Cấy que tránh thai và những thông tin cần biết

19/01/2024
Tác giả: Trần Chang
Chia sẻ

Cấy que tránh thai là một phương pháp tránh thai hiện đại được nhiều chị em lựa chọn. Vậy cấy que tránh thai bao lâu thì có tác dụng? Và cần lưu ý những điều gì? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây!

Ưu nhược điểm khi cấy que tránh thai

Ưu điểm của phương pháp cấy que tránh thai

Cấy que tránh thai là phương pháp có hiệu quả ngừa thai cao được nhiều chị em lựa chọn

Cấy que tránh thai là biện pháp mang nhiều ưu điểm vượt trội như:

– Đạt 99% hiệu quả ngừa thai.

– Có tác dụng lâu dài lên đến 3 năm hoặc hơn tùy thuộc vào cách lựa chọn loại que cấy.

– Que cấy vào dưới da tay nên khá kín đáo, người ngoài khó nhận biết.

– Thủ thuật thực hiện đơn giản, nhẹ nhàng và nhanh chóng.

– Tiện lợi, chị em không cần nghĩ đến việc tránh thai cho mỗi cuộc yêu. Điều này rất thuận tiện cho những người hay quên. Hoặc những người cảm thấy khó khăn khi phải uống thuốc ngừa thai mỗi ngày.

– Phù hợp cho những chị em không dùng được thuốc ngừa thai dạng vỉ với thành phần chứa estrogen. Do đang trong thời gian cho con bú, trên 40 tuổi. Hoặc mắc bệnh tiểu đường, cao huyết áp…

– Không sợ bị biến chứng gây viêm nhiễm cơ quan sinh dục.

– Không nơm nớp lo sợ có thai ngoài ý muốn vào mỗi lần quan hệ.

– Không ảnh hưởng đến sinh hoạt tình dục vợ chồng.

– Có thể giúp giảm tình trạng đau bụng kinh hoặc làm giảm lượng máu kinh.

– Nếu muốn mang thai, phụ nữ chỉ cần đến bác sĩ làm thủ thuật tháo bỏ que cấy. Đa phần nữ giới sẽ rụng trứng sau khi tháo que 3, 4 tuần.

Nhược điểm khi cấy que tránh thai

Chị em có thể gặp phải tình trạng rong kinh sau khi cấy que

Bên cạnh những ưu điểm nổi bật thì cấy que tránh thai cũng đem đến những nhược điểm nhất định. Cụ thể: 

– Giá thành cao hơn các phương pháp khác.

– Có thể gây tác dụng phụ như dị ứng, tụ máu, nhiễm trùng vị trí cấy, que bị lệch khoảng 2cm so với chỗ cấy. Tuy vậy, chị em có thể yên tâm vì các biến chứng này thường khá thấp.

– Có nhiều tác dụng phụ như:

+ Nổi nhiều mụn.

+ Đau đầu.

+ Tăng cân không kiểm soát.

+ Cảm giác căng tức ngực.

+ Tâm sinh lý thay đổi.

Chu kỳ kinh nguyệt thay đổi có thể khiến lượng kinh ít đi hoặc nhiều hơn. Điều này không phải là bệnh mà là do tác dụng của que. Bạn có thể sẽ được bác sĩ chỉ định uống một số loại thuốc hỗ trợ. Hoặc tháo que nếu rơi vào trường hợp nghiêm trọng.

Không hỗ trợ phòng ngừa các bệnh lây truyền qua đường tình dục như HIV/AIDS, viêm gan B, giang mai, lậu…

Các câu hỏi về cấy que tránh thai

Thời điểm cấy que 

Thời điểm cấy que tránh thai được bác sĩ sản phụ khoa khuyến nghị như sau:

– Đối với phụ nữ cho con bú: Cấy que thời điểm 6 tuần sau sinh. Nếu chưa được 6 tuần sau sinh, bạn chỉ nên cấy que khi không còn biện pháp tránh thai nào khác.

– Đối với phụ nữ không cho con bú: Có thể cấy que tránh thai từ 21 ngày sau sinh.

Phụ nữ đang cho con bú cũng có thể cấy que tránh thai

Cấy que bao lâu thì có tác dụng?

Que cấy tránh thai bao lâu có tác dụng? Điều này phụ thuộc vào thời điểm cấy que:

– Nếu bạn cấy que trong vòng 5 ngày đầu của chu kỳ kinh nguyệt. Que cấy tránh thai sẽ có tác dụng ngay sau 24 giờ.

– Nếu bạn cấy vào thời điểm khác trong chu kỳ kinh nguyệt. Que cấy tránh thai sẽ có tác dụng sau 7 ngày.

– Tác dụng tránh thai của que tránh thai kéo dài 3 – 5 năm sau một lần cấy. Một số loại que tránh thai có tác dụng lâu hơn như: 

+ Norplant bộ 6 que có tác dụng trong 5-7 năm; 

+ Que Jadelle, Sinoplant (Hay Femplant) bộ 2 que có tác dụng 4 – 5 năm….

Cấy que bao lâu thì quan hệ được?

Bao lâu sau cấy que có thể quan hệ được? Đây là vấn đề mà hầu hết các chị em sau khi thực hiện cấy que đều lo ngại.

Thực tế, sau khi cấy que 24 giờ, chị em có thể quan hệ tình dục bình thường. Mặc dù vậy, tùy thuộc vào thời điểm thực hiện thủ thuật mà phụ nữ vẫn cần phải lưu ý về vấn đề quan hệ tình dục.

Cụ thể như sau:

– Cấy que vào 5 ngày đầu của kỳ kinh nguyệt thì bạn có thể quan hệ tự do sau khi cấy 24 giờ.

– Cấy que vào thời gian giữa hoặc cuối kỳ kinh nguyệt thì việc cơ thể điều tiết hormone diễn ra chậm hơn. Tròng vòng 7 ngày khi quan hệ, bạn cần thực hiện biện pháp tránh thai phòng ngừa là dùng bao cao su.

Để biết chính xác thời điểm có thể quan hệ sau khi cấy que tránh thai thì bạn hãy hỏi ý kiến bác sĩ sản khoa. Bác sĩ sẽ tư vấn và dặn dò bạn những thông tin cần thiết.

Trên đây là những thông tin về vấn đề cấy que tránh thai. Đây là phương pháp ngừa thai tương đối an toàn và mang lại hiệu quả cao. Tuy nhiên, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi thực hiện cấy que. Để có thể hạn chế những nhược điểm của phương pháp này. Liên hệ hotline 1900 1984 để được tư vấn và đặt lịch cấy que tránh thai với bác sĩ sản khoa.

Bệnh viện Quốc tế DoLife

Địa chỉ: Tầng 2, Tòa nhà Suced, 108 Nguyễn Hoàng, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Hotline: 1900 1984

Website: dolifehospital.vn

Email: info@dolifehospital.vn

FanpageBệnh viện Quốc tế Dolife

 

Từ khóa:

Bài viết liên quan

Thuyên tắc ối: Triệu chứng, biến chứng và cách điều trị

Thuyên tắc ối: Triệu chứng, biến chứng và cách điều trị

Thuyên tắc ối là một tai biến sản khoa rất nguy hiểm. Vậy thuyên tắc ối có triệu chứng, biến chứng như thế nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây! Thuyên tắc ối là gì? Thuyên tắc mạch ối hay còn gọi là tắc mạch ối. Đây là tình trạng có sự xâm […]

Vỡ tử cung: Dấu hiệu nhận biết và cách phòng ngừa

Vỡ tử cung: Dấu hiệu nhận biết và cách phòng ngừa

Vỡ tử cung là một tai biến sản khoa nguy hiểm đến tính mạng. Vậy vỡ tử cung có dấu hiệu gì? Cách phòng ngừa ra sao? Cùng tìm hiểu qua bài viết Vỡ tử cung là gì? Vỡ tử cung là một tai biến sản khoa gây nguy hiểm cho cả thai phụ lẫn […]

Đặt vòng nâng cổ tử cung: Những thông tin cần biết

Đặt vòng nâng cổ tử cung: Những thông tin cần biết

Đặt vòng nâng cổ tử cung là một biện pháp được thực hiện để phòng tránh nguy cơ sinh non hay sảy thai phổ biến hiện nay. Cùng tìm hiểu về phương pháp này trong bài viết dưới đây. Đặt vòng nâng cổ tử cung là gì? Vòng nâng cổ tử cung là một loại […]

Tụ dịch màng nuôi có nguy hiểm không? Điều trị thế nào?

Tụ dịch màng nuôi có nguy hiểm không? Điều trị thế nào?

Tụ dịch màng nuôi là tình trạng khá phổ biến ở các mẹ bầu, đặc biệt là trong 3 tháng đầu thai kỳ. Vậy tụ dịch màng nuôi có nguy hiểm không? Điều trị như thế nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết. Tụ dịch màng nuôi là gì? Tụ dịch màng nuôi thường xảy […]