Đau dây thần kinh tọa: Những điều cần biết!

07/11/2023
Tác giả: admin
Chia sẻ

Đau dây thần kinh tọa là hội chứng đau thần kinh đau dọc theo các dây thần kinh tọa và các nhánh. Ở hầu hết các trường hợp, nguyên nhân trực tiếp gây bệnh thường là do thoát vị đĩa đệm.

Vài nét khái quát về đau dây thần kinh tọa 

Dây thần kinh tọa (dây thần kinh hông to) là dây thần kinh dài nhất cơ thể tính từ phần dưới thắt lưng đến tận ngón chân. Có 2 loại dây thần kinh tọa trái phải để điều khiển ở từng bên tương ứng. Thần kinh tọa có những chức năng chính là chi phối, vận động dinh dưỡng, từ đó góp phần nuôi dưỡng các phần mà nó đi qua. 

Như đã đề cập ở trên, đau thần kinh tọa thường xảy ra khi bị thoát vị đĩa đệm ở cột sống thắt lưng (dưới). Các đốt sống (xương tạo nên cột sống) được tách ra và được đệm bởi đĩa tròn hay các mô liên kết. Khi có bất cứ một đĩa nào bị mòn do chấn thương hoặc sau nhiều năm sử dụng, trung tâm của nó có bể bị đẩy ra khỏi vòng ngoài. Thêm vào đó, các xương cột sống hoặc hẹp cột sống sẽ chèn ép một phần của dây thần kinh. Đây là nguyên nhân khởi phát của những cơn đau, tê ở chân hoặc viêm. 

Triệu chứng phổ biến là cảm giác đau nhẹ đến đau dữ dội ở bất cứ đâu dọc theo đường đi của sợi dây thần kinh, như từ lưng dưới, qua hông, mông hoặc xuống chân. Ngoài ra, bệnh cũng có thể gây yếu cơ chân, bàn chân, cảm giác ngứa ran, khó chịu như bị kim châm. 

Đau dây thần kinh tọa thường xảy ra khi bị thoát vị đĩa đệm ở cột sống thắt lưng (dưới)
Đau dây thần kinh tọa thường xảy ra khi bị thoát vị đĩa đệm ở cột sống thắt lưng (dưới)

Nguyên nhân gây đau thần kinh tọa 

Nguyên nhân trực tiếp gây đau dây thần kinh tọa

Bên cạnh thoát vị đĩa đệm, một số nguyên nhân trực tiếp gây đau thần kinh tọa bao gồm: 

– Thoái hóa đĩa đệm: Đây là tình trạng hao mòn tự nhiên của các đĩa đệm giữa đốt sống trên cột sống. Theo đó, các đĩa đệm sẽ bị mòn và rút ngắn dần, từ đó làm hẹp các đường dẫn truyền thần kinh, gây chèn ép thần kinh tọa. 

– Trượt đốt sống: Có thể là một đốt sống bị trượt ra ngoài sẽ không thẳng hàng với cấu trúc phía trên, làm hẹp lỗ thông nơi mà dây thần kinh đi ra. Đây cũng là một trong những nguyên nhân chính gây chèn ép dây thần kinh ở hông. 

– Thoái hóa khớp: Có thể hình thành ở các gai xương già, gây chèn ép dây thần kinh ở vùng lưng dưới. 

– Chấn thương ở cột sống thắt lưng hoặc ở dây thần kinh tọa. 

– Các khối u hình thành ở trong ống sống thắt lưng chèn ép các dây thần kinh tọa.

– Hội chứng cơ hình lê (cơ nhỏ nằm sâu ở trong mông): Hội chứng này xảy ra khi cơ bị căng hoặc co thắt, gây áp lực kích thích dây thần kinh hông. 

Thoái hóa cột sống là một trong những nguyên nhân gây đau thần kinh tọa.
Thoái hóa cột sống là một trong những nguyên nhân gây đau thần kinh tọa.

Những yếu tố rủi ro gây bệnh lý 

– Do chấn thương ở vùng lưng dưới hoặc cột sống sẽ làm tăng đáng kể nguy cơ gây đau thần kinh tọa. 

– Do lão hóa: Với quá trình lão hóa tự nhiên, ở các mô xương, đĩa đệm cột sống sẽ bị mài mòn dần, từ đó dẫn đến các tổn thương hoặc chèn ép dây thần kinh do những thay đổi, dịch chuyển của xương, đĩa đệm hay dây chằng.

– Do thừa cân: Cột sống được ví như cần trục thẳng đứng. Do vậy, khi trọng lượng cơ thể càng tăng, đòi hỏi cơ lưng sẽ phải hoạt động nhiều hơn. Theo thời gian, có thể dẫn đến căng cơ lưng, gây tổn thương dây thần kinh tọa hay các vấn đề khác. 

– Thường xuyên phải nâng vật nặng, hoặc ngồi lâu cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề ở lưng, trong đó có chứng đau thần kinh tọa. 

– Hoạt động thể chất sai tư thế: Dây thần kinh dễ bị tổn thương khi tập luyện thể dục, thể thao không đúng tư thế. 

– Bệnh tiểu đường: Làm tăng những nguy cơ gây tổn thương thần kinh, bao gồm cả thần kinh tọa. 

– Viêm xương khớp: Tình trạng này gây tổn thương cột sống và các dây thần kinh tọa. 

– Lối sống lười vận động: Ngồi nhiều, nằm nhiều, không tập thể dục làm giảm khả năng linh hoạt và săn chắc của cơ bắp. 

– Hút thuốc lá: Chất nicotin ở trong thuốc lá làm hỏng mô cột sống, làm yếu xương và từ đó đẩy nhanh quá trình bào mòn đĩa đệm cột sống. 

Những triệu chứng điển hình của đau thần kinh tọa 

Dấu hiệu điển hình của đau thần kinh tọa là những cơn đau từ lưng dưới vào lưng hoặc chân. Những cơn đau có xu hướng rất khác nhau, mức độ khác nhau, có thể từ đau nhẹ đến đau nhói, đau dữ dội. Thậm chí ở trong một vài trường hợp, đôi khi người bệnh còn có cảm giác đau dữ dội như bị điện giật khi ho/hắt hơi, hoặc ngồi quá lâu.

Mặt khác, ở một số trường hợp có thể bị tê, bị ngứa hoặc yếu cơ ở chân và bàn chân, đau ở một phần chân hoặc một số bộ phận khác của cơ thể. 

Với những trường hợp đau thần kinh tọa nhẹ không cần phải quá lo lắng, bởi bệnh sẽ biến mất theo thời gian. Tuy nhiên, nếu cơn đau ngày càng tăng lên và kéo dài hơn một tuần, bạn cần ngay lập tức đến thăm khám với bác sĩ chuyên khoa để được điều trị theo phác đồ phù hợp. Đặc biệt, dưới đây là một số triệu chứng nghiêm trọng cần liên hệ ngay với bác sĩ để tránh biến chứng đau thần kinh tọa nghiêm trọng: 

– Đau ở chân dữ dội, kéo dài liên tục trong nhiều giờ. 

– Cảm giác tê hoặc yếu cơ ở cùng một chân. 

– Mất kiểm soát ở ruột hoặc bàng quang (tình trạng này xảy ra do hội chứng đuôi ngựa gây nên, từ đó làm ảnh hưởng đến các dây thần kinh ở phần cuối của tủy sống). 

– Đau đột ngột, dữ dội do bị tai nạn giao thông hay những chấn thương khác. 

Chẩn đoán và điều trị đau dây thần kinh tọa thế nào? 

Biện pháp chẩn đoán đau dây thần kinh tọa 

Trước tiên, bác sĩ sẽ khai thác tiền sử bệnh qua những triệu chứng đang gặp phải. Bên cạnh đó, người bệnh cũng có thể được yêu cầu thực hiện một số bài kiểm tra sức mạnh của cơ bắp chân, kiểm tra độ dẻo dai hay một số vấn đề về đĩa đệm.

Kết hợp cùng khai thác tiền sử bệnh, tùy vào từng trường hợp, bác sĩ sẽ chỉ định một số xét nghiệm hình ảnh như: 

– Chụp X-quang cột sống: Mục đích chính là phát hiện tình trạng gãy xương cột sống hay các vấn đề liên quan đến nhiễm trùng, khối u, đĩa đệm. 

– Chụp cộng hưởng từ (MRI) hoặc chụp cắt lớp vi tính (CT) để giúp thu thập hình ảnh chi tiết về xương và mô mềm ở lưng. Trong đó, chụp cộng hưởng từ sẽ cho thấy áp lực ở dây thần kinh do thoát vị đĩa đệm hay bất cứ  tình trạng nào. 

– Chụp tủy đồ: Xác định nguyên nhân chính xác tình trạng đau dây thần kinh có xuất phát từ đốt sống/ đĩa đệm không.

– Đo điện cơ: Kiểm tra tốc độ xung điện di chuyển qua dây thần kinh tọa, phản ứng của cơ bắp.

Chẩn đoán đau thần kinh tọa.
Chẩn đoán đau thần kinh tọa.

Điều trị bệnh lý như thế nào?

Thông thường, chứng đau thần kinh tọa sẽ tự biến mất theo thời gian hoặc khi áp dụng các biện pháp tự chăm sóc tại nhà. Theo thống kê, khoảng 80 đến 90% trường hợp khỏi bệnh mà không cần can thiệp phẫu thuật. 

Với một số trường hợp nặng hơn, cần can thiệp điều trị ngoại khoa hoặc điều trị bằng một số loại thuốc giảm đau như: Paracetamol, NSAID.

Trên đây là các thông tin về đau dây thần kinh tọa. Người bệnh bị đau thần kinh tọa có thể đến Bệnh viện Quốc tế Dolife để được thăm khám và điều trị với đội ngũ bác sĩ Nội thần kinh giàu chuyên môn, vững kinh nghiệm. 

Từ khóa:

Bài viết liên quan

Giang mai: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng ngừa

Giang mai: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng ngừa

Giang mai là một trong những căn bệnh lây truyền qua đường tình dục rất nguy hiểm. Bệnh gây nên hậu quả nặng nề, nếu không được điều trị kịp thời. Vây bệnh giang mai là gì? Dấu hiệu nhận biết ra sao? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây. Giang mai là bệnh […]

Viêm Amidan khi nào cần cắt?

Viêm Amidan khi nào cần cắt?

Viêm amidan là bệnh lý phổ biến với tỷ lệ mắc trên toàn thế giới là 27%.  Bệnh có thể xuất hiện ở bất kỳ đối tượng nào, nhưng phổ biến nhất vẫn là ở trẻ nhỏ.  Viêm amidan có nên cắt và khi nào cần cắt? Tìm hiểu chi tiết ngay trong bài viết […]

Trật khuỷu tay: Những điều cần lưu ý ngay!

Trật khuỷu tay: Những điều cần lưu ý ngay!

Trật khớp khuỷu tay là một chấn thương phổ biến có thể gặp ở bất kỳ đối tượng nào. Nếu không được điều trị kịp thời, người bệnh có thể gặp các biến chứng về thần kinh, mạch máu, suy giảm khả năng vận động, thậm chí là tàn tật. Tổng quan về trật khuỷu […]

Zona thần kinh: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

Zona thần kinh: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

Zona thần kinh là bệnh viêm da do virus. Bệnh gây những biểu hiện như đau, rát, tê, ngứa,… ở vùng da bị tổn thương. Việc hiểu rõ về bệnh sẽ giúp bạn tìm được phương pháp điều trị đúng đắn để nhanh hồi phục. Zona thần kinh là bệnh gì? Bệnh zona thần kinh […]