Chữa viêm loét dạ dày bằng thảo dược có hiệu quả không?

04/04/2023
Tác giả: Trần Chang
Chia sẻ

Chữa viêm loét dạ dày bằng thảo dược có mang lại hiệu quả cao không? Đây là câu hỏi mà rất nhiều người đang mắc bệnh dạ dày đặt ra? Hãy cùng BVQT DOLIFE tìm hiều trong bài viết dưới đây!

Chữa viêm loét dạ dày bằng thảo dược có hiệu quả không?

Viêm loét dạ dày là một bệnh lý tiêu hóa rất nhiều người mắc phải. Viêm loét dạ dày là tình trạng dạ dày bị tổn thương, viêm sưng, lâu dần sẽ tạo thành những vết loét trong dạ dày. Trong giai đoạn đầu, những vết loét nhỏ sẽ có thể tự lành lại mà không cần điều trị. Tuy nhiên, khi các vết loét lớn và lan rộng, gây ra nhiều biến chứng thì người bệnh cần gặp bác sĩ để thăm khám và đưa ra phương án điều trị hiệu quả nhất.

Bên cạnh việc sử dụng các loại thuốc Tây để điều trị, nhiều người bệnh tin rằng các loại thảo dược cũng có công dụng hữu hiệu trong việc chữa trị viêm loét dạ dày. Những loại thảo dược từ thiên nhiên, gần gũi nên dễ tìm, dễ mua, có chi phí khá rẻ và có thể sử dụng để điều trị lâu dài mà không gây tác dụng phụ cho cơ thể.

Viêm loét dạ dày là một bệnh lý tiêu hóa rất nhiều người mắc phải

Ưu – nhược điểm khi chữa viêm loét dạ dày bằng thảo dược

Ngay từ khi nền y học hiện đại chưa phát triển thì ông cha ta đã sáng chế ra những  bài thuốc dân gian để chữa bệnh viêm loét dạ dày bằng thảo dược. Và những bài thuốc này vẫn còn được lưu truyền và sử dụng cho đến ngày hôm nay.

Vậy chữa viêm loét dạ dày bằng thảo dược có những ưu – nhược điểm gì?

Ưu điểm:

  • Lành tính, an toàn: Những loại thảo dược được sử dụng để chữa viêm loét dạ dày có nguồn gốc từ thiên nhiên như các loại cây thảo dược, thực phẩm quen thuộc như gừng, nghệ, mật ong, lá đu đủ,..  nên hoàn toàn lành tính.
  • Dễ tìm kiếm, chi phí rẻ: Vì là những nguyên liệu gần gũi trong cuộc sống hàng ngày nên rất dễ tìm, dễ mua và có giá thành tương đối thấp. 
  • Có thể sử dụng lâu dài mà không gây tác dụng phụ bởi những thảo dược như lá tía tô, lá đu đủ, nghệ, đậu rồng,… đều hoàn toàn từ tự nhiên nên rất an toàn.

Nhược điểm:

Bên cạnh những ưu điểm vừa nêu trên, thì phương pháp chữa viêm loét dạ dày bằng thảo dược cũng có những nhược điểm sau:

  • Mất thời gian để thực hiện: Người bệnh sẽ phải rửa, phơi khô, sắc thuốc, pha thuốc nên mất khá nhiều thời gian. Trong trường hợp phải đi xa thì khó mang theo hoặc khó sử dụng.
  • Hiệu quả chậm: Vì có dược tính nhẹ nên các bài thuốc thảo dược sẽ có tác dụng từ từ chứ không đem lại hiệu quả giảm triệu chứng tức thời.
  • Chỉ có tác dụng hỗ trợ giảm triệu chứng chứ không chữa khỏi bệnh dứt điểm. Vì vậy, người bệnh muốn khỏi hẳn thì vẫn cần phải sử dụng các loại thuốc và các phương pháp điều trị theo chỉ định của bác sĩ.
  • Do không có hiệu quả tức thì và không trị dứt điểm bệnh, nên các bài thuốc dân gian chỉ phù hợp với những người mới bị viêm loét dạ dày hoặc bị nhẹ. Còn những người có tình trạng bệnh nặng thì sử dụng các bài thuốc dân gian sẽ không có tác dụng.

Như vậy, với câu hỏi chữa viêm loét dạ dày có hiệu quả không thì câu trả lời là không. Những bài thuốc dân gian chỉ tác tác dụng hỗ trợ giảm triệu chứng của viêm loét dạ dày chứ không thế thay thế thuốc chữa bệnh và chữa trị dứt điểm được căn bệnh này. 

>>>Đặt lịch nội soi dạ dày tại DoLife ngay<<<

Những bài thuốc thảo dược chữa viêm loét dạ dày

Bạn có thể lưu một số bài thuốc thảo dược dưới đây và sử dụng hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày:

1. Nghệ vàng

Nghệ vàng là một vị thuốc trị viêm loét dạ dày đã quá quen thuộc

Nghệ vàng là một vị thuốc trị viêm loét dạ dày đã quá quen thuộc đối với chúng ta. Trong nghệ vàng có chứa thành phần Curcumin vó khả năng kháng khuẩn, chống viêm, chữa lành các tổn thương bên trong dạ dày. Một công dụng nữa của nghệ vàng đó là có thể ức chế vi khuẩn HP, làm giảm khả năng hoạt động của vi khuẩn. Cùng với đó cũng kích thích dạ dày tiết ra nhiều chất nhầy để tạo thành một lớp màng bảo vệ khu vực niêm mạc đang tổn thương. 

Người bệnh có thể sử dụng nghệ vàng theo các cách sau:

  • Sử dụng nghệ tươi hoặc tinh bột nghệ pha cùng mật ong
  • Sử dụng tinh bột nghệ để pha cùng nước ấm
  • Thêm thành phần nghệ tươi hoặc tinh bột nghệ trong mỗi bữa ăn của gia đình.

Tuy có nhiều công dụng trọng việc điều trị viêm loét dạ dày, thế nhưng không phải đối tượng nào cũng có thể sử dụng nghệ vàng. Những người sắp phẫu thuật, rối loạn đông máu, phụ nữ rong kinh, người mắc bệnh tiểu đường, sỏi tiết niệu, sỏi túi mật,…không nên uống nghệ vàng vì nghệ vàng có thể làm loãng máu tự nhiên, giảm lượng đường trong máu, hạ đường huyết,…

2. Lá tía tô

Theo Đông y, lá tía tô có tính ấm, vị cay nhẹ, có tác dụng chống viêm, giảm đau, cải thiện tình trạng đầy bụng, khó tiêu, giảm đau dạ dày.

Theo y học hiện đại, lá tía tô với thành phần Tanin và Glucosid, có tác dụng sát khuẩn, chống viêm, giảm đau, làm giảm vết loét dạ dày, kiềm chế dịch axit gây loét dạ dày,…

Cách sử dụng là tía tô thì rất đơn giản: Người bệnh có thể chế biến thành gia vị nấu cùng đồ ăn, đun nước uống hoặc nấu cháo.

Tuy nhiên, người bệnh cũng cần lưu ý không sử dụng quá 15g/lần vì có thể gây nóng trong, toát nhiều mồ hôi. Những đối tượng đau dạ dày là trẻ nhỏ hoặc phụ nữ mang thai khi sử dụng lá tía tô thì cần tham khảo ý kiến của bác sĩ.

3. Gừng

Gừng có tác dụng làm giảm tình trạng co thắt, giảm sự kích ứng trong dạ dày, giảm tiết axit dạ dày

Trong gừng có chứa các chất như Zingerone, gingerol, Shogaol, hợp chất phenolic nên nó có tác dụng làm giảm tình trạng co thắt, giảm sự kích ứng trong dạ dày, giảm tiết axit dạ dày,… từ đó làm giảm đầy bụng, khó tiêu, làm dịu các cơn đau dạ dày.

Cách sử dụng gừng cũng rất đơn giản. Người bệnh có thể thái lát mỏng đun nước để uống hoặc ngâm gừng với mật ong trong 7-10 ngày sau đó sử dụng dần.

Người bệnh cũng nên lưu ý khi sử dụng gừng: Chỉ nên sử dụng 4-5 gram mỗi ngày, không dùng gừng hỏng, gừng mọc mầm và hạn chế sử dụng gừng vào buổi tối.

Phụ nữ mang thai, người bị bệnh tiểu đường, cao huyết áp là những đối tượng cần có sự tư vấn của bác sĩ trước khi sử dụng gừng. 

4. Nha đam

Trong nha đam chứa nhiều hoạt chất chống oxy hóa và chất xơ, có tác dụng chống viêm, giải nhiệt cơ thể, rất tốt cho hệ tiêu hóa, giảm đau dạ dày, điều trị ợ nóng, ợ chua,…

Theo y học hiện đại, nha đam có chứa chất phytochemical có tính kháng sinh tự nhiên có tác dụng kháng viêm, sát trùng. Bên cạnh đó, chất Anthraquinon có trong nha đam cũng có khả năng kiểm soát sự tăng tiết axit dạ dày. 

Cách sử dụng hết sức đơn giản. Người bệnh có thể sử dụng nha đam nguyên chất, nha đam ngâm với mật ong, … 

5. Lá đu đủ

Lá đu đủ có chứa enzym papain có công dung giảm đầy bụng, ợ chua, khó tiêu

Theo Đông y, lá đu đủ có công dụng chống viêm sưng, giảm đầy bụng, táo bón, làm giảm đau dạ dày do co bóp dạ dày, bảo vệ niêm mạc dạ dày nhờ giảm tiết axit dịch vị. 

Theo Y học hiện đại, lá đu đủ có chứa enzym papain có công dung giảm đầy bụng, ợ chua, khó tiêu. Chymopapain có trong lá đu đủ như một loại kháng sinh tự nhiên giúp làm giảm các triệu chứng đau dạ dày, chống viêm loét dạ dày, phục hồi vết viêm loét ở niêm mạc dạ dày.

Cách sử dụng: Người bệnh có thể thái nhỏ lá đu đủ đun với nước sôi. Tuyệt đối không ăn lá đu đủ sống hoặc không dùng khi đang đói.

Hy vọng sau khi đọc hết bài viết, Qúy khách hàng đã có câu trả lời cho vấn đề: Chữa viêm loét dạ dày bằng thảo dược có hiệu quả không? Những bài thuốc thảo dược tuy lành tính nhưng chỉ có công dụng làm giảm triệu chứng chứ không thể điều trị dứt điểm. Vì vậy, nếu bạn đang gặp phải các triệu chứng của viêm loét dạ dày hoặc các vấn đề về tiêu hóa, hãy đến BVQT DoLife để thăm khám và có phương án điều trị kịp thời.

Bệnh viện Quốc tế DoLife

Địa chỉ: Tầng 2, Tòa nhà Suced, 108 Nguyễn Hoàng, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Hotline: 1900 1984

Website: dolifehospital.vn

Email: info@dolifehospital.vn

FanpageBệnh viện Quốc tế Dolife

Từ khóa:

Bài viết liên quan

Tại sao mẹ bầu cần khám đường huyết thai kỳ?

Tại sao mẹ bầu cần khám đường huyết thai kỳ?

Khám đường huyết thai kì là một xét nghiệm mẹ cần thực hiện trong tuần thai từ 24 – 28. Vậy tại sao mẹ bầu cần khám đường huyết thai kì? Hãy cùng DoLife tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé! Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ là gì?  Khám đường huyết thai kỳ hay […]

Cách sơ cứu người bị ngạt khí do hỏa hoạn

Cách sơ cứu người bị ngạt khí do hỏa hoạn

Ngạt khí, ngạt khói là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến gây tử vong cho nạn nhân của các vụ hỏa hoạn. Có rất nhiều loại khí độc được sinh ra từ khói của đám cháy như CO, CO2, amoniac, axit hữu cơ…, Những loại khí này gây ngạt và nhiễm độc khí […]

Dấu hiệu sốt xuất huyết ở trẻ là gì? Điều trị ra sao?

Dấu hiệu sốt xuất huyết ở trẻ là gì? Điều trị ra sao?

Sốt xuất huyết nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của trẻ. Vậy sốt xuất huyết có biểu hiện như thế nào? Điều trị ra sao? Cùng tìm hiểu qua bài viết! Sốt xuất huyết là bệnh gì? Sốt xuất huyết là bệnh truyền […]

Đái dầm ở trẻ: Có cần đến gặp bác sĩ?

Đái dầm ở trẻ: Có cần đến gặp bác sĩ?

Đái dầm là hiện tượng sinh lý thường xảy ra đối với trẻ dưới 6 tuổi . Ở tuổi này, ban đêm hoặc buổi trưa chỉ đơn giản là việc kiểm soát bàng quang có thể chữa được hình thành. Nhưng nếu hiện tượng này xảy ra khi trẻ đã lên tuổi dậy thì, vị […]