Chỉ số Beta HCG mang thai ngoài tử cung là bao nhiêu?

11/09/2023
Tác giả: Trần Chang
Chia sẻ

Mang thai ngoài tử cung là một biến chứng sản khoa rất nguy hiểm. Một trong những phương pháp phát hiện chửa ngoài tử cung đó là xét nghiệm hCG. Vậy chỉ số Beta hCG khi mang thai ngoài tử cung là bao nhiêu? Cùng tìm hiểu trong bài viết sau nhé!

Chỉ số Beta hCG là gì?

Xét nghiệm Beta hCG có thể xác định thai ngoài tử cung
Xét nghiệm Beta hCG có thể xác định thai ngoài tử cung

hCG là một loại hormone có trong cơ thể người. Gồm 2 tiểu đơn vị là alpha và beta. Đơn vị alpha hCG tương ứng với chuỗi alpha của FSH và LH. Vậy nên xét nghiệm chỉ dựa trên đơn vị beta mới xác định đặc hiệu cho hCG. Hormone này được sản sinh bởi nhau thai sau khi trứng được thụ tinh, di chuyển và làm tổ trong tử cung.

Khi đó, có thể xét nghiệm hCG trong mẫu máu hoặc nước tiểu của người phụ nữ. Nhằm kiểm tra người thực hiện có mang thai hay không. Ngoài ra, xét nghiệm Beta hCG cũng được dùng trong tầm soát dị tật bẩm sinh và các bệnh phụ khoa khác.

Nồng độ Beta hCG thai ngoài tử cung là bao nhiêu?

Nhiều chị em thắc mắc “chỉ số beta HCG thai ngoài tử cung là bao nhiêu?” Việc kiểm tra máu xét nghiệm nồng độ Beta hCG là một trong những bước quan trọng. Từ đó giúp chẩn đoán mang thai ngoài tử cung. 

Khi siêu âm không thấy dấu hiệu phôi thai mà nồng độ Beta hCG trong máu của bạn cao hơn 1500 IU/L (thường nằm trong khoảng 1500-2000 IU/L). Lúc này bác sĩ sẽ đặt giả thiết trường hợp mang thai ngoài tử cung. Sở dĩ vì vậy là do nồng độ Beta hCG của người mang thai ngoài tử cung thường cao hơn người bình thường. Để xác định chắc chắn, bác sĩ có thể chỉ định thai phụ tham gia một số kiểm tra khác.

Ngoài ra, bên cạnh các triệu chứng của một thai kỳ bình thường, nếu mang thai ngoài tử cung thai phụ sẽ gặp phải nhiều triệu chứng khác, gồm:

  • Ra máu âm đạo bất thường: Thai phụ có thể bị chảy máu trước kỳ kinh và kéo dài.  Thậm chí có thể bị rong huyết nên nghĩ mình không có thai. Máu bất thường có màu đen, số lượng ít và không vón cục.
  • Đau bụng: Triệu chứng đau bụng khi mang thai bình thường và mang thai ngoài tử cung khó phân biệt trong khoảng thời gian đầu. Tuy nhiên, thai phụ mắc bệnh có thể đau âm ỉ ở vùng bụng dưới, đau một bên, thỉnh thoảng có cơn đau nhói.
Hình ảnh so sánh giữa thai bình thường và thai ngoài tử cung
Hình ảnh so sánh giữa thai bình thường và thai ngoài tử cung

Các biện pháp kiểm tra thai ngoài tử cung

Bên cạnh xét nghiệm chỉ số Beta hCG, một số biện pháp kiểm tra thai ngoài tử cung phổ biến có thể kể đến như:

Siêu âm đầu dò âm đạo

Siêu âm đầu dò âm đạo là phương pháp phát hiện thai ngoài tử cung hiệu quả. Nếu kết quả siêu âm dương tính, bác sĩ xác định việc thai đang ở trong ống dẫn trứng hay một vị trí nào khác để kết luận.

Siêu âm nếu kết quả là âm tính nhưng nồng độ Beta hCG vẫn ở mức cao. Khi đó bác sĩ sẽ có thể chỉ định thực hiện chẩn đoán nội soi. Từ đó quan sát vùng chậu và các cơ quan nằm trong phần bụng dưới.

Nội soi ổ bụng

Đây là phương pháp cho chẩn đoán chính xác thai phụ có mang thai ngoài tử cung hay không? Cũng như cho vị trí chính xác túi thai làm tổ.

Nội soi ổ bụng là kỹ thuật can thiệp nên thai phụ sẽ được gây mê toàn thân. Bác sĩ sẽ tạch một lỗ nhỏ khoảng 0,5cm để đưa ống nội soi vào trong bụng. Ống nội soi sẽ bắt đầu di chuyển để kiểm tra trong tử cung và ống dẫn trứng có túi thai hay không?

Nếu không phải mang thai ngoài tử cung, bác sĩ sẽ rút dụng cụ nội soi khỏi ổ bụng. Sau đó may da lại ngay. Bác sĩ sẽ tính đến các phương án chẩn đoán và điều trị khác. Nếu là thai ngoài tử cung, bác sĩ sẽ đưa thêm dụng cụ phẫu thuật vào trong ổ bụng. Để lấy khối thai ra ngoài. Từ đó giải quyết nhanh chóng và kịp thời trước khi xảy ra biến chứng vỡ và chảy máu ồ ạt trong ổ bụng.

<yoastmark class=

Khi chửa thai ngoài tử cung cần làm gì?

Chửa thai ngoài tử cung là một tai biến sản khoa cực kỳ nguy hiểm. Đối với một thai kỳ bình thường, sau khi trứng cùng tinh trùng thụ tinh sẽ hình thành phôi thai. Lúc này, phôi thai sẽ bắt đầu di chuyển đến tử cung và làm tổ, phát triển tại đây đến lúc chào đời.

Tuy nhiên, với thai ngoài tử cung, sau khi trứng cùng tinh trùng thụ tinh hình thành phôi thai, phôi thai không di chuyển đến tử cung mà làm tổ ở một vị trí khác. Chẳng hạn như ống dẫn trứng, vòi trứng… 

Khi phôi thai làm tổ và phát triển ở các vị trí khác tử cung. Đến một kích thước nhất định sẽ bị vỡ. Điều này làm tổn thương các cơ quan khác. Bởi các cơ quan này không có khả năng co giãn để chứa thai nhi.

Đây chính là lý do mà tất cả các trường hợp mang thai ngoài tử cung đều được yêu cầu nhập viện để điều trị. Tùy từng trường hợp cụ thể mà các bác sĩ có thể đưa ra phác đồ điều trị nội khoa hay ngoại khoa. Việc phát hiện và can thiệp thai ngoài tử cung càng sớm sẽ giúp điều trị hiệu quả và phục hồi càng tốt. Chính vì thế, ngay khi được chẩn đoán mang thai ngoài tử cung. Thai phụ cần tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn. Bên cạnh đó bác sĩ sẽ hướng dẫn cách điều trị phù hợp.

Trên đây là thông tin về vấn đề chỉ số Beta hCG bao nhiêu thì có nguy cơ chửa ngoài tử cung. Hãy đến gặp bác sĩ để được thăm khám kỹ lưỡng.

Liên hệ ngay 1900 1984 để được tư vấn và hỗ trợ đặt lịch khám.

Bệnh viện Quốc tế DoLife

Địa chỉ: Tầng 2, Tòa nhà Suced, 108 Nguyễn Hoàng, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Hotline: 1900 1984

Website: dolifehospital.vn

Email: info@dolifehospital.vn

FanpageBệnh viện Quốc tế Dolife

 

Từ khóa:

Bài viết liên quan

Lạc nội mạc tử cung và những điều cần phải biết

Lạc nội mạc tử cung và những điều cần phải biết

Theo số liệu thống kê trên toàn thế giới có từ 6-10% nữ giới mắc bệnh lạc nội mạc tử cung, trên thực tế con số này có thể cao hơn vì bệnh không có triệu chứng rõ ràng để phát hiện sớm và kịp thời chữa trị. Hãy tham khảo bài viết dưới đây […]

Có nên chọc ối xét nghiệm hay không?

Có nên chọc ối xét nghiệm hay không?

Chọc ối là một trong những phương pháp sàng lọc dị tật thai nhi chính xác nhất hiện nay. Nhưng phương pháp này liệu có an toàn hay không? Khi nào mẹ nên chọc ối? Để có được câu trả lời chính xác mẹ hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây nhé! Chọc ối […]

Chửa trứng: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Chửa trứng: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Chửa trứng là bệnh gì? Có nguy hiểm không? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị ra sao? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây. Chửa trứng là bệnh gì? Chửa trứng còn được gọi là thai trứng hoặc bệnh tro bào (molar pregnancy) là một biến chứng hiếm gặp của thai kỳ. […]

Người bệnh u nang buồng trứng cần ăn uống theo chế độ nào?

Người bệnh u nang buồng trứng cần ăn uống theo chế độ nào?

Một chế độ ăn uống phù hợp có thể giúp thuyên giảm bệnh u nang buồng trứng. Vậy người mắc bệnh u nang buồng trứng cần có lưu ý gì trong chế độ ăn uống? Cùng tìm hiểu thông qua bài biết dưới đây nhé! U nang buồng trứng là bệnh gì? U nang buồng […]