Dấu hiệu trẻ còi xương suy dinh dưỡng, mẹ có biết?

16/08/2023
Tác giả: admin
Chia sẻ

Còi xương suy dinh dưỡng ở trẻ thường gặp trong giai đoạn sơ sinh cho đến khi trẻ dưới 3 tuổi. Vậy đâu là dấu hiệu trẻ còi xương suy dinh dưỡng cũng như chế độ dinh dưỡng phù hợp dành cho trẻ, cùng tìm hiểu ngay nhé!

Vài nét khái quát về bệnh còi xương suy dinh dưỡng ở trẻ 

Định nghĩa về bệnh lý còi xương suy dinh dưỡng

Còi xương suy dinh dưỡng là bệnh lý do thiếu hụt dinh dưỡng ở trẻ em. Nguyên nhân chủ yếu thường là do thiếu vitamin D, dẫn đến cơ thể không được cung cấp đủ lượng canxi cho trẻ phát triển toàn diện.

Vitamin D là loại vitamin tan trong các loại chất béo, thường có trong các loại thức ăn như cá, gan động vật, trứng và sữa. Vitamin D bao gồm vitamin D2 đến D7, trong đó 2 loại có hoạt tính mạnh nhất là vitamin D2 và D3. Vitamin D mang vai trò quan trọng trong quá trình tạo xương nhờ tăng hấp thu canxi và photpho ở ruột, đồng thời tham gia vào quá trình canxi hóa sụn tăng trưởng nên đóng vai trò vô cùng quan trọng với sự phát triển ở trẻ. Khi cơ thể thiếu hụt lượng vitamin D, ruột không hấp thụ đủ canxi và photpho làm canxi máu giảm. Lúc này, canxi ở xương được huy động để ổn định nồng độ canxi máu, dẫn tới bệnh lý còi xương ở trẻ.

Còi xương suy dinh dưỡng là bệnh lý do thiếu hụt dinh dưỡng ở trẻ em.
Còi xương suy dinh dưỡng là bệnh lý do thiếu hụt dinh dưỡng ở trẻ em.

Trường hợp trẻ em nào dễ mắc bệnh lý còi xương suy dinh dưỡng? 

Bên cạnh nguyên nhân chính là thiếu vitamin D, nếu như trẻ thuộc các trường hợp dưới đây, bố mẹ cần đề phòng nguy cơ trẻ bị còi xương suy dinh dưỡng:

– Trẻ em sinh non, sinh đôi rất dễ bị thiếu hụt vitamin D nếu như không được bổ sung đúng cách và kịp thời

– Trẻ thừa cân có nhu cầu về canxi, photpho và vitamin D cao hơn so với trẻ bình thường. Việc phải bổ sung đầy đủ canxi, photpho, vitamin D sẽ tạo nên những gánh nặng rất lớn cho hệ xương non nớt của trẻ.

– Trẻ ít ra ngoài vận động, bởi điều này sẽ làm giảm hấp thụ ánh sáng mặt trời, cản trở quá trình tổng hợp vitamin D ở trẻ.

Tìm hiểu những dấu hiệu trẻ còi xương suy dinh dưỡng 

Dưới đây là những dấu hiệu trẻ còi xương suy dinh dưỡng mà bố mẹ nên đặc biệt chú ý

Giai đoạn trẻ còi xương sớm 

Đây là giai đoạn khởi phát trong khoảng 6 tháng đầu đời. Ở giai đoạn này, trẻ sẽ thường xuyên quấy khóc, đổ mồ hôi do thời tiết, rụng tóc theo hình vành ở phía sau da đầu. Ngoài ra, da trẻ sẽ trở nên xanh xao và có dấu hiệu viêm phổi tái phát nhiều lần.

Quấy khóc có thể là một trong những dấu hiệu trẻ còi xương suy dinh dưỡng 
Quấy khóc có thể là một trong những dấu hiệu trẻ còi xương suy dinh dưỡng

Giai đoạn trẻ còi xương cấp 

Khi trẻ bị còi xương sớm nhưng không được điều trị đúng cách thì xu hướng bệnh sẽ ngày càng nặng dần. Lúc này, trẻ có biểu hiện như nôn trớ khi ăn, thanh quản thở rít, co giật và thiếu máu.

Giai đoạn trẻ còi xương nặng 

Đối với trẻ dưới 12 tháng, bị mọc răng chậm, răng mọc không theo trật tự, phần xương sọ của trẻ cũng mềm hơn so với trẻ bình thường, đầu sẽ bị biến dạng, trẻ chậm biết bò, ngồi, nói chuyện. Đối với những trẻ lớn hơn, xương lồng ngực có xu hướng nhô ra phía trước.

Xương chi xuất hiện ở vòng cổ tay và chân, chân biến dạng hình vòng kiềng, khung chậu hẹp.

Cải thiện tình trạng còi xương suy dinh dưỡng ở trẻ thế nào? 

Cải thiện còi xương suy dinh dưỡng ở trẻ – Cho trẻ sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ

Với những trẻ ít được tiếp xúc với ánh sáng mặt trời (ví dụ trẻ sinh ra vào mùa đông), trẻ bị nhẹ cân (dưới 2500g) thì từ tuần thứ 2 sau sinh, trẻ nên được uống vitamin D với liều 400 đơn vị/ngày và uống liên tục trong những năm đầu. Bên cạnh đó, trẻ còi xương cũng thường bị thiếu hụt canxi nên cha mẹ chú ý bổ sung thêm canxi cho trẻ. Liều lượng và thời gian sử dụng thuốc bố mẹ cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ. Bởi trường hợp uống thuốc quá liều và để kéo dài có thể làm tăng canxi, vôi hóa mạch dẫn tới bệnh lý sỏi thận.

Cải thiện còi xương suy dinh dưỡng ở trẻ – Mẹ nên thay đổi chế độ ăn uống và sinh hoạt

Dưới đây là một số biện pháp cải thiện còi xương suy dinh dưỡng ở trẻ bao gồm:

– Giai đoạn mang thai, mẹ nên thường xuyên tắm nắng để tiếp nhận đủ lượng vitamin D

– Mẹ cần làm việc, nghỉ ngơi hợp lý nhằm tránh nguy cơ bị sinh non. Thai phụ có thể uống vitamin D khi thai nhi được 7 tháng với liều lượng khoảng 600.00 đơn vị trong 3 tuần.

– Trẻ sau sinh cần được bú sữa mẹ hoàn toàn trong khoảng 6 tháng đầu. Ngoài ra, mẹ lưu ý tránh cho trẻ ăn dặm quá sớm khi trẻ mới được khoảng 3 đến 4 tháng tuổi.

– Khi trẻ bắt đầu ăn dặm, bố mẹ lưu ý nên cho trẻ ăn uống đủ chất, đặc biệt là các loại thức ăn như cua, cá, trứng, gan, sữa hay các loại rau xanh. Bữa ăn của trẻ nên có dầu ăn hoặc mỡ nhằm tăng hấp thu vitamin D.

– Cho trẻ phơi nắng đều đặn mỗi khi thời tiết đẹp, thời gian tắm nắng thích hợp nhất là khoảng từ 10 đến 15 phút/ngày vào buổi sáng hoặc vào buổi chiều.

Đưa trẻ đi thăm khám dinh dưỡng với chuyên gia dinh dưỡng

Ngoài việc đưa trẻ đi thăm khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần với chuyên gia, trường hợp trẻ có dấu hiệu còi xương suy dinh dưỡng thì phụ huynh nên đưa con đi thăm khám ngay với chuyên gia dinh dưỡng. Sau khi thăm khám, trẻ sẽ được xây dựng phác đồ điều trị khoa học, giúp con phát triển toàn diện cả thể chất lẫn tinh thần. Bố mẹ lưu ý tái khám để kiểm tra chế độ ăn uống của con có hợp lý hay không cũng như có sự điều chỉnh sao cho phù hợp.

Đưa trẻ đi khám với chuyên gia dinh dưỡng
Đưa trẻ đi khám với chuyên gia dinh dưỡng

Ngoài ra, để cải thiện dấu hiệu còi xương suy dinh dưỡng ở trẻ, cha mẹ cũng cần bổ sung các sản phẩm hỗ trợ có chứa lysine, vi khoáng chất và vitamin thiết yếu như là kẽm, crom, selen để giúp trẻ đáp ứng nhu cầu về dưỡng chất. Lưu ý, việc nạp quá nhiều loại thực phẩm chức năng cùng lúc có thể khiến cho hệ tiêu hóa của trẻ không kịp thích nghi.

Hy vọng bài viết đã giúp các bậc phụ huynh hiểu thêm về dấu hiệu trẻ còi xương suy dinh dưỡng cũng như cách cải thiện tình trạng này ở trẻ.

Từ khóa:

Bài viết liên quan

Chiếu đèn điều trị vàng da cho trẻ sơ sinh: Những điều ba mẹ cần biết

Chiếu đèn điều trị vàng da cho trẻ sơ sinh: Những điều ba mẹ cần biết

Chiếu đèn vàng da là phương pháp đơn giản, hiệu quả và phổ biến trong điều trị vàng da do tăng Bilirubin ở trẻ sơ sinh. Vậy phương pháp này có gây tác dụng phụ gì không? Tìm hiểu chi tiết ngay trong bài viết! Thông tin cơ bản về tình trạng vàng da ở […]

Chiếu plasma sau sinh: Phương pháp phục hồi nhanh cho cả mẹ và bé

Chiếu plasma sau sinh: Phương pháp phục hồi nhanh cho cả mẹ và bé

Chiếu plasma cuống rốn cho bé và chiếu plasma lên vết mổ sau sinh cho mẹ là phương pháp đang ngày càng được sử dụng phổ biến giúp lành thương nhanh hơn, giảm nguy cơ nhiễm trùng cho mẹ và bé sau kỳ ‘vượt cạn’. Thông tin tổng quan về chiếu plasma Chiếu plasma là […]

Lấy máu gót chân trẻ sơ sinh để làm gì? Có gây nguy hiểm cho trẻ không?

Lấy máu gót chân trẻ sơ sinh để làm gì? Có gây nguy hiểm cho trẻ không?

Xét nghiệm lấy máu gót chân là phương pháp sàng lọc sơ sinh giúp phát hiện sớm nhiều vấn đề sức khỏe của trẻ: bệnh nội tiết, rối loạn chuyển hóa, bệnh bẩm sinh… Nhưng xét nghiệm máu gót chân có ảnh hưởng gì tới trẻ không? Để DoLife giải quyết cho mẹ qua bài […]

Tổng hợp bệnh trẻ sơ sinh thường gặp – Mẹ lưu ý ngay khi chăm con!

Tổng hợp bệnh trẻ sơ sinh thường gặp – Mẹ lưu ý ngay khi chăm con!

Trẻ sơ sinh vô cùng non nớt. Hệ miễn dịch, sức đề kháng yếu khiến trẻ dễ mắc bệnh. Việc chăm sóc không phù hợp có thể dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe của con. Với các bệnh trẻ sơ sinh thường gặp, ba mẹ cần biết cách nhận biết và chủ động xử […]