, người bệnh sau đột quỵ phải học lại toàn bộ cách sinh hoạt hàng ngày, từ ăn uống, mặc quần áo, tắm rửa…

Rối loạn ngôn ngữ

Triệu chứng và cũng là di chứng phổ biến của đột quỵ chính là rối loạn ngôn ngữ với các biểu hiện như: nói lắp, nói ngọng, nói chậm, nói không rõ lời… hay thậm chí là không nói được. Nguyên nhân của tình trạng này là do người bệnh gặp khó khăn trong việc kiểm soát cơ miệng. Điều này cũng gây ảnh hưởng đến việc ăn uống, biểu đạt thông thường của bệnh nhân.

Rối loạn tiểu tiện

Khi hệ thần kinh bị tổn thương, cơ vòng có thể bị rối loạn khiến người bệnh mất khả năng kiểm soát tiểu tiện, đại tiện. Bên cạnh đó, người bệnh cũng có thể bị viêm đường tiết niệu nếu không được vệ sinh và chăm sóc cẩn thận.

Thay đổi cảm xúc, hành vi

Đây là một di chứng gián tiếp, xảy ra khi người bệnh phải nhờ cậy nhiều vào sự chăm sóc của người bệnh do ảnh hưởng của các di chứng vận động. Việc này ảnh hưởng nhiều tới suy nghĩ và tâm trạng ở người bệnh, từ đó dẫn đến các thay đổi về hành vi và cảm xúc. Bởi vậy, người thân cần có sự đồng cảm, sẻ chia để giúp bệnh nhân đột quỵ được giải tỏa tâm lý, điều hòa cảm xúc và trở nên tích cực hơn.

Các di chứng khác

Bên cạnh các di chứng phổ biến trên, người bệnh đột quỵ cũng có thể gặp phải các vấn đề như: suy giảm thị lực, thính lực, đau tim, viêm phổi… với mức độ nghiêm trọng khác nhau, tùy vào sự tổn thương của cơ thể khi đột quỵ.

Các di chứng thường gặp trong đột quỵ
Các di chứng thường gặp trong đột quỵ

Hướng dẫn cách khắc phục các di chứng của đột quỵ 

Để có thể hồi phục sức khỏe, cải thiện chức năng cơ thể, người bệnh đột quỵ cần một khoảng thời gian dài ổn định và luyện tập. Mức độ phục hồi ở từng người bệnh là khác nhau tùy thuộc vào mức độ tổn thương não bộ, sự chăm sóc của người nhà và sự kiên trì của người bệnh.

Thời điểm tốt nhất để phục hồi chức năng, cải thiện các di chứng sau đột quỵ là ngay khi cơ thể ổn định hoặc sau 3 – 4 ngày bị đột quỵ. Quá trình hồi phục thường thấy rõ nhất trong 3 tháng đầu tiên và chậm hơn ở 3 tháng tiếp theo. Khả năng phục hồi chậm dần và ổn định vào 6 tháng đến 1 năm tiếp theo.

Để khắc phục di chứng do đột quỵ, người bệnh áp dụng các phương pháp:

– Tích cực vận động, vật lý trị liệu để tăng khả năng giữ thăng bằng, tăng khả năng chịu sức nặng và tăng sức mạnh cơ…

– Dùng các thiết bị hỗ trợ di chuyển (khung tập đi, gậy chống, xe lăn…) để chủ động di chuyển, tập luyện giúp cơ sớm hồi phục.

– Tập nói từ đơn giản đến phức tạp, luyện tập cơ mặt để cải thiện giọng nói và tăng độ linh hoạt cho phản xạ.

– Áp dụng các biện pháp hỗ trợ như xoa bóp, bấm huyệt để thư giãn và cải thiện tinh thần.

– Người nhà nên thường xuyên trò chuyện, động viên để giúp người bệnh có tinh thần lạc quan, tích cực.

Khắc phục di chứng của đột quỵ không phải là việc ngày một, ngày hai mà là cả quá trình lâu dài, đòi hỏi sự kiên trì, cố gắng từ cả người bệnh và người nhà. 

Hi vọng các thông tin trên bài viết đã giúp bạn có thêm kiến thức về khắc phục di chứng trong đột quỵ. Liên hệ ngay tới hotline 1900 198 của DoLife để được hỗ trợ và tư vấn thêm!

Lưu ý: Bài viết cung cấp thông tin mang tính chất tham khảo. Bạn đọc vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc Chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Bệnh viện Quốc tế DoLife

Địa chỉ: Tầng 2, Tòa nhà Suced, 108 Nguyễn Hoàng, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Hotline: 1900 1984

Website: dolifehospital.vn

Email: info@dolifehospital.vn

FanpageBệnh viện Quốc tế Dolife

Từ khóa:

Bài viết liên quan

Tim đập nhanh hồi hộp: Nguyên nhân, dấu hiệu và điều trị

Tim đập nhanh hồi hộp: Nguyên nhân, dấu hiệu và điều trị

Hồi hộp tim đập nhanh là tình trạng hầu hết tất cả chúng ta đều đã từng gặp phải. Vậy tình trạng này có nguy hiểm không? Nguyên nhân và cách điều trị thế nào? Tìm hiểu qua bài viết dưới đây! Tim đập nhanh hồi hộp nguy hiểm không? Tim đập nhanh hồi hộp […]

Loạn nhịp xoang có nguy hiểm không? Điều trị thế nào?

Loạn nhịp xoang có nguy hiểm không? Điều trị thế nào?

Loạn nhịp xoang là gì? Có nguy hiểm không? Những ai thường bị loạn nhịp xoang tim? Điều trị bằng phương pháp nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây! Nhịp xoang là gì? Nhịp xoang được hiểu là một chu kỳ hoạt động đầy đủ của nút xoang ở tim. Từ đó tạo […]

Nhồi máu cơ tim: Triệu chứng và cách sơ cứu

Nhồi máu cơ tim: Triệu chứng và cách sơ cứu

Nhồi máu cơ tim là một bệnh lý nguy hiểm đến tính mạng. Vậy nhồi máu cơ tim có những triệu chứng nào? Sơ cứu người bị nhồi máu cơ tim ra sao? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây! Nhồi máu cơ tim là bệnh gì? Nhồi máu cơ tim là căn bệnh […]