Đau nền ngón tay do thoái hóa: Nguyên nhân và cách điều trị

09/11/2023
Tác giả: Ngọc Mỹ
Chia sẻ

Đau nền ngón tay do thoái hóa là tình trạng thường gặp ở người cao tuổi, ảnh hưởng tới chức năng vận động và sinh hoạt của người bệnh.  Bệnh hiện chưa có biện pháp điều trị dứt điểm mà chỉ có thể kiểm soát triệu chứng bằng thuốc và các biện pháp hỗ trợ.

Thông tin chung về đau nền ngón tay do thoái hóa
Thông tin chung về đau nền ngón tay do thoái hóa

Thông tin chung về đau nền ngón tay do thoái hóa

Đau nền ngón tay do thoái hóa là gì?

Đau nền ngón tay do thoái hóa (hay còn gọi là thoái hóa khớp ngón tay) là tình trạng xương dưới sụn, sụn khớp bàn tay bị mài mòn gây ra tình trạng cứng khớp, đau khớp, khó vận động. Khi đó, lớp sụn bao trên đầu xương càng ngày càng trở nên sần sùi, có thể hình thành thêm cả các gai xương rìa khớp. Khi bị thoái hóa nặng, khớp bị biến dạng.

Nguyên nhân

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thoái hóa khớp tay như:

– Chấn thương

Chấn thương gây thoái hóa khớp tay thường xảy ra ở những người bị trật khớp, gãy xương. Sự liên kết giữa các khớp xương sau chấn thương thường trở nên lỏng lẻo, khớp nhạy cảm và dễ bị tổn thương.

Ngoài ra, sau chấn thương, xương cũng dễ bị suy yếu, chịu nhiều áp lực và có nguy cơ thoái hóa cao hơn.

– Tính chất công việc

Khi bàn tay phải làm việc nhiều, khớp bàn tay, ngón tay dễ bị thoái hóa. Thông thường, các khớp bên tay thuận/ tay làm việc nhiều hơn có biểu hiện thoái hóa và biến dạng nghiêm trọng hơn.

– Lão hóa

Khoảng từ 55 tuổi trở lên, thoái hóa khớp bắt đầu diễn ra ở cơ thể người. Càng về già, quá trình lão hóa tự nhiên càng diễn ra nhanh chóng do sự giảm sút của lượng máu nuôi khớp, bao khớp thiếu chất nhầy và dịch khớp bị khô. Khi đó, ma sát giữa các khớp tăng lên gây bào mòn sụn, xương va chạm trực tiếp vào nhau gây đau đớn và hình thành các gai xương nhỏ.

– Chấn thương

Sau khi bị trật khớp, gãy xương bàn tay, ngón tay thì các khớp ngón tay và khớp nhỏ bàn tay có nguy cơ bị thoái hóa cao hơn. Nguyên nhân bởi các khớp sau chấn thương thường bị lỏng lẻo, nhạy cảm và dễ tổn thương. 

– Bệnh lý khác

Một số bệnh lý có thể làm tăng nguy cơ thoái hóa khớp tay như: viêm khớp dạng thấp, gout, tiểu đường… 

Triệu chứng của đau nền ngón tay do thoái hóa

Đau là dấu hiệu đầu tiên của đau nền ngón tay do thoái hóa. Trong đó, người bệnh cảm thấy đau cục bộ sâu trong lòng bàn tay hay phần cổ tay phía xương quay, hoặc ngay nền ngón tay cái. Cảm giác đau tăng khi vận động hoặc khi xoay ngón cái quanh trục.

Bên cạnh cảm giác đau, người bệnh có thể xuất hiện các triệu chứng như:

– Nền ngón tay cái bị sưng, cứng khớp.

– Yếu sức khi cầm, nắm hoặc véo đồ vật.

– Khả năng vận động của ngón tay cái bị hạn chế.

– Bán trật khớp cổ tay khiến nền ngón tay cái sưng và có hình “vuông”.

– Khó khăn khi thực hiện các hoạt động như: mở nắp lọ/ chai, vặn chìa khóa, khó khăn khi viết hoặc cầm nắm bút…

Chẩn đoán đau nền ngón tay do thoái hóa

Triệu chứng lâm sàng là yếu tố cơ bản trong việc chẩn đoán thoái hóa khớp ngón tay. Bên cạnh đó, người bệnh có thể được chỉ định làm các chẩn đoán cận lâm sàng để đưa ra kết luận chính xác.

Chẩn đoán lâm sàng

Bác sĩ đưa ra chẩn đoán cho người bệnh dựa trên:

– Tiền sử bệnh: chấn thương, gãy xương, viêm khớp, viêm khớp dạng thấp, bệnh gout…

– Kiểm tra hiệu ứng động cơ: độ căng cứng, độ bám, phạm vi chuyển động, khả năng vận động…

– Kiểm tra các nốt sưng đỏ trên tay.

– Kiểm tra cảm giác của khớp ngón tay: sưng, đau, nhức, viêm, đỏ…

– Kiểm tra động tác làm tăng/ giảm đau, cứng khớp tay.

Chẩn đoán cận lâm sàng

Người bệnh thường được chỉ định làm một số kỹ thuật và xét nghiệm để xác định chính xác tình trạng, tiến triển bệnh như:

– Chụp X-quang để kiểm tra và đánh giá mức độ tổn thương, các bất thường tại xương và khớp. Chụp X-quang cũng giúp bác sĩ quan sát được tình trạng gai xương, biến dạng khớp và kiểm tra tình trạng mòn sụn.

– Chụp MRI để thu về hình ảnh chi tiết cấu trúc khớp, xương và mô mềm. Việc này giúp bác sĩ xác định vị trí tổn thương, loại tổn thương và mức độ nghiêm trọng bệnh một cách chính xác.

– Xét nghiệm máu để phân biệt thoái hóa khớp với gout, viêm khớp dạng thấp và các bệnh các tự miễn khác.

Phương pháp điều trị đau nền ngón tay do thoái hóa

Tùy theo tình trạng bệnh lý mà bác sĩ sẽ lên phác đồ điều trị phù hợp cho từng bệnh nhân. Trong đó, các phương pháp phổ biến thường được áp dụng như:

– Dùng thuốc

Bác sĩ thường kê đơn với các loại thuốc như: thuốc giảm đau, thuốc chống viêm bôi ngoài da hoặc dạng uống, hay chỉ định tiêm corticosteroid nội khớp nếu người bệnh quá đau.

Người bệnh phải tuân thủ chặt chẽ theo đúng chỉ định của bác sĩ. Tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc mà chưa tham khảo ý kiến chuyên gia.

– Cố định khớp

Với trường hợp nghiêm trọng, người bệnh có thể được nẹp cố định khớp tay để hạn chế chuyển động của ngón tay cái và cổ tay gây ảnh hưởng tới khớp. Nẹp có thể chỉ cần đeo vào ban đêm hoặc đeo cả ngày và đêm tùy tình trạng bệnh. 

Việc cố định khớp có tác dụng tích cực trong việc định vị khớp, giúp khớp được nghỉ ngơi và giảm đau hiệu quả.

– Liệu pháp nhiệt

Liệu pháp nhiệt thường được chỉ định khi ngón tay cái bị sưng và đau. Người bệnh có thể dùng túi bọc đá lạnh hay túi nhiệt lạnh chườm vào vùng tay bị đau khoảng 5 – 10 phút nhiều lần/ ngày để giảm viêm và đau tức thời.

– Sử dụng các thiết bị hỗ trợ 

Để hỗ trợ hoạt động của khớp và trị liệu đau nền ngón tay do thoái hóa, người bệnh có thể sử dụng các thiết bị như: dụng cụ mở lọ, kẹp bút chì…

– Phẫu thuật

Phẫu thuật được chỉ định khi các phương pháp điều trị trên không đạt hiệu quả hoặc chức năng ngón tay cái đã bị suy giảm nghiêm trọng. Người bệnh được chỉ định phẫu thuật để thay khớp, cố định khớp hay sửa các tổn thương khớp.

– Giảm căng thẳng cho khớp

Để giảm nhẹ cơn đau và giảm bớt căng thẳng cho khớp, người bệnh nên điều chỉnh lại các hoạt động hàng ngày sao cho phù hợp. Bên cạnh đó, bệnh nhân cần được nghỉ ngơi hợp lý, tránh để khớp tay phải làm việc quá sức.

Trên đây là những thông tin chung về đau nền ngón tay do thoái hóa. Nếu bạn cần được hỗ trợ giải đáp hoặc cung cấp thêm thông tin khám chữa bệnh, liên hệ ngay tới hotline 1900 1984 của DoLife để được hỗ trợ sớm nhất!

Lưu ý: Bài viết cung cấp thông tin  mang tính chất tham khảo. Bạn đọc vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc Chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Bệnh viện Quốc tế DoLife

Địa chỉ: Tầng 2, Tòa nhà Suced, 108 Nguyễn Hoàng, Nam Từ Liêm, Hà NộiHotline: 1900 1984

Website: dolifehospital.vn

Email: info@dolifehospital.vn

FanpageBệnh viện Quốc tế Dolife

Từ khóa:

Bài viết liên quan

Giang mai: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng ngừa

Giang mai: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng ngừa

Giang mai là một trong những căn bệnh lây truyền qua đường tình dục rất nguy hiểm. Bệnh gây nên hậu quả nặng nề, nếu không được điều trị kịp thời. Vây bệnh giang mai là gì? Dấu hiệu nhận biết ra sao? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây. Giang mai là bệnh […]

Viêm ruột thừa: Cách chẩn đoán và điều trị 

Viêm ruột thừa: Cách chẩn đoán và điều trị 

Viêm ruột thừa là tình trạng thường gặp trong bệnh lý ngoại khoa ổ bụng. Vậy nguyên nhân, cách chẩn đoán cũng như điều trị bệnh thế nào, cùng tìm hiểu nhé! Tổng quan về viêm ruột thừa  Trước tiên, cần hiêu rõ định nghĩa về ruột thừa. Ruột thừa là ống mỏng nối với […]

Niêm mạc tử cung mỏng có thai được không?

Niêm mạc tử cung mỏng có thai được không?

Niêm mạc tử cung mỏng có thai được không là câu hỏi của rất nhiều chị em phụ nữ. Cùng DoLife tìm câu trả lời qua bài viết dưới đây! Niêm mạc tử cung là gì? Niêm mạc tử cung, hay còn gọi là nội mạc tử cung, là lớp màng nhầy lót bên trong […]

Bướu giáp lan tỏa lành tính có nguy hiểm không?

Bướu giáp lan tỏa lành tính có nguy hiểm không?

Bướu giáp lan tỏa lành tính là bệnh gì? Có nguy hiểm không? Triệu chứng điển hình ra sao? Điều trị thế nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây! Bướu giáp lan tỏa lành tính là bệnh gì? Bướu giáp lan tỏa lành tính hay còn gọi là bướu giáp đơn thuần hoặc […]