Canxi hóa bánh nhau thông thường sẽ thể hiện sự trường thành của thai nhi. Tuy nhiên, cũng có trường hợp bánh nhau trưởng thành sớm hơn tuổi thai. Vậy điều này có nguy hiểm không? Cùng tìm hiểu qua bài viết.
Canxi hóa bánh nhau là gì?
Canxi hóa bánh nhau hay còn gọi là vôi hóa bánh nhau hay xơ hóa bánh nhau. Hiện tượng này xảy ra khi có sự lắng đọng canxi ở giữa phần cơ của tử cung và bánh nhau. Nếu độ xơ hóa càng lớn thì mức độ ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi càng cao.

Phân loại mức độ xơ hóa bánh nhau
Canxi hóa bánh nhau được chia thành 3 cấp độ và tương ứng với tuổi thai. Tuy nhiên, ở mỗi người lại có sự vôi hóa bánh nhau diễn ra nhanh hoặc chậm hơn bình thường.
Trên siêu âm, bánh rau sẽ được đánh giá mức độ canxi hóa với các cấp độ sau:
- Độ 0: tuổi thai khoảng 31 ± 1 tuần;
- Độ 1: tuổi thai 34 ± 3,2 tuần;
- Độ 2: tuổi thai 37,6 ± 2,7 tuần;
- Độ 3: tuổi thai 38,4 ± 2,2 tuần;
Khi bánh rau canxi hóa độ 3 cho thấy, chức năng phổi thai nhi đã bắt đầu hoàn thiện. Em bé có thể dần thích nghi và hoàn toàn có thể sống khi ra ngoài môi trường.
Canxi hóa bánh nhau có nguy hiểm không?
Thông thường, tình trạng tích tụ canxi sẽ không ảnh hưởng đến chức năng của bánh nhau. Đồng thời thai nhi cũng sẽ không phải chịu các tác động xấu. Tuy nhiên, trong trường hợp sự tích tụ canxi quá nhiều thì có thể gây nên những vấn đề nguy hiểm. Cụ thể:
– Việc tích tụ canxi ở vị trí nào sẽ gây xơ hoá nhau thai tại đó. Từ đó gây ra tình trạng tắc nghẽn một số mạch máu trong bánh rau.
– Nếu mức độ canxi hóa ở cấp độ 3 xảy ra ở những tuần thai còn sớm sẽ khiến cho việc trao đổi dinh dưỡng từ mẹ sang con kém hơn. Thai nhi trong bụng mẹ hấp thụ được ít chất dinh dưỡng. Dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng bào thai.
– Đối với những thai bị quá ngày sinh và bánh rau bị canxi hoá nhiều sẽ có nguy cơ suy thai cao. Vì trình trạng bào thai bị thiếu oxy nghiêm trọng. Những thai này cũng có tỷ lệ tử vong cao gấp 3 lần so với các thai nhi bình thường khác.
– Nếu bào thai kéo dài đến 42 tuần tuổi, tình trạng canxi hóa bánh nhau sẽ diễn ra nhanh hơn. Máu được dẫn truyền qua bánh nhau sẽ bị giảm xuống khiến cho quá trình trao đổi oxy diễn ra khó khăn hơn. Nếu hiện tượng này kéo dài lâu có thể dẫn đến tình trạng:
+ Suy thai,
+ Thai chết lưu trong quá trình chuyển dạ. Hoặc trẻ sẽ chết ngay sau sinh chỉ vài giờ,
+ Tác động xấu đến sự phát triển của trẻ do não bộ bị thiếu oxy kéo dài.

Nguyên nhân gây vôi hóa bánh nhau sớm
Một số trường hợp, độ trưởng thành của nhau thai nhanh hơn tuổi thai. Điều này có thể gây nhiều rủi ro cho cả mẹ và thai nhi.
Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng canxi hóa bánh nhau thai sớm vẫn chưa được xác định cụ thể. Nhưng theo như một số nghiên cứu hiện nay thì các yếu tố sau sẽ dẫn đến tình trạng trên:
– Các mẹ bổ sung quá nhiều thực phẩm giàu canxi trong thai kỳ khiến canxi lắng đọng trong bánh nhau.
– Phụ nữ mang thai con so.
– Phụ nữ mang thai khi còn ở độ tuổi quá trẻ.
– Hút thuốc khi đang mang thai và sử dụng các loại chất kích thích.
Ngoài ra, mẹ bị stress khi mang thai cũng là nguyên nhân tiềm ẩn gây canxi hóa nhau thai sớm.
Phòng ngừa canxi hóa bánh nhau sớm bằng cách nào?

Khi mang thai, thai phụ cần đều đặn đến khám tư vấn ở các bác sĩ sản khoa trong suốt thời kỳ mang thai. Đó là cách để theo dõi và kiểm soát tốt nhất.
Sự lạm dụng canxi ở một số thai phụ sẽ khiến canxi bị lắng đọng ở bánh nhau. Gây nên hiện tượng canxi hóa bánh nhau. Ngoài ra, dùng quá nhiều canxi có thể gây nên hiện tượng thừa canxi ở bé sơ sinh. Với các biểu hiện: thóp kín quá sớm, xương hàm nhô ra và rộng, động mạch chủ bị thu hẹp. Do vậy, cần bổ sung canxi đúng cách theo các giai đoạn phát triển của thai kỳ:
– Từ 0 – 12 tuần trong thai kỳ: Mẹ bầu cần cung cấp khoảng 50 mg canxi/ ngày (tương đương 1 – 2 cốc sữa
– Từ 13-26 tuần trong thai kỳ: Mẹ bầu cần cung cấp khoảng 1200mg canxi, không nên bổ sung chậm quá 20 tuần. Càng về sau càng phải cung cấp lượng canxi nhiều hơn.
– Từ 27-38 tuần trong thai kỳ: Mẹ bầu cần cung cấp đủ 150 – 450 mg canxi để đảm bảo cho quá trình phát triển toàn diện của cả mẹ và bé.
– Sau sinh: Mẹ cần lưu ý bổ sung canxi đầy đủ để cơ thể được hồi phục và cải thiện chất lượng sữa mẹ cho con.
Trên đây là những thông tin về tình trạng canxi hóa bánh nhau. Mọi thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Nếu có những biểu hiện bất thường trong suốt thai kỳ, mẹ cần được khám và tư vấn bởi bác sĩ chuyên khoa. Liên hệ hotline 1900 1984 để đặt lịch và được hỗ trợ.
Bệnh viện Quốc tế DoLife
Địa chỉ: Tầng 2, Tòa nhà Suced, 108 Nguyễn Hoàng, Nam Từ Liêm, Hà Nội Hotline: 1900 1984 Website: dolifehospital.vn Email: info@dolifehospital.vn Fanpage: Bệnh viện Quốc tế Dolife |
Bài viết liên quan

Tiểu đường thai kỳ nên và không nên ăn gì để bảo vệ mẹ và thai nhi?
Tiểu đường thai kỳ là mối lo ngại của nhiều mẹ bầu, ảnh hưởng không chỉ đến sức khỏe của mẹ mà còn đến sự phát triển của thai nhi. Việc lựa chọn thực phẩm phù hợp đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát đường huyết, đảm bảo một thai kỳ khỏe mạnh. […]

Vỡ tử cung: Dấu hiệu nhận biết và cách phòng ngừa
Vỡ tử cung là một tai biến sản khoa nguy hiểm đến tính mạng. Vậy vỡ tử cung có dấu hiệu gì? Cách phòng ngừa ra sao? Cùng tìm hiểu qua bài viết Vỡ tử cung là gì? Vỡ tử cung là một tai biến sản khoa gây nguy hiểm cho cả thai phụ lẫn […]

Người bệnh u nang buồng trứng cần ăn uống theo chế độ nào?
Một chế độ ăn uống phù hợp có thể giúp thuyên giảm bệnh u nang buồng trứng. Vậy người mắc bệnh u nang buồng trứng cần có lưu ý gì trong chế độ ăn uống? Cùng tìm hiểu thông qua bài biết dưới đây nhé! U nang buồng trứng là bệnh gì? U nang buồng […]

Chửa trứng: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Chửa trứng là bệnh gì? Có nguy hiểm không? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị ra sao? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây. Chửa trứng là bệnh gì? Chửa trứng còn được gọi là thai trứng hoặc bệnh tro bào (molar pregnancy) là một biến chứng hiếm gặp của thai kỳ. […]