Gãy xương sườn là một chấn thương nghiêm trọng. Vậy gãy xương sườn có nguy hiểm không? Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị như thế nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây!
Gãy xương sườn là gì?

Gãy xương sườn là một chấn thương phổ biến xảy ra khi một trong các xương trong khung xương sườn bị gãy hoặc nứt.
Xương sườn bị nứt sẽ gây cho bệnh nhân cảm giác đau đớn. Tuy nhiên, trường hợp này không nguy hiểm như khi xương sườn bị gãy thành nhiều mảnh. Các cạnh sắc nhọn của mảnh xương gãy có thể làm tổn thương phổi, mạch máu và cả những cơ quan nội tạng trong cơ thể.
Một bệnh cảnh đặc biệt của gãy xương sườn là mảnh sườn di động. Khi có từ 3 xương sườn liền kề gãy ở nhiều hơn hoặc bằng 2 vị trí. Các ổ gãy mỗi xương sườn dẫn đến một đoạn của ngực không kết nối với phần còn lại của lồng ngực.
Phần di động này chuyển động nghịch thường. Mảnh sườn di chuyển ra bên ngoài trong quá trình thở ra và hướng vào trong khi hít vào, gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng.
Phân loại gãy xương sườn
Gãy xương sườn có thể được chia thành nhiều loại. Những loại gãy xương sườn phổ biến nhất gồm có:
Gãy xương sườn mức độ đơn giản:
Trường hợp này xảy ra khi có một xương sườn lẻ bị gãy và không gây ra những dịch chuyển nào cho hệ thống các xương sườn trong lồng ngực. Đây là loại chấn thương gãy xương sườn phổ biến nhất, chỉ đứng sau chấn thương lồng ngực. Tuy không gây dịch chuyển nào về hệ thống xương nhưng khi bị gãy xương sườn một hoặc nhiều cái. Nó có khả năng sẽ tác động xấu đến nội tạng quanh đó. Gây nguy hiểm đến tính mạng.
Gãy xương sườn mức độ phức tạp:
Ngược lại với gãy xương sườn đơn giản, trường hợp này, xương sườn khi gãy bị dịch chuyển và gây nguy hiểm đến nội tạng bệnh nhân.
Việc phân loại gãy xương sườn giúp bác sĩ nhận định tình trạng chấn thương một cách tốt hơn. Tránh trường hợp nguy hiểm có thể xảy đến với người bệnh. Ngoài phân loại theo mức độ. Vị trí xương sườn bị gãy cũng thể hiện nhiều điều:
- Xương sườn dưới nằm gần ổ bụng nên khi bị gãy, thường sẽ ảnh hưởng đến các cơ quan nội tạng trong ổ bụng hơn là phổi, tim,…
- Gãy xương sườn dưới bên trái gần vị trí lá lách nên khả năng gây chấn thương cho bộ phận này khá cao. Ngoài ra còn có thể gây ảnh hưởng đến gan.
- Xương sườn cụt bị gãy tăng cao khả năng chấn thương thận.
- Những vị trí gãy xương sườn đầu tiên rất gần và được nối liền với xương sống. Nên khả năng cao sẽ ảnh hưởng đến cột sống người bệnh khi bị gãy hoặc chấn thương. Nghiêm trọng hơn thậm chí có thể làm cho cột sống, mạch máu chấn thương nặng, dẫn đến tử vong.
Triệu chứng khi xương sườn bị gãy
Những dấu hiệu gãy xương sườn thường gặp là đau tại vị trí gãy, cơn đau kéo dài, và đau nhiều hơn:
- Khi hít thở sâu, hắt hơi hoặc ho
- Khi cúi, gập người, vặn người, kéo hoặc đẩy vật nặng sẽ thấy đau tại các vị trí gãy
- Khi nằm nghiêng người về phía xương gãy
- Khi ấn vào vị trí gãy, hoặc vùng xương gãy.
- Đau tăng vào ban đêm hoặc sáng sớm (đặc biệt là vài ngày đầu sau khi xảy ra chấn thương)
Ngoài ra, vì đau nên người bệnh sẽ cảm thấy khó thở, như hụt hơi thiếu oxy, do hạn chế hít thở, một số cảm giác khác như đau đầu, chóng mặt, mệt mỏi,…

Đặc biệt, nếu nhiều sườn liền kề gãy hơn 2 vị trí trên xương, sẽ tạo thành một “mảng sườn di động”. Mảng sườn này sẽ mất kết dính với lồng ngực và chuyển động nghịch thường theo mỗi nhịp thở. Tức là, lồi ra ngoài khi thở ra và lõm vô khi hít vào. Khi có mảng sườn di động, thường sẽ do lực chấn thương lớn, bệnh nhân có nguy cơ bị tổn thương các cơ quan bên dưới mảng sườn như dập phổi, rách phổi. Dẫn đến các biến chứng hô hấp nghiêm trọng. Hơn nữa, chuyển động nghịch thường của thành ngực cũng gây đau ngực, tăng công sức khi hít thở. Và làm người bệnh khó hít sâu, do đó giảm trao đổi khí gây suy hô hấp tiến triển.
Người bệnh cần đi khám ngay nếu có dấu hiệu gãy xương sườn kèm theo:
- Khó thở ngày càng tăng, không thể hít thở sâu
- Đau nặng ngực tăng dần, cảm giác bị đè ép giữa ngực.
- Ho có đờm hoặc ho ra máu
- Choáng váng, chóng mặt, yếu người
- Đau bụng
- Sốt
Nguyên nhân gây gãy xương sườn
Gãy xương sườn thường xảy ra do tác động mạnh, khi vật gì đó đập vào ngực bạn. Một số nguyên nhân phổ biến nhất bao gồm:
- Tai nạn gây chấn thương, gãy xương sườn, khi phần xương này chịu một lực va đập quá mạnh;
- Lực đè bẹp, đè ép quá lớn dẫn đến gãy xương sườn;
- Bệnh nhân bị rơi từ trên cao xuống làm lồng ngực và xương sườn bị tổn thương;
- Gãy xương sườn do chịu sự tác động vật lý mạnh mẽ từ vật nặng, mang tính sát thương lớn;
- Các hoạt động thể thao cần di chuyển nhiều, liên tục như bóng đá, bóng rổ, cầu lông,… cũng có thể gây chấn thương và làm gãy xương sườn;
- Người lớn tuổi bị ho thường xuyên, ho dữ dội cũng là tăng khả năng gãy xương sườn;
- Người lớn tuổi hoặc người bị thiếu hụt dinh dưỡng, bệnh lý gây loãng xương cũng dễ bị gãy xương sườn hơn những người sức khỏe bình thường;
- Ung thư xương cũng có thể gây nên tổn thương và làm xương sườn dễ gãy.
Biến chứng nguy hiểm khi xương sườn bị gãy
Tổn thương nội tạng
Xương sườn có tác dụng bảo vệ một số cơ quan nội tạng quan trọng của cơ thể. Do đó, khi xương bị gãy, các mảnh xương có thể gây tổn thương (làm rách, thủng hoặc bầm tím) các cơ quan: tim, gan, phổi, thận, lá lách.
Tổn thương do đâm thủng mạch máu
Gãy xương sườn có thể dẫn đến thủng mạch máu bởi xương bị gãy đâm vào gây nguy hiểm tính mạng.
Nếu bạn bị gãy 1 trong 3 xương ở trên cùng của khung xương sườn, đầu nhọn của mảnh xương gãy có thể đâm vào mạch máu lớn trong cơ thể, bao gồm cả động mạch chủ và gây tổn thương nguy hiểm.
Khó thở
Gãy xương sườn khiến cho hoạt động thở của bạn trở nên khó khăn hơn do cảm giác đau đớn khi thở. Việc hít thở khó và trao đổi oxy kém như vậy sẽ làm tăng nguy cơ suy hô hấp. Gãy xương sườn cũng có thể dẫn đến xẹp phổi.
Trường hợp bệnh nhân bị mảnh sườn di động có nguy cơ cao xuất hiện các biến chứng hô hấp như tràn khí màng phổi, tổn thương nhu mô phổi, đâm thủng mạch máu lớn xung quanh chủ yếu là do lực chấn thương lớn khiến mảng sườn di động đâm vào cơ quan dẫn đến dập phổi nhiều bên dưới.
Cách chẩn đoán gãy xương sườn
Khám lâm sàng
Trước khi chỉ định làm bất cứ xét nghiệm nào, bác sĩ sẽ khám lâm sàng bằng cách quan sát lồng ngực di chuyển khi thở, nghe phổi, sờ và ấn nhẹ vào xương sườn để phát hiện những bất thường.
Cận lâm sàng

- Chụp X-quang: Chụp X-quang có thể chẩn đoán được tất cả các loại gãy xương sườn. Và xác định mức độ tổn thương của xương.
- Chụp CT: Chụp CT sẽ cung cấp hình ảnh chi tiết hơn về xương và các mô xung quanh so với chụp X-quang.
- Chụp cộng hưởng từ MRI: Chụp cộng hưởng từ có thể giúp bác sĩ thấy được bức tranh toàn cảnh về tổn thương xương và khu vực xung quanh. Điều này đặc biệt quan trọng để xác định xem cơ bắp, mô liên kết và các cơ quan khác có bị thương hay không.
Phương pháp điều trị gãy xương sườn
Thông thường, xương sườn bị gãy sẽ tự lành trong khoảng 6 tuần. Trong khi đó, tùy vào mức độ gãy xương và tình trạng sức khỏe của bệnh nhân mà sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị một cách hợp lý:
- Tạm dừng các môn thể thao và vận động mạnh.
- Chườm lạnh để giảm đau.
- Uống thuốc giảm đau như paracetamol hoặc ibuprofen.
- Hít thở sâu để tránh viêm phổi.
- Không để xương sườn bị quấn chặt hay đè nặng bởi bất cứ vật gì.
- Phẫu thuật (trường hợp chấn thương nghiêm trọng).
Trên đây là những thông tin về tình trạng gãy xương sườn. Lưu ý bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Người bệnh cần gặp bác sĩ để thăm khám và có kế hoạch điều trị kịp thời. Liên hệ hotline 1900 1984 để được tư vấn và đặt lịch khám.
Bệnh viện Quốc tế DoLife
Địa chỉ: Tầng 2, Tòa nhà Suced, 108 Nguyễn Hoàng, Nam Từ Liêm, Hà Nội Hotline: 1900 1984 Website: dolifehospital.vn Email: info@dolifehospital.vn Fanpage: Bệnh viện Quốc tế Dolife |
Bài viết liên quan

Chửa trứng: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Chửa trứng là bệnh gì? Có nguy hiểm không? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị ra sao? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây. Chửa trứng là bệnh gì? Chửa trứng còn được gọi là thai trứng hoặc bệnh tro bào (molar pregnancy) là một biến chứng hiếm gặp của thai kỳ. […]

Thai to có nguy hiểm không? Cần lưu ý điều gì?
Thai to liệu có thực sự tốt? Mẹ bầu mang thai quá lớn cần lưu ý điều gì? Cùng tìm hiểu các thông tin về tình trạng này trong bài viết dưới đây nhé! Thai nhi to là gì? Thai to là tình trạng thai nhi có cân nặng lớn hơn mức bình thường. Kích […]

Viêm da cơ địa ở trẻ em – Những điều cần biết
Viêm da cơ địa tuy không gây nguy hiểm nhưng nó khiến trẻ rất khó chịu và gặp nhiều phiền toái trong cuộc sống. Vậy viêm da cơ địa ở trẻ điều trị thế nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây. Viêm da cơ địa ở trẻ em là bệnh gì? Viêm da […]

Niêm mạc tử cung mỏng có thai được không?
Niêm mạc tử cung mỏng có thai được không là câu hỏi của rất nhiều chị em phụ nữ. Cùng DoLife tìm câu trả lời qua bài viết dưới đây! Niêm mạc tử cung là gì? Niêm mạc tử cung, hay còn gọi là nội mạc tử cung, là lớp màng nhầy lót bên trong […]