Điều trị hen phế quản ở trẻ như thế nào? 

30/09/2023
Tác giả: admin
Chia sẻ

Hen phế quản ở trẻ em cần được quan tâm và xử trí đúng cách, tránh để kéo dài dễ xảy ra biến chứng. Vậy cách điều trị như thế nào, một số lưu ý quan trọng trong quá trình điều trị? Thông tin chi tiết sẽ được giải đáp trong bài viết này, cùng tìm hiểu nhé! 

Khái quát về bệnh hen phế quản ở trẻ em 

Hen suyễn ở trẻ, hay còn được gọi hen phế quản xuất hiện khi phổi và đường thở bị viêm. Nguyên nhân gây viêm thường là do tiếp xúc với một số tác nhân gây hại, ví dụ như khi hít phải phấn hoa, bị cảm lạnh hoặc nhiễm trùng đường hô hấp. Hen suyễn không chỉ gây ra các triệu chứng khó chịu hàng ngày mà nếu như để kéo dài không điều trị, còn có thể dẫn đến các cơn hen cấp nguy hiểm. 

Nhìn chung, trẻ bị hen phế quản cũng tương tự với người lớn, tuy nhiên, trẻ sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức hơn. Đây là một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến tỷ lệ trẻ nhập viện tăng cao. Bên cạnh đó, hen phế quản sẽ không thể điều trị dứt điểm. Tuy nhiên, nếu áp dụng đúng phác đồ, trẻ có thể kiểm soát các triệu chứng và ngăn ngừa thiệt hại cho phổi khi đang phát triển. 

Hen phế quản ở trẻ xuất hiện khi phổi và đường thở bị viêm.
Hen phế quản ở trẻ xuất hiện khi phổi và đường thở bị viêm.

Nguyên nhân khiến trẻ bị hen phế quản là gì? 

Tuy hiện tại, vẫn chưa xác định chắc chắn nguyên nhân khiến trẻ bị hen phế quản. Tuy nhiên theo chuyên gia, một số yếu tố có thể dẫn đến bệnh lý bao gồm: 

Nhóm các loại tác nhân gây dị ứng

– Dị nguyên đường hô hấp có thể là các chất thải công nghiệp, bụi kim loại, khói xăng dầu, khói thuốc lá, bụi nhà, phấn hoa, nấm mốc, lông chó mèo. 

– Dị nguyên thực phẩm bao gồm các nhóm thức ăn như là hải sản, thịt gà, trứng, lạc… 

– Thuốc, bao gồm các loại thuốc như Aspirin hoặc Penicillin. 

– Những tác nhân nhiễm khuẩn như viêm mũi, viêm hầu họng, viêm xoang, viêm thanh quản, viêm phế quản, viêm phổi… 

Nhóm các loại tác nhân không dị ứng 

Nhóm tác nhân không dị ứng có thể bao gồm một số yếu tố như di truyền hoặc yếu tố tâm lý. Yếu tố tâm lý là những vấn đề tâm lý tiêu cực như lo âu, bồn chồn, căng thẳng, sang chấn tâm lý… 

Triệu chứng trẻ bị hen phế quản là gì? 

Trẻ bị hen phế quản thường có những dấu hiệu điển hình như sau: 

– Xuất hiện cơn ho gà, ho tăng lên khi trẻ bị nhiễm virus, xảy ra trong khi trẻ đang ngủ hoặc được kích hoạt khi hít không khí lạnh. 

– Trẻ khi nói hoặc khóc rất khó khăn (chỉ từng từ một) 

– Xuất hiện cơn khò khè xuất hiện nửa đêm về sáng, thường có tiếng rít cò cử. 

– Hen phế quản có thể gây ra những cơn ho làm cho trẻ khó chịu, mệt mỏi do ngủ khó thở. Điều này sẽ làm cản trở đến sự hoạt động hàng ngày của trẻ. 

Nhìn chung, các triệu chứng hen phế quản ở mỗi bé là không giống nhau. Có trẻ chỉ có một vài dấu hiệu, chẳng hạn như ho kéo dài hoặc tắc nghẽn ngực. 

Trẻ xuất hiện cơn khò khè xuất hiện nửa đêm về sáng, thường có tiếng rít cò cử. 
Trẻ xuất hiện cơn khò khè xuất hiện nửa đêm về sáng, thường có tiếng rít cò cử.

Chẩn đoán bệnh hen phế quản như thế nào? 

Khám sức khỏe hen phế quản ở trẻ

Trẻ khám sức khỏe định kỳ là cơ hội giúp bác sĩ kiểm tra tim và phổi, soi tai mũi họng để phát hiện dấu hiệu cho thấy trẻ có mắc bệnh hen phế quản hay không. Đối với các bé bị bệnh thì việc thăm khám thường xuyên và dự phòng là vô cùng quan trọng để xác định tình trạng bệnh cũng như có hướng điều trị tích cực.

Thực hiện một số xét nghiệm 

Đối với những trẻ có triệu chứng hen phế quản, bác sĩ sẽ chỉ định trẻ chụp X-quang phổi cũng như kiểm tra chức năng phổi, đo lường không khí ở trong phổi cũng như tốc độ thở ra hít vào. Kết quả sẽ giúp bác sĩ chẩn đoán chính xác bệnh cũng như đưa ra phác đồ điều trị cụ thể với từng mức độ của bệnh. Tuy nhiên, lưu ý là trẻ dưới 5 tuổi không thể thực hiện được các xét nghiệm chức năng phổi. Do đó, bác sĩ sẽ chẩn đoán bệnh dựa trên khai thác nguyên nhân gây bệnh cũng như các triệu chứng có thể đưa ra để chẩn đoán bệnh. 

Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể yêu cầu làm các xét nghiệm để xác định tác nhân gây hen phế quản, bao gồm xét nghiệm da dị ứng và xét nghiệm máu. 

Khai thác tiểu sử bệnh và các triệu chứng hen phế quản ở trẻ

Trong bất cứ trường hợp nào, việc khai thác tiểu sử bệnh cũng như các triệu chứng đang gặp phải là dữ liệu đầu tiên mà bác sĩ cần thu thập trong quá trình chẩn đoán bệnh. 

Một số vấn đề được các bác sĩ quan tâm thường bao gồm: 

– Tiền sử gia đình hiện có ai đang bị bệnh hen phế quản hay không? 

– Trẻ có bị dị ứng với thức ăn hoặc các loại lòng nào không? 

– Trẻ có bị dị ứng da liễu hay không? 

– Trẻ có thường xuyên bị nhiễm khuẩn hoặc các bệnh lý liên quan đến phổi hay không? 

Với những dữ liệu trên, bác sĩ sẽ lưu ý về thời gian và tần suất các triệu chứng xảy ra, từ đó xác định rõ những nguyên nhân thứ phát của bệnh hen phế quản ở trẻ.

Trẻ bị hen phế quản cần được điều trị như thế nào?

Điều trị hen phế quản ở trẻ dựa trên tình trạng và mức độ của bệnh

Điều trị hen phế quản ở trẻ cần chú ý đến phân loại từng cấp độ, tình trạng bệnh để theo dõi chặt chẽ và có hướng xử trí phù hợp. 

Đối với những trẻ có cơn hen nhẹ 

Bác sĩ sẽ sử dụng phương pháp khí dung hoặc cho trẻ uống thuốc mở phế quản. Việc làm sạch mũi, thông thoáng đường thở là vô cùng cần thiết trong quá trình điều trị bệnh ở giai đoạn trẻ bị hen nhẹ. 

Đối với những trẻ có cơn hen vừa 

Đối với trẻ có cơn hen vừa, bác sĩ sử dụng Oxy qua mặt nạ – Khí dung kết hợp Ipratropium mỗi 20 phút/3 lần. 

Đối với những trẻ có cơn hen nặng (hay còn gọi hen ác tính) 

Đối với trường hợp này, trẻ phải được nằm cấp cứu tại bệnh viện, thở oxy, khí dung hoặc là tiêm tĩnh mạch thuốc giãn phế quản, thuốc corticoid. Nặng hơn, trẻ phải đặt nội khí quản hay thở bằng máy. 

Trẻ cần được thăm khám với bác sĩ từ sớm.
Trẻ cần được thăm khám với bác sĩ từ sớm.

Trên đây là các thông tin về bệnh hen phế quản ở trẻ. Có thể thấy rằng, các triệu chứng hen suyễn thường bị ảnh hưởng theo mùa. Vào mùa lạnh, nhiệt độ thường xuống thấp, do đó, khi trẻ đi ra ngoài có thể khiến cho việc hít thở trở nên khó khăn hơn. Do đó, bố mẹ cần theo dõi sức khỏe của trẻ sát sao, chú ý những dấu hiệu đặc biệt ở trẻ để kịp thời đưa con đi thăm khám, tư vấn.

Từ khóa:

Bài viết liên quan

Chiếu đèn điều trị vàng da cho trẻ sơ sinh: Những điều ba mẹ cần biết

Chiếu đèn điều trị vàng da cho trẻ sơ sinh: Những điều ba mẹ cần biết

Chiếu đèn vàng da là phương pháp đơn giản, hiệu quả và phổ biến trong điều trị vàng da do tăng Bilirubin ở trẻ sơ sinh. Vậy phương pháp này có gây tác dụng phụ gì không? Tìm hiểu chi tiết ngay trong bài viết! Thông tin cơ bản về tình trạng vàng da ở […]

Chiếu plasma sau sinh: Phương pháp phục hồi nhanh cho cả mẹ và bé

Chiếu plasma sau sinh: Phương pháp phục hồi nhanh cho cả mẹ và bé

Chiếu plasma cuống rốn cho bé và chiếu plasma lên vết mổ sau sinh cho mẹ là phương pháp đang ngày càng được sử dụng phổ biến giúp lành thương nhanh hơn, giảm nguy cơ nhiễm trùng cho mẹ và bé sau kỳ ‘vượt cạn’. Thông tin tổng quan về chiếu plasma Chiếu plasma là […]

Lấy máu gót chân trẻ sơ sinh để làm gì? Có gây nguy hiểm cho trẻ không?

Lấy máu gót chân trẻ sơ sinh để làm gì? Có gây nguy hiểm cho trẻ không?

Xét nghiệm lấy máu gót chân là phương pháp sàng lọc sơ sinh giúp phát hiện sớm nhiều vấn đề sức khỏe của trẻ: bệnh nội tiết, rối loạn chuyển hóa, bệnh bẩm sinh… Nhưng xét nghiệm máu gót chân có ảnh hưởng gì tới trẻ không? Để DoLife giải quyết cho mẹ qua bài […]

Tổng hợp bệnh trẻ sơ sinh thường gặp – Mẹ lưu ý ngay khi chăm con!

Tổng hợp bệnh trẻ sơ sinh thường gặp – Mẹ lưu ý ngay khi chăm con!

Trẻ sơ sinh vô cùng non nớt. Hệ miễn dịch, sức đề kháng yếu khiến trẻ dễ mắc bệnh. Việc chăm sóc không phù hợp có thể dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe của con. Với các bệnh trẻ sơ sinh thường gặp, ba mẹ cần biết cách nhận biết và chủ động xử […]