Đổ mồ hôi đêm: có nguy hiểm không? Điều trị thế nào?

13/11/2023
Tác giả: Trần Chang
Chia sẻ

Đổ mồ hôi đêm là phản ứng sinh lý bình thường của cơ thể nhằm giảm thân nhiệt. Tuy nhiên, căn bệnh này có gây nguy hiểm không? Và điều trị như thế nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây!

Đổ mồ hôi đêm là bệnh gì?

Đổ mồ hôi ban đêm là một triệu chứng phổ biến của thời kỳ mãn kinh nhưng một số bệnh lý và các loại thuốc cũng có thể là nguyên nhân.

Đổ mồ hôi đêm là các đợt ra mồ hôi nhiều, lặp đi lặp lại làm ướt sũng quần áo hoặc giường nệm. Và có liên quan đến một vấn đề sức khỏe nhất định.

Đôi khi, bạn có thể bị thức giấc do đổ mồ hôi quá mức. Đặc biệt nếu đắp quá nhiều chăn hoặc phòng ngủ quá nóng. Mặc dù khó chịu, những cơn đổ mồ hôi này không gọi là đổ mồ hôi đêm. Và thường không phải là dấu hiệu của một vấn đề sức khỏe.

Dấu hiệu của đổ mồ hôi đêm

Đổ mồ hôi vào ban đêm là hiện tượng bình thường nếu phòng hoặc giường ngủ nóng quá mức. Tuy nhiên, thuật ngữ “đổ mồ hôi đêm” trong y học lại chỉ được dùng để mô tả tình trạng đổ mồ hôi nhiều làm ướt hết quần áo và giường nệm. Mặc dù nơi bạn ngủ mát mẻ.

Tùy theo nguyên nhân gây đổ mồ hôi đêm, các triệu chứng khác có thể đi kèm cùng đổ mồ hôi bao gồm:

  • Sốt, run và ớn lạnh
  • Sụt cân
  • Ho
  • Tiêu chảy
  • Một số tình trạng nhiễm trùng và ung thư.

Đổ mồ hôi đêm do tiền mãn kinh thường kèm theo khô âm đạo, bốc hỏa vào ban ngày và thay đổi tâm trạng.

Đổ mồ hôi đêm do tác dụng phụ của thuốc thường đi cùng với các tác dụng phụ khác của loại thuốc đó. Triệu chứng cụ thể sẽ tùy vào loại thuốc mà bạn sử dụng.

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Nguyên nhân gây đổ mồ hôi nhiều vào ban đêm

Tiền mãn kinh có thể là nguyên nhân dẫn đến tình trạng bạn bị đổ mồ hôi đêm

Đổ mồ hôi nguyên phát

Tăng tiết mồ hôi nguyên phát có thể do di truyền một phần. Nguyên nhân đổ mồ hôi nguyên phát thường xuất phát từ sự kích thích thần kinh hoặc trạng thái tâm lý của người bệnh làm tăng hoạt động của tuyến mồ hôi như:

  • Trạng thái kích thích thần kinh ở người sảng rượu, rối loạn lo âu hoặc rối loạn cảm xúc lưỡng cực…
  • Bệnh có thể xuất hiện ở thành viên trong gia đình do yếu tố di truyền. Một đột biến gây ra tình trạng này và sau đó di truyền cho các thế hệ sau.

Đổ mồ hôi thứ phát

Bệnh thường xuất hiện sau khi sử dụng một số loại thuốc hoặc là triệu chứng, biến chứng của một bệnh lý nào đó như:

  • Một số loại thuốc: gồm thuốc điều trị bệnh Alzheimer, thuốc chống trầm cảm, thuốc tiểu đường (insulin và sulfonylurea), thuốc trị tăng nhãn áp (pilocarpin)…
  • Thời kỳ tiền mãn kinh của phụ nữ: người bệnh có thể gặp biểu hiện đỏ bừng mặt, bốc hỏa, vã mồ hôi liên tục, khó hoặc mất ngủ, thay đổi tính tính và khô âm đạo…
  • Một số bệnh lý: nhiễm trùng, đái tháo đường, béo phì, bệnh tuyến giáp như cường giáp, bệnh lao, ung thư máu…

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Bạn nên đến khám bác sĩ nếu tình trạng toát mồ hôi đêm khi ngủ:

  • Xảy ra thường xuyên
  • Làm gián đoạn giấc ngủ hoặc ảnh hưởng đến các hoạt động thường ngày khác
  • Kèm theo sốt, sụt cân, đau khu trú, ho, tiêu chảy hoặc các triệu chứng bất thường khác
  • Xuất hiện sau khi các triệu chứng mãn kinh đã hết trong một thời gian dài.

Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. 

Điều trị đổ mồ hôi đêm như thế nào?

Bạn không nên ăn các loại đồ ăn cay nóng, đồ ăn nhanh để cải thiện tình trạng đổ mồ hôi đêm

Việc điều trị đổ mồ hôi đêm phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra nó.

  • Nếu bạn bị toát mồ hôi vào ban đêm do mãn kinh. Bác sĩ có thể đề nghị liệu pháp hormone để giúp kiểm soát các cơn bốc hỏa và các triệu chứng mãn kinh khác.
  • Nếu nhiễm trùng là nguyên nhân khiến bạn bị đổ mồ hôi ban đêm. Bác sĩ có thể kê đơn thuốc kháng sinh, thuốc kháng virus hoặc các loại thuốc khác để giúp điều trị nhiễm trùng.
  • Nếu đổ mồ hôi là do ung thư, bác sĩ có thể đề nghị các phương pháp điều trị như hóa trị, xạ trị và phẫu thuật.
  • Nếu đổ mồ hôi ban đêm có liên quan đến các loại thuốc bạn đang dùng. Bác sĩ có thể điều chỉnh liều lượng thuốc. Hoặc đề nghị một loại thuốc thay thế.
  • Nếu việc uống rượu, uống caffein hoặc sử dụng ma túy là nguyên nhân dẫn đến chứng đổ mồ hôi ban đêm. Bác sĩ có thể khuyên bạn hạn chế hoặc tránh sử dụng những chất này. Trong một số trường hợp, họ có thể kê đơn thuốc. Hoặc giới thiệu các liệu pháp thích hợp để giúp bạn cai nghiện.

Phòng ngừa đổ mồ hôi đêm

Để giảm nguy cơ tăng tiết mồ hôi vào ban đêm, bạn có thể áp dụng một số biện pháp sau:

  • Hạn chế uống rượu và các chất kích thích như caffeine.
  • Hạn chế hút thuốc lá.
  • Giữ phòng ngủ ở nhiệt độ dễ chịu.
  • Hạn chế ăn thức ăn cay hoặc uống đồ uống ấm sát giờ ngủ.
  • Chăm sóc y tế kịp thời nếu nghi ngờ mình bị nhiễm trùng hoặc mắc bệnh khác.

Trên đây là những thông tin về bệnh đổ mồ hôi đêm. Liên hệ ngay hotline 1900 1984 để được tư vấn và đặt lịch thăm khám.

Bệnh viện Quốc tế DoLife

Địa chỉ: Tầng 2, Tòa nhà Suced, 108 Nguyễn Hoàng, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Hotline: 1900 1984

Website: dolifehospital.vn

Email: info@dolifehospital.vn

FanpageBệnh viện Quốc tế Dolife

 

Từ khóa:

Bài viết liên quan

Khớp cắn sâu: Nguyên nhân, biểu hiện và cách khắc phục

Khớp cắn sâu: Nguyên nhân, biểu hiện và cách khắc phục

Khớp cắn sâu là một dạng sai lệch khớp cắn khá phổ biến. Tình trạng này khiến sức khỏe và sinh hoạt của người mắc phải bị ảnh hưởng. Vậy nguyên nhân, biểu hiện và cách khắc phục khớp cắn sâu như thế nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết sau! Khớp cắn sâu là […]

Mù màu: Những thông tin cần biết

Mù màu: Những thông tin cần biết

Người mắc bệnh mù màu là người không có khả năng phân biệt các màu sắc khác nhau. Vậy mù màu là bệnh gì? Cùng tìm hiểu những thông tin về bệnh mù màu trong bài viết dưới đây. Mù màu là bệnh gì? Bệnh mù màu, hay còn gọi là loạn sắc, là một […]

Hở hàm ếch ở trẻ: Nguyên nhân và cách điều trị

Hở hàm ếch ở trẻ: Nguyên nhân và cách điều trị

Hở hàm ếch ở trẻ có gây nguy hiểm không? Điều trị thế nào? Cùng DoLife tìm hiểu qua bài viết dưới đây! Hở hàm ếch là bệnh gì? Hở hàm ếch hay còn gọi là khe hở vòm miệng là một dị tật bẩm sinh phổ biến ở trẻ em. Đây là tình trạng khi […]

Đậu mùa khỉ có triệu chứng là gì?

Đậu mùa khỉ có triệu chứng là gì?

Đậu mùa khỉ là căn bệnh có khả năng lây lan rất nhanh. Vậy triệu chứng của bệnh là gì? Cách điều trị và phòng ngừa ra sao? Tìm hiểu qua bài viết dưới đây! Tìm hiểu về bệnh đậu mùa khỉ? Đậu mùa khỉ (Monkeypox) là một bệnh nhiễm virus hiếm gặp do virus […]