Đặt vòng là phương pháp tránh thai được nhiều chị em lựa chọn. Đây là phương pháp tránh thai khá an toàn, ít mang lại rủi ro. Tuy nhiên trong quá trình sử dụng, để đảm bảo hiệu quả và an toàn tuyệt đối, chị em đừng quên một số lưu ý quan trọng!
Đặt vòng tránh thai là gì?
Vòng tránh thai là dụng cụ bằng nhựa được đặt trong tử cung của phụ nữ. Mục đích khi đặt vòng là để ngăn trứng làm tổ ở trong tử cung. Đây có thể nói là phương pháp tránh thai mang lại hiệu quả cao, khá bền, chi phí khá thấp. Vì vậy thường được nhiều phụ nữ lựa chọn.
Hiện tại có 2 loại vòng tránh thai mà các chị em thường sử dụng là:
– Vòng tránh thai nội tiết (hay còn gọi vòng Mirena):
+ Giúp giải phóng hormon Progestin tránh thai bằng cách làm đặc chất nhầy ở cổ tử cung. Để ngăn chặn tinh trùng tiếp xúc với trứng.
+ Đồng thời làm mỏng lớp niêm mạc ở tử cung. Và ngăn chặn một phần của sự rụng trứng.
+ Với vòng tránh thai nội tiết thì thường có thời hạn sử dụng khoảng 5 năm. Sau thời gian này, bạn cần thay thế vòng mới.
– Vòng tránh thai làm từ đồng:
+ Cơ chế của loại vòng tránh thai này đó là phóng thích liên tục vào buồng tử cung để làm tăng phản ứng viêm, thay đổi niêm mạc tử cung. Nhằm cản trở việc làm tổ của trứng thụ tinh. Từ đó thay đổi sinh hóa chất nhầy gây ảnh hưởng đến khả năng sống sót và sự chuyển động của các tinh trùng. Lợi ích lớn nhất của vòng tránh thai là có thể tăng hiệu quả ngừa thai đến 10 năm. Thậm chí có thể kéo dài lên đến 12 năm.
Quy trình hoạt động
Bản chất của đặt vòng tránh thai là gây cản trở quá trình thụ tinh. Do đó, vòng tránh thai hoạt động với cơ chế như sau:
– Sau khi được đưa vào trong cơ thể, vòng tránh thai sẽ chiếm không gian nhất đinh ở trong buồng tử cung. Khiến cho trứng thụ tinh không có vị trí thuận lợi để làm tổ.
– Bề mặt của vòng chứa các tế bào bạch cầu. Với chức năng chính là gây cản trở và tiêu diệt các phôi làm tổ, đào thải phôi ra khỏi buồng tử cung vào chu kỳ kinh nguyệt.
– Với vòng tránh thai chứa các hormone nội tiết tố sẽ có tác dụng làm ngăn chặn hoạt động của nội mạc tử cung. Từ đó ngăn không cho trứng thụ tinh để làm tổ và phát triển. Cùng với đó thì vòng cũng có tác dụng làm ức chế quá trình rụng trứng.
– Với vòng tránh thai bằng đồng, phôi thai khó làm tổ ở trong tử cung. Do các ion bằng đồng gây tác động lên enzym và xuyên thủng vào niêm mạc tử cung ở phôi thai. Ngoài ra thì icon đồng cũng sẽ được phóng thích hàng ngày. Với mục đích làm thay đổi kết dính của chất nhầy âm đạo. Gây cản trở quá trình di chuyển của tinh trùng để gặp trứng.
Quy trình thực hiện đặt vòng
Dù đặt vòng tránh thai là thủ thuật tương đối đơn giản và nhanh chóng, tuy nhiên chị em cũng không nên quá chủ quan. Bởi đây là một vật thể lạ, do đó khi đưa vào cơ thể, nếu như không cẩn thận và đặt đúng cách sẽ khiến cho vi khuẩn dễ xâm nhập vào bên trong. Từ đó gây tình trạng viêm nhiễm âm đạo. Thậm chí nặng hơn là nguy cơ nhiễm trùng vùng chậu, viêm dính vòi trứng dẫn đến nguy cơ vô sinh hiếm muộn. Do đó, lưu ý với những trường hợp đang mắc các loại bệnh viêm nhiễm phụ khoa cần được điều trị dứt điểm trước khi dùng vòng tránh thai.
Quy trình đặt vòng tránh thai thường bao gồm các bước như sau:
– Thăm khám và tư vấn với bác sĩ. Ở giai đoạn này bạn cần lắng nghe và trao đổi với bác sĩ thật kỹ lưỡng để xác định xem bản thân có đủ điều kiện tiến hành hay không.
– Xác định kích thước tử cung. Và vị trí đặt vòng để lựa chọn loại vòng tránh thai thích hợp.
– Tiến hành vệ sinh, khử trùng âm đạo nhằm giảm nguy cơ gây viêm nhiễm
– Trước tiên, vòng tránh thai sẽ được gấp lại và đặt trong ống piston có đường kính nhỏ. Sau đó tiến hành đưa ống vào cổ tử cung. Từ đây, vòng tránh thai được đẩy vào trong hốc tử cung. Sau khi vào tử cung, vòng sẽ mở rộng ra,
– Tiến hành rút ống piston và cắt sợi dây. Lưu ý để thừa khoảng 5cm phía bên ngoài cổ tử cung.
Sau khi đặt vòng bao lâu thì quan hệ được?
– Theo chuyên gia, trong vòng từ 1 đến 3 ngày sau khi đặt vòng tránh thai, chị em phụ nữ cần nghỉ ngơi đầy đủ.
– Lưu ý chỉ nên thực hiện các hoạt động nhẹ nhàng để vòng ổn định.
– Ngoài ra, chị em nên vệ sinh sạch sẽ vùng kín. Lưu ý không thụt rửa vào âm đạo, đồng thời tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ.
– Với thắc mắc thường gặp “Sau khi đặt vòng bao lâu thì quan hệ được? Thông thường, sau khi đặt vòng, để tránh nguy cơ bị viêm nhẹ ở tử cung hoặc viêm âm đạo, tốt hơn hết, bạn nên kiêng quan hệ trong khoảng thời gian từ 7 đến 10 ngày. Thời gian này để vòng ổn định và tạo thời gian cho cơ thể có thể thích nghi.
– Sau khoảng thời gian này, bạn có thể quan hệ bình thường. Tuy nhiên khi quan hệ cần tránh những tư thế mạnh để làm vòng lệch vị trí. Với một số chị em, sau khi đặt vòng 1 tháng thường gặp phải tình trạng đau bụng âm ỉ hoặc ra máu. Lúc này thời gian cần kiêng quan hệ có thể lâu hơn.
Lưu ý quan trọng trước khi sử dụng vòng tránh thai
Như đã đề cập, không phải ai cũng phù hợp với phương pháp đặt vòng. Do đó, ngay sau khi đặt vòng, nếu như bạn gặp phải những dấu hiệu bất thường như: Xuất huyết âm đạo kéo dài, đau âm ỉ ở vùng bụng dưới, ngứa ngáy vùng kín, vùng kín có mùi hôi… thì tốt hơn hết bạn nên tái khám. Ngoài ra, bạn nên chú ý đến một số vấn đề như:
– Tuyệt đối không được để vòng tránh thai quá hạn sử dụng. Cần thay mới vòng khi đến hạn để tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
– Sau khi đặt vòng, chị em nên duy trì việc khám phụ khoa định kỳ. Để kiểm tra xem vị trí vòng tránh thai đã được đặt đúng chỗ hay chưa.
– Lựa chọn loại vòng tránh thai loại mới và có chất lượng tốt.
Hy vọng rằng, bài viết đã cung cấp những thông tin hữu ích giúp bạn hình dung chi tiết về phương pháp đặt vòng tránh thai. Tốt hơn hết, bạn nên lựa chọn cơ sở y tế có chuyên môn tốt để hạn chế các rủi ro trong khi thực hiện phẫu thuật.
Bệnh viện Quốc tế DoLife
Địa chỉ: Tầng 2, Tòa nhà Suced, 108 Nguyễn Hoàng, Nam Từ Liêm, Hà Nội Hotline: 1900 1984 Website: dolifehospital.vn Email: info@dolifehospital.vn Fanpage: Bệnh viện Quốc tế Dolife |
Bài viết liên quan
Chửa trứng: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Chửa trứng là bệnh gì? Có nguy hiểm không? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị ra sao? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây. Chửa trứng là bệnh gì? Chửa trứng còn được gọi là thai trứng hoặc bệnh tro bào (molar pregnancy) là một biến chứng hiếm gặp của thai kỳ. […]
Những dấu hiệu quai bị thai kỳ mẹ không nên bỏ qua
Quai bị là bệnh lý phổ biến đối với trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ từ 5 đến 15 tuổi. Tuy nhiên, ở một số trường hợp khác, kể cả phụ nữ có thai cũng có thể bị quai bị thai kỳ. Mắc quai bị khi mang thai đôi khi có thể dẫn đến nhiều […]
Các mốc khám thai giúp phát hiện dị tật thai nhi
Khám thai định kỳ ở những mốc quan trọng không chỉ giúp theo dõi được sự phát triển, mà còn giúp phát hiện các dị tật bất thường của thai nhi. Vậy có những mốc khám thai quan trọng nào mẹ bầu cần lưu ý. Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây! Vì sao […]
Canxi hóa bánh nhau có nguy hiểm không?
Canxi hóa bánh nhau thông thường sẽ thể hiện sự trường thành của thai nhi. Tuy nhiên, cũng có trường hợp bánh nhau trưởng thành sớm hơn tuổi thai. Vậy điều này có nguy hiểm không? Cùng tìm hiểu qua bài viết. Canxi hóa bánh nhau là gì? Canxi hóa bánh nhau hay còn gọi […]