Hướng dẫn chi tiết vệ sinh miệng đúng cách cho trẻ sơ sinh

02/03/2024
Tác giả: Ngọc Mỹ
Chia sẻ

Dù chưa có răng nhưng trẻ sơ sinh vẫn cần được vệ sinh miệng lưỡi mỗi ngày để giữ cho khoang miệng sạch sẽ, đảm bảo quá trình mọc răng không bị ảnh hưởng.

Trẻ sơ sinh cần vệ sinh miệng ít nhất 1 lần/ngày

Trẻ sơ sinh chưa mọc răng, cũng chưa ăn được các loại thực phẩm, tuy nhiên ba mẹ vẫn cần vệ sinh răng miệng cho con thường xuyên với tần suất ít nhất 1 lần/ngày. 

Khoang miệng và bề mặt lưỡi của trẻ có chứa rất nhiều vi sinh vật. Việc không vệ sinh thường xuyên sẽ khiến vi sinh vật gây ra mùi hôi, khoang miệng của trẻ không được sạch sẽ, lưới xuất hiện các tưa lưỡi khiến khả năng cảm nhận hương vị của trẻ bị ảnh hưởng, gây chán ăn, bỏ bú.

Trẻ không được vệ sinh răng miệng thường xuyên, đúng cách sẽ có nguy cơ cao bị tưa miệng – nhiễm nấm ở niêm mạc lưỡi, miệng, họng, thậm chí thực quản. Nấm xuất hiện trên lưỡi, họng tạo thành các mảng bám màu trắng gây đau rát, khó chịu và chảy máu khi cọ xát. Nếu kéo dài, trẻ sẽ bị ho, khò khè, nguy cơ mắc các bệnh đường hô hấp cao.

Để giữa khoang miệng của con sạch sẽ, ba mẹ cần biết cách vệ sinh miệng cho trẻ sơ sinh.

Hướng dẫn vệ sinh miệng cho trẻ sơ sinh 

Với vệ sinh miệng lưỡi hàng ngày, bố mẹ nên thực hiện sau khi con ăn sữa xong khoảng một lúc, đặc biệt là với các trường hợp xuất hiện cặn sữa. 

Cặn sữa là tình trạng xuất hiện các chấm trắng nhỏ nằm trên bề mặt lưỡi của trẻ sơ sinh sau khi con bú xong. Tình trạng này thường xuất hiện khi trẻ dùng sữa công thức hoặc có thói quen ngậm sữa trong miệng khi ngủ. Cặn dễ bong và trôi khi con nuốt nước bọt, uống nước, uống sữa hay vệ sinh miệng.

Chuẩn bị

Để chuẩn bị làm sạch miệng lưỡi cho trẻ sơ sinh, ba mẹ chuẩn bị:

– Khăn nhỏ mềm mỏng hoặc gạc mềm, gạc làm sạch miệng chuyên dụng cho trẻ.

– Nước đun sôi để nguội hoặc dung dịch nước muối loãng NaCl 0.9%.

Các bước thực hiện

Ba mẹ lần lượt làm theo các bước:

– Ba mẹ rửa tay thật sạch với nước sạch và xà phòng rồi lau khô tay.

– Đặt trẻ nằm trên giường hoặc bế trên tay sao cho con cảm thấy thoải mái nhất.

– Quấn khăn mỏng hoặc gạc đã chuẩn bị quanh ngón tay trỏ rồi nhúng vào dung dịch nước đun sôi để nguội hoặc NaCl 0.9% đã chuẩn bị trước đó.

– Mở miệng trẻ nhẹ nhàng rồi lau sạch vòm miệng, massage nướu, chà lưỡi cho con theo chuyển động tròn. Để loại bỏ hết cặn sữa, ba mẹ đưa ngón trỏ vào trong gốc lưỡi rồi kéo dần ra ngoài. Lưu ý là không đưa ngón tay vào quá sâu trong miệng của trẻ để tránh làm con nôn trớ.

Dùng khăn sạch mềm quấn quanh ngón trỏ để vệ sinh miệng cho trẻ
Dùng khăn sạch mềm quấn quanh ngón trỏ để vệ sinh miệng cho trẻ

Hướng dẫn vệ sinh miệng khi trẻ bị tưa

Biểu hiện trẻ bị tưa lưỡi

Với các trường hợp lưỡi bám mảng trắng mà không phải cặn sữa thì rất có thể trẻ đã bị tưa miệng. Trong đó, trẻ thường xuất hiện các biểu hiện như:

– Lưỡi có các mảng màu trắng sữa, xám hoặc vàng kem. Các mảng bám này có thể lan lên niêm mạc má và vòm miệng.

– Trẻ bú kém, biếng ăn

– Quấy khóc

– Với các trường hợp nặng, trẻ có thể bị ho, viêm phế quản, tiêu chảy

Chăm sóc  trẻ trong thời gian này, ba mẹ cần vệ sinh đúng cách, kết hợp cùng dùng thuốc theo đúng hướng dẫn của bác sĩ, vệ sinh sạch sẽ dụng cụ ăn của trẻ.

Trẻ bị tưa lưỡi cần được vệ sinh đúng cách
Trẻ bị tưa lưỡi cần được vệ sinh đúng cách

Các bước vệ sinh miệng khi trẻ bị tưa lưỡi

Khi vệ sinh miệng cho trẻ bị tưa lưỡi, ba mẹ thực hiện lần lượt theo các bước:

– Ba mẹ rửa tay sạch với xà phòng và nước sạch rồi lau khô tay.

– Đặt trẻ nằm trên giường hoặc bế trên tay sao cho con thoải mái nhất.

– Vệ sinh miệng cho trẻ bằng nước sôi để nguội trước

+ Dùng khăn mỏng hoặc gạc mềm quấn quanh ngón trỏ, nhúng vào nước rồi mở miệng trẻ nhẹ nhàng và thực hiện lau vòm miệng, massage nướu, lưỡi cho trẻ, đưa ngón trỏ vào gốc lưỡi rồi từ từ kéo ra ngoài để làm sạch hết vùng lưỡi.

– Vệ sinh miệng với dung dịch thuốc kháng nhấm

+ Thực hiện tương tự như vệ sinh bằng nước nhưng thay vì nhúng khăn và nước thì nhúng vào dung dịch kháng nấm để vệ sinh.

+ Lưu ý để các mảng tưa lưỡi không bị rơi vào miệng của trẻ. Không chà mạnh. Thực hiện dứt khoát để lấy được hết các mảng bám trong 1 lần lau. Thực hiện 2 lần liên tiếp nếu sau 1 lần lưỡi của trẻ vẫn còn mảng bám trắng.

+ Mỗi lần thực hiện, ba mẹ nên thay khăn/ gạc mới.

– Làm sạch tưa lưỡi cho trẻ bằng dung dịch kháng nấm mỗi 4 – 6 giờ/lần cho đến khi hết tưa. 

Ba mẹ lưu ý, khi phát hiện trẻ bị tưa lưỡi, hãy đưa con đến bệnh viện để được kiểm tra, xử lý đúng cách, không tự ý sử dụng thuốc khi không có chỉ định từ bác sĩ. Trong 1 năm đầu đời hoặc 6 tháng sau khi trẻ mọc chiếc răng đầu tiên, ba mẹ cần đưa con đến khám nha khoa để được kiểm tra và tư vấn chăm sóc sức khỏe răng miệng tốt nhất.

Lưu ý: Bài viết cung cấp thông tin mang tính chất tham khảo. Bạn đọc vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc Chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Bệnh viện Quốc tế DoLife

Địa chỉ: Tầng 2, Tòa nhà Suced, 108 Nguyễn Hoàng, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Hotline: 1900 1984

Website: dolifehospital.vn

Email: info@dolifehospital.vn

FanpageBệnh viện Quốc tế Dolife

Từ khóa:

Bài viết liên quan

Tràn dịch màng phổi thai nhi có nguy hiểm không?

Tràn dịch màng phổi thai nhi có nguy hiểm không?

Tràn dịch màng phổi thai nhi là một bất thường xảy ra khi thai đang tăng trưởng. Vậy căn bệnh này có gây nguy hiểm cho thai nhi không? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé! Tràn dịch màng phổi thai nhi là gì? Tràn dịch màng phổi thai nhi là tình trạng […]

Gây tê tủy sống và gây tê ngoài màng cứng có gì khác nhau?

Gây tê tủy sống và gây tê ngoài màng cứng có gì khác nhau?

Gây tê tủy sống và gây tê ngoài màng cứng là 2 thủ thuật được thực hiện để giảm đau cho sản phụ trong sinh thường và trong sinh mổ. Vậy 2 thủ thuật này khác nhau ở những điểm nào? Cùng DoLife tìm hiểu trong bài viết sau! Sự khác biệt giữa gây tê […]

Mắc bệnh thủy đậu – Kiêng ngay những điều này để nhanh hồi phục

Mắc bệnh thủy đậu – Kiêng ngay những điều này để nhanh hồi phục

Bị thủy đậu kiêng gió, kiêng nước là lầm tưởng của không ít người. Thực tế việc này không những không có lợi mà còn tác động xấu đến sức khỏe người bệnh. Vậy bệnh thủy đậu cần và không cần kiêng những gì? Tìm hiểu chi tiết ngay trong bài viết! Dấu hiệu mắc […]

Hen phế quản: Nguyên nhân và cách điều trị

Hen phế quản: Nguyên nhân và cách điều trị

Hen phế quản là căn bệnh có tỷ lệ người mắc khá cao. Căn bệnh này gây ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống của người bệnh. Vậy hen phế quản có nguyên nhân là do đâu và cách điều trị thế nào? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây! Hen phế quản […]