Dị ứng ánh sáng mặt trời: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

04/11/2023
Tác giả: Trần Chang
Chia sẻ

Dị ứng ánh mặt trời là tình trạng da bạn ngứa ngáy, khó chịu khi tiếp xúc với ánh sáng mặt trời. Vậy nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị căn bệnh này ra sao? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Dị ứng ánh sáng mặt trời là gì?

Rất nhiều người gặp phải tình trạng dị ứng ánh mặt trời

Dị ứng ánh sáng mặt trời là một thuật ngữ nghe khá lạ tai. Tuy nhiên, nó lại là tên của một căn bệnh  liên quan đến phát ban đỏ ngứa xuất hiện trên da do tiếp xúc với ánh sáng mặt trời. Các hình thức phổ biến nhất của dị ứng ánh nắng mặt trời là phát ban đa dạng do ánh sáng. Hay còn gọi là ngộ độc ánh sáng mặt trời.

Một số người bị dị ứng ánh sáng mặt trời do di truyền. Những người khác phát hiện các dấu hiệu và triệu chứng gây ra bởi các yếu tố khác như một loại thuốc hoặc tiếp xúc với thực vật như củ cải dại hoặc chanh.

Những trường hợp nhẹ của dị ứng ánh nắng mặt trời có thể tự hết mà không cần điều trị. Trường hợp nặng có thể được điều trị bằng các loại kem steroid hoặc thuốc. Những người bị dị ứng ánh sáng mặt trời nghiêm trọng cần các biện pháp phòng ngừa và mặc quần áo chống nắng.

Các loại dị ứng ánh mặt trời

Có 4 loại dị ứng ánh mặt trời, bao gồm:

Sẩn ngứa do ánh nắng (Actinic prurigo)

Đây là thể dị ứng ánh sáng mặt trời do di truyền. Các triệu chứng thường nặng hơn các dạng khác. Ở trẻ em, triệu chứng có thể lành tính hơn. Thể dị ứng này gặp ở tất cả các chủng tộc nhưng thường gặp nhất ở người Mỹ bản địa.

Phản ứng dị ứng ánh sáng (Photoallergic reaction)

Thể này xảy ra khi các chất bôi lên da phản ứng với ánh sáng. Các chất này có thể là thuốc, kem chống nắng, mỹ phẩm và nước hoa. Triệu chứng có thể xảy ra sau 2-3 ngày sau khi bôi lên da.

Phát ban đa dạng do ánh sáng (Polymorphic light eruption – PMLE)

Đây là thể dị ứng thường gặp nhất. Ở Mỹ, khoảng 10-15% dân số bị ảnh hưởng. Thể này gặp ở nữ nhiều hơn nam và thường bắt đầu ở tuổi vị thành niên. PMLE thường biểu hiện phát ban gây ngứa, đỏ và có thể xuất hiện dưới dạng bóng nước. Triệu chứng thường xuất hiện vài giờ sau khi tiếp xúc với ánh sáng mặt trời.

Mẩn ngứa là một biểu hiện khi bạn bị dị ứng ánh mặt trời

Nổi mề đay do ánh sáng mặt trời (Solar urticaria)

Thể dị ứng này hiếm gặp và có tình trạng nổi mề đay. Mề đay có thể xuất hiện chỉ sau vài phút tiếp xúc với ánh sáng mặt trời. Nó ảnh hưởng chủ yếu phụ nữ trẻ. Triệu chứng xuất hiện từ nhẹ cho đến nặng và nặng nề nhất có thể vào sốc phản vệ (tình trạng dị ứng đe dọa tính mạng).

Triệu chứng của bệnh

Căn bệnh này có nhiều biểu hiện khác nhau. Nó tùy thuộc vào các rối loạn gây ra. Các triệu chứng điển hình gồm:

  • Đỏ
  • Ngứa hoặc đau
  • Va chạm nhẹ có thể tạo thành các mảng sẩn trên da
  • Tạo vảy, đóng vảy cứng hoặc chảy máu
  • Vết phồng rộp hoặc phát ban

Các dấu hiệu và triệu chứng thường chỉ xảy ra trên da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Và thường phát triển trong vòng vài phút đến vài giờ sau khi tiếp xúc.

Bạn cũng có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Nguyên nhân gây dị ứng ánh mặt trời

Các tia cực tím được cho là nguyên nhân gây ra bệnh. Khi tia cực tím xuyên qua da sẽ làm ảnh hưởng tới các tế bào. Và làm thay đổi tính chất của một số protein có trong tế bào da. Các protein sau khi bị biến chất sẽ trở thành các protein lạ và cơ thể sẽ tự đào thải chúng.

Ngoài ra, có một số trường hợp người bệnh sử dụng thuốc kháng sinh, thuốc chống viêm, thuốc giảm đau trong thời gian dài. Hoặc thường xuyên tiếp xúc với một số loại hóa chất. Điều này sẽ làm tăng sự nhạy cảm của da đối với ánh sáng mặt trời.

Bệnh dị ứng ánh sáng còn được cho là có liên quan tới gen. Những người da trắng, da vàng thường có làn da mỏng hơn và nhạy cảm hơn so với người da màu . Vì vậy dễ bị dị ứng với ánh sáng mặt trời hơn. Chính vì đã có sự khác biệt về gen nên căn bệnh này cũng có thể là một bệnh di truyền. Nếu bố mẹ bị dị ứng, thì có khả năng cao con cái cũng sẽ mắc chứng bệnh dị ứng bẩm sinh tương tự.

Phương pháp chẩn đoán bệnh

Che chắn da cẩn thận là biện pháp phòng tránh việc dị ứng ánh mặt trời

Đa số các trường hợp dị ứng ánh nắng bác sĩ có thể chẩn đoán bằng cách thăm khám lâm sàng và hỏi bệnh. Trong trường hợp bệnh cảnh không rõ ràng bác sĩ có thể đề xuất một số xét nghiệm sau:

  • Test kích thích bằng tia cực tím (UV): Bác sĩ dùng ánh sáng với các bước sóng khác nhau từ một loại đèn chuyên biệt. Từ đó để gây ra các phản ứng trên da. Sau đó xác định bạn có bị dị ứng ánh nắng hay không.
  • Test áp với ánh sáng (photopatch test): Test này giúp chẩn đoán một chất được bôi lên da có mẫn cảm với ánh nắng hay không. Trong test này, bác sĩ các chất nghi dị ứng được bôi trực tiếp lên da của bạn tại vùng da tiếp xúc ánh nắng. Test dương tính nếu phản ứng chỉ xảy ra trên khu vực tiếp xúc với ánh nắng.
  • Xét nghiệm máu và sinh thiết da: Các ban đỏ trên da nhạy cảm ánh nắng. Nếu kèm các triệu chứng toàn thân khác bác sĩ sẽ luôn cần loại trừ các bệnh lý hệ thống như lupus ban đỏ. 

Phương pháp điều trị

Điều trị phụ thuộc vào thể dị ứng ánh sáng mà bạn đang gặp phải. Đối với các trường hợp nhẹ, chỉ cần tránh tiếp xúc ánh sáng vài ngày đã có thể làm giảm các triệu chứng.

Bên cạnh đó, bác sĩ cũng có thể chỉ định các phương pháp sau:

Thuốc

Các loại kem bôi da có chứa corticoid cho các trường hợp triệu chứng tương đối nhẹ. Trong các trường hợp dị ứng da nặng, bác sĩ có thể kê toa thuốc corticoid dạng uống (prednisone).

Liệu pháp ánh sáng

Nếu bạn dị ứng nặng, bác sĩ có thể dùng phương pháp giúp da bạn quen dần với ánh sáng. Trong liệu pháp này, một loại đèn đặc biệt sẽ chiếu tia cực tím lên vùng da của cơ thể bạn thường tiếp xúc với ánh sáng. Liệu pháp này sẽ được thực hiện vài lần trong 1 tuần và kéo dài vài tuần.

Trên đây là thông tin của bệnh dị ứng ánh mặt trời. Nếu đang có dấu hiệu của căn bệnh này, hãy đến gặp bác sĩ. Liên hệ 1900 1984 để được tư vấn và đặt lịch thăm khám.

Bệnh viện Quốc tế DoLife

Địa chỉ: Tầng 2, Tòa nhà Suced, 108 Nguyễn Hoàng, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Hotline: 1900 1984

Website: dolifehospital.vn

Email: info@dolifehospital.vn

FanpageBệnh viện Quốc tế Dolife

 

Từ khóa:

Bài viết liên quan

Giang mai: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng ngừa

Giang mai: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng ngừa

Giang mai là một trong những căn bệnh lây truyền qua đường tình dục rất nguy hiểm. Bệnh gây nên hậu quả nặng nề, nếu không được điều trị kịp thời. Vây bệnh giang mai là gì? Dấu hiệu nhận biết ra sao? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây. Giang mai là bệnh […]

Viêm Amidan khi nào cần cắt?

Viêm Amidan khi nào cần cắt?

Viêm amidan là bệnh lý phổ biến với tỷ lệ mắc trên toàn thế giới là 27%.  Bệnh có thể xuất hiện ở bất kỳ đối tượng nào, nhưng phổ biến nhất vẫn là ở trẻ nhỏ.  Viêm amidan có nên cắt và khi nào cần cắt? Tìm hiểu chi tiết ngay trong bài viết […]

Trật khuỷu tay: Những điều cần lưu ý ngay!

Trật khuỷu tay: Những điều cần lưu ý ngay!

Trật khớp khuỷu tay là một chấn thương phổ biến có thể gặp ở bất kỳ đối tượng nào. Nếu không được điều trị kịp thời, người bệnh có thể gặp các biến chứng về thần kinh, mạch máu, suy giảm khả năng vận động, thậm chí là tàn tật. Tổng quan về trật khuỷu […]

Zona thần kinh: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

Zona thần kinh: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

Zona thần kinh là bệnh viêm da do virus. Bệnh gây những biểu hiện như đau, rát, tê, ngứa,… ở vùng da bị tổn thương. Việc hiểu rõ về bệnh sẽ giúp bạn tìm được phương pháp điều trị đúng đắn để nhanh hồi phục. Zona thần kinh là bệnh gì? Bệnh zona thần kinh […]