Ước tính có tới 10% dân số thế giới mắc hội chứng giấc ngủ đến trễ. Trong đó, đối tượng mắc chủ yếu là người trẻ tuổi. Đây cũng là nhóm tuổi thường có thói quen ngủ trễ khiến hội chứng khó được phát hiện.
Tìm hiểu chi tiết về hội chứng rối loạn giấc ngủ này qua bài viết bên dưới!
Tổng quan về hội chứng giấc ngủ đến trễ
Hội chứng giấc ngủ đến trễ (hay còn gọi là hội chứng trì hoãn giấc ngủ – DSPS) thường bị nhầm lẫn với “cú đêm”. Tuy nhiên, hai vấn đề này hoàn toàn khác nhau ở tính chủ động. Người mắc hội chứng trì hoãn giấc ngủ không thể ngủ sớm được ngay cả khi cơ thể rất mệt mỏi. Còn “cú đêm” là sự chủ động lựa chọn ngủ muộn để làm một việc nào đó.
Hội chứng giấc ngủ đến trễ là tình trạng rối loạn giấc ngủ theo nhịp sinh học khiến giấc ngủ bị trì hoãn, nếu kéo dài sẽ gây cản trở tới sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Người bệnh không thể ngủ theo đúng giờ sinh học, thường trễ hơn khoảng ít nhất 2 giờ, ngay cả khi đang mệt mỏi. Ở một số trường hợp nghiêm trọng, giấc ngủ có thể trì hoãn tới lúc mặt trời gần mọc khiến người bệnh trằn trọc suốt cả đêm.
Sự rối loạn của đồng hồ sinh học gây trì hoãn giấc ngủ có thể là từ ảnh hưởng của hormone Melatonin – hormone đóng vai trò điều khiển đồng hồ sinh học, gây ảnh hưởng trực tiếp đến nhịp sống của người bệnh.
Triệu chứng của hội chứng giấc ngủ đến trễ
Hội chứng giấc ngủ đến trễ có các dấu hiệu tương tự như khi một người thức khuya. Điểm khác biệt rõ nét là ở chỗ, người mắc hội chứng rối loạn thì chịu tác động của đồng hồ sinh học còn người đi ngủ trễ là do tự bản thân có ý định ngủ muộn.
Các dấu hiệu thường gặp ở người bệnh mắc hội chứng DSPS là:
– Khó đi vào giấc ngủ theo giờ sinh lý. Nhịp đi ngủ của đồng hồ sinh học thường có một độ trễ nhất định khiến cơ thể trong trạng thái tỉnh táo dù đã đến giờ đi ngủ.
– Khó ngủ, không thể ngủ khi chưa đến 12h đêm. Thông thường, người mắc DSPS thường ngủ trong khoảng từ 2 – 6 giờ sáng.
– Nếu người bệnh cố thức để sử dụng các thiết bị điện tử, học bài, làm việc… tình trạng khó ngủ có thể trở nên nghiêm trọng hơn.
– Ngủ muộn vào tối hôm trước khiến người bệnh khó thức dậy vào hôm sau do đồng hồ sinh học chưa phát tín hiệu cho cơ thể thức dậy.
– Người bệnh thường có giấc ngủ ngon vào cuối buổi sáng và trong buổi chiều.
– Buồn ngủ vào ban ngày, ngủ ngày nhiều.
– Mất ngủ/ Ngủ trễ không đi kèm bệnh lý về rối loạn giấc ngủ (ngưng thở khi ngủ…)
Nguyên nhân gây hội chứng giấc ngủ đến trễ
Hiện vẫn chưa có báo cáo chính thức nào chỉ rõ được nguyên nhân chính xác của hội chứng giấc ngủ đến trễ. Tuy nhiên, một số vấn đề được cho là nguyên nhân như:
– Yếu tố di truyền học
Khoảng 40% người mắc hội chứng giấc ngủ đến trễ có tiền sử gia đình mắc rối loạn này. Trong gia đình có người thân mắc bệnh, nguy cơ mắc ở các thành viên khác cũng cao hơn các gia đình khác.
– Thay đổi sau dậy thì
Thông thường, chu kỳ giấc ngủ 24 giờ ở tuổi vị thành niên dài hơn so với các nhóm tuổi khác. Khi đó, cơ thể cần ngủ và thức muộn hơn.
– Rối loạn tâm lý, tâm thần
Hội chứng trì hoãn giấc ngủ có liên quan mật thiết đến các rối loạn về tâm lý, tâm thần như: căng thẳng, phiền muộn, rối loạn ám ảnh cưỡng chế hay chứng tăng động giảm chú ý…
– Mất ngủ mãn tính
Hội chứng này gặp ở khoảng 10% người bệnh mất ngủ kinh niên.
– Thói quen sinh hoạt
Việc không tiếp xúc đủ ánh sáng mặt trời vào buổi sáng hay tiếp xúc với quá nhiều ánh sáng vào ban đêm khiến cho các dấu hiệu của mất ngủ đến trễ trở nên nghiêm trọng và tồi tệ hơn.
Hậu quả của chứng giấc ngủ đến trễ
Hội chứng trì hoãn giấc ngủ không gây ra các vấn đề khi ngủ. Người bệnh vẫn có giấc ngủ bình thường. Tuy nhiên, việc giấc ngủ bị trì hoãn gây ra nhiều hệ lụy cho sức khỏe:
– Giảm khả năng chú ý, tập trung.
– Cả ngày mệt mỏi, uể oải, buồn ngủ, ảnh hưởng đến hoạt động cuộc sống.
– Thay đổi hành vi, trầm cảm do căng thẳng kéo dài.
– Người bệnh có nguy cơ phụ thuộc vào caffein, rượu, thuốc an thần để cố gắng duy trì sự tỉnh táo vào ban ngày và giấc ngủ đúng giờ vào ban đêm.
Cách khắc phục tình trạng giấc ngủ đến trễ
Hội chứng giấc ngủ đến trễ là một tình trạng phổ biến, đặc biệt là ở người trẻ. Tuy nhiên, rối loạn này thường xuyên bị bỏ qua gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
Việc điều trị chứng rối loạn giấc ngủ này nhằm hướng đến mục tiêu là điều chỉnh lại thời gian ngủ phù hợp:
– Tối ưu hóa đồng hồ sinh học bằng cách tập thói quen đi ngủ sớm hơn từ 15 phút và thức dậy sớm hơn. Lặp đi lặp lại, tăng dần thời gian cho đến khi đồng hồ sinh học vào nhịp bình thường.
– Sử dụng ánh sáng khoa học: ngồi ở nơi sáng sủa khoảng 30 phút sau khi ngủ dậy để ánh sáng ban mai đánh thức nhịp sinh học ngày mới. Buổi tối nên hạn chế tiếp xúc với ánh sáng từ thiết bị điện tử.
– Làm “sạch” giấc ngủ bằng những thói quen lành mạnh: tránh xa các thiết bị phát ra ánh sáng xanh (tivi, máy tính, điện thoại…) trước khi đi ngủ; hạn chế uống cafe, rượu vào chiều và tối; không vận động quá sức trước giờ đi ngủ…
– Dinh dưỡng khoa học, hạn chế các loại thực phẩm gây kích thích giấc ngủ, tăng cường rau quả, thực phẩm lành mạnh.
Trên đây là những thông tin chung về Hội chứng giấc ngủ đến trễ. Nếu bạn cần được hỗ trợ giải đáp hoặc cung cấp thêm thông tin khám chữa bệnh, liên hệ ngay tới hotline 1900 1984 của DoLife để được hỗ trợ sớm nhất!
Lưu ý: Bài viết cung cấp thông tin mang tính chất tham khảo. Bạn đọc vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc Chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.
Bệnh viện Quốc tế DoLife
Địa chỉ: Tầng 2, Tòa nhà Suced, 108 Nguyễn Hoàng, Nam Từ Liêm, Hà Nội Hotline: 1900 1984 Website: dolifehospital.vn Email: info@dolifehospital.vn Fanpage: Bệnh viện Quốc tế Dolife |
Bài viết liên quan
Phụ nữ cho con bú có cấy que tránh thai được không?
Phụ phụ nữ đang cho con bú cấy que tránh thai được không và có gây ảnh hưởng gì đến em bé hay không là vấn đề nhiều người thắc mắc? Cùng đọc bài viết để có câu trả lời nhé! Cấy que tránh thai là gì? Que cấy tránh thai là một thiết bị […]
Tại sao mẹ bầu cần khám đường huyết thai kỳ?
Khám đường huyết thai kì là một xét nghiệm mẹ cần thực hiện trong tuần thai từ 24 – 28. Vậy tại sao mẹ bầu cần khám đường huyết thai kì? Hãy cùng DoLife tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé! Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ là gì? Khám đường huyết thai kỳ hay […]
Cách sơ cứu người bị ngạt khí do hỏa hoạn
Ngạt khí, ngạt khói là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến gây tử vong cho nạn nhân của các vụ hỏa hoạn. Có rất nhiều loại khí độc được sinh ra từ khói của đám cháy như CO, CO2, amoniac, axit hữu cơ…, Những loại khí này gây ngạt và nhiễm độc khí […]
Dấu hiệu sốt xuất huyết ở trẻ là gì? Điều trị ra sao?
Sốt xuất huyết nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của trẻ. Vậy sốt xuất huyết có biểu hiện như thế nào? Điều trị ra sao? Cùng tìm hiểu qua bài viết! Sốt xuất huyết là bệnh gì? Sốt xuất huyết là bệnh truyền […]