Hướng dẫn chữa bệnh lang ben ở trẻ sơ sinh đơn giản tại nhà

30/03/0202
Tác giả: Ngọc Mỹ
Chia sẻ

Lang ben là bệnh lý da liễu thường gặp. Tại những vùng nhiệt đới, tỷ lệ dân số mắc lang ben có thể lên tới 30 – 40%. Lang ben thường thấy nhất ở tuổi thiếu niên, người trẻ. Tuy nhiên, bệnh có thể bắt gặp ở bất kỳ độ tuổi nào, thậm chí ở cả trẻ sơ sinh. Mẹ lưu ngay bài viết để áp dụng những cách chữa lang ben ở trẻ sơ sinh hiệu quả.

Tổng quan về lang ben ở trẻ sơ sinh

Lang ben là tình trạng nhiễm trùng da do nấm Malassezia gây nên. Khi mắc lang ben, người bệnh có những vùng da bị đổi màu, xuất hiện đốm trắng, hồng, nâu hoặc đỏ. Các đốm màu thường xuất hiện chủ yếu  ở vùng vai, lưng, tay, ngực. Dù không ảnh hưởng tới sức khỏe, nhưng lang ben lại gây mất thẩm mỹ, đôi khi gây ngứa hay tổn thương da. 

Lang ben thường nghiêm trọng hơn nếu người bệnh ở trong thời tiết nóng ẩm, tiếp xúc nhiều với ánh sáng mặt trời.

Lang ben ở trẻ sơ sinh là gì?

Trẻ sơ sinh có sức đề kháng yếu, làn da nhạy cảm nên là đối tượng rất dễ mắc lang ben. Vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể, gây bệnh tạo ra những sắc tố da không đồng đều với màu da của trẻ. 

Lang ben ở trẻ sơ sinh nhìn chung tương tự với lang ben ở người trưởng thành. Tuy nhiên, khi trẻ bị đổ mồ hôi, các đốm lang ben dễ gây ngứa khiến trẻ có phản ứng gãi, gây tổn thương da, nghiêm trọng có thể gây viêm nhiễm, ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ.

Lang ben gây ra bởi nấm Malassezia
Lang ben gây ra bởi nấm Malassezia

Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị lang ben

Như đã đề cập ở phần trên, lang ben là bệnh lý ngoài da gây ra bởi nấm Malassezia. Khi vi nấm tăng sinh quá mức, trẻ sơ sinh dễ mắc bệnh lang ben. Có nhiều nguyên nhân khiến vi nấm phát triển, gây lang ben ở trẻ như:

– Trẻ mặc nhiều quần áo hoặc mặc quần áo quá chật

Việc ủ ấm quá mức khiến trẻ bị ra nhiều mồ hôi, đặc biệt ở vùng lưng, cổ, ngực, bẹn… Nếu mồ hôi không được thấm hút đúng cách hoặc thoát hơi hơi, da trẻ bị ẩm ướt khiến nấm malassezia phát sinh gây lang ben.

– Trẻ không được vệ sinh đúng cách

Việc tắm rửa, vệ sinh cho trẻ tưởng chừng như đơn giản nhưng nếu không được làm đúng cách lại là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh lý ở trẻ. Sau khi tắm xong, nếu bố mẹ không lau khô người cho trẻ trước khi mặc quần áo sẽ làm tăng nguy cơ xuất hiện của nấm malassezia gây lang ben. Bên cạnh đó, việc không vệ sinh/ vệ sinh sai cách vùng đóng bỉm, không thay tã thường xuyên cũng tiềm ẩn khả năng sinh sôi của nấm malassezia.

– Trẻ thường xuyên phải ở trong môi trường nóng bức, ẩm ướt

Nấm malassezia phát sinh và sinh sôi mạnh trong điều kiện môi trường ẩm ướt, thời tiết nóng ẩm. Việc ở trong môi trường như vậy trong thời gian dài cùng với sức đề kháng kém khiến trẻ dễ bị tấn công bởi vi khuẩn gây bệnh.

Bên cạnh đó, việc được phơi nắng quá nhiều cũng làm tăng nguy cơ bị lang ben ở trẻ.

– Trẻ có cơ địa nhạy cảm

Nếu trẻ thuộc loại da nhờn, nội tiết cơ thể thay đổi thì khả năng bị lang ben cũng cao hơn. Bởi khi đó nấm malassezia dễ phát triển trên da và gây bệnh.

Yếu tố làm tăng nguy cơ bị lang ben ở trẻ

Trong các nguyên nhân gây lang ben ở trẻ, các yếu tố làm tăng nguy cơ trẻ mắc bệnh mà ba mẹ cần đặc biệt lưu ý gồm:

– Trẻ phải sống ở nơi có khí hậu nóng ẩm.

– Da trẻ luôn nhờn và ẩm.

– Trẻ có hệ thống miễn dịch suy yếu.

Dấu hiệu nhận biết lang ben ở trẻ sơ sinh

Thông thường, khi ở điều kiện thời tiết tốt, lang ben không gây tình trạng đau, ngứa ở trẻ. Các biểu ở lang ben trên cơ thể trẻ sơ sinh cũng khá dễ để nhận biết:

– Da của trẻ xuất hiện các vùng có sắc tố khác biệt. Đó có thể là các đốm màu trắng, hồng, nâu nhạt… Hầu hết các trường hợp, khi trẻ có làn da trắng bị lang ben, trên da sẽ xuất hiện các mảng màu da đậm hơn. Còn với trẻ có nước da đậm hơn thì thường xuất hiện những đốm da sáng màu.

– Các nốt loang màu có kích thước không đồng đều, có viền nổi bật.

– Vùng da bị lang ben có thể bong tróc da tự nhiên hoặc đôi khi nổi vảy.

– Vào mùa hè, tiếp xúc với mặt trời hoặc khi ra mồ hôi,  vùng da bị loang có thể xuất hiện tình trạng ngứa ngáy.

Khi bị lang ben, cơ thể xuất hiện các vùng da có sắc tố khác
Khi bị lang ben, cơ thể xuất hiện các vùng da có sắc tố khác

Điều trị lang ben ở trẻ sơ sinh

Phương pháp chẩn đoán lang ben ở trẻ sơ sinh

Lang ben dù không gây ảnh hưởng tới sức khỏe người bệnh hay gây ra các biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên, bệnh lại gây mất thẩm mỹ và khó chịu cho trẻ. 

Nếu khi ngờ trẻ bị lang ben, ba mẹ cần đưa bé đến các cơ sở y tế uy tín để được chẩn đoán và điều trị đúng cách.

Có 3 phương pháp chẩn đoán lang ben thường được sử dụng:

– Chẩn đoán bằng việc kiểm tra dưới ánh sáng đèn Wood

Đèn Wood là thiết bị sử dụng tia cực tím (UV) để kiểm tra vùng da nhiễm bệnh. Khi chiếu vào, vùng da mắc bệnh có màu vàng sáng và có thêm màu huỳnh quang ở vùng rìa tổn thương.

– Nhuộm soi vi nấm

Bác sĩ sẽ lấy mẫu bệnh phẩm từ trẻ bằng băng dính hoặc thực hiện cạo da ở vùng thương tổn. Mẫu bệnh phẩm này sẽ được soi dưới kính hiển vi để xác định chính xác loại nấm, từ đó chẩn đoán bệnh lý.

– Nuôi cấy nấm

Phương pháp này chỉ thực hiện khi lâm sàng nghi ngờ lang ben nhưng nhuộm soi vi nấm âm tính hoặc lang ben kháng trị. Còn thông thường, nuôi cấy nấm là không cần thiết. Mẫu bệnh phẩm khi nuôi cấy cần phủ lên một lớp dầu bởi nấm có khả năng ưa dầu.

Hai loại thuốc điều trị lang ben cho trẻ phổ biến

Lang ben là bệnh lý đơn giản, không khó để điều trị. Bệnh có thể được điều trị bằng các loại kem bôi, dầu gội hoặc dung dịch chuyên biệt trên da. Với những trường hợp lang ben lan rộng, bác sĩ có thể kê thêm thuốc tiêu diệt và ngăn chặn sự phát triển của nấm.

Thuốc chống nấm không kê đơn

– Clotrimazole.

– Miconazole.

– Selenium sulfide .

– Terbinafine.

– Xà phòng kẽm pyrithione.

Thuốc chống nấm theo toa

– Ketoconazole.

– Ciclopirox.

Khi triệu chứng của trẻ nghiêm trọng, bác sĩ có thể kê thêm các loại chống nấm phổ biến:

– Fluconazole

– Itraconazole.

Lưu ý:

– Không cho trẻ dùng steroid bởi loại thuốc này sẽ khiến các mảng lang ben bùng phát.

– Dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ. Tuyệt đối không tự ý cho trẻ sơ sinh dùng thuốc điều trị lang ben.

Lang ben ở trẻ sơ sinh có thể điều trị bằng thuốc bôi theo đơn của bác sĩ
Lang ben ở trẻ sơ sinh có thể điều trị bằng thuốc bôi theo đơn của bác sĩ

Làm sao để ngừa lang ben hiệu quả cho trẻ sơ sinh

Phòng bệnh hơn chữa bệnh, để phòng ngừa nguy cơ bị lang ben ở trẻ, ba mẹ lưu ý:

– Không để trẻ tiếp xúc với ánh mặt trời quá lâu.

– Không lạm dụng các sản phẩm gây nhờn da cho trẻ.

– Cho trẻ mặc quần áo thoải mái. Ưu tiên các loại quần áo có chất vải thoáng khí.

– Đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng cho trẻ, đặc biệt là các loại vitamin và khoáng chất để tăng sức đề kháng.

– Tạo môi trường sống lý tưởng cho sự phát triển của trẻ.

Trẻ sơ sinh vô cùng mong manh, non nớt, cần sự bảo bọc cẩn thận từ ba mẹ. Nếu phát hiện trẻ có bất kỳ bất thường nào về sức khỏe, ba mẹ liên hệ ngay tới hotline 1900 1984 của DoLife để được hỗ trợ nhé!

Bệnh viện Quốc tế DoLife

Địa chỉ: Tầng 2, Tòa nhà Suced, 108 Nguyễn Hoàng, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Hotline: 1900 1984

Website: dolifehospital.vn

Email: info@dolifehospital.vn

FanpageBệnh viện Quốc tế Dolife

Từ khóa:

Bài viết liên quan

Tràn dịch màng phổi thai nhi có nguy hiểm không?

Tràn dịch màng phổi thai nhi có nguy hiểm không?

Tràn dịch màng phổi thai nhi là một bất thường xảy ra khi thai đang tăng trưởng. Vậy căn bệnh này có gây nguy hiểm cho thai nhi không? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé! Tràn dịch màng phổi thai nhi là gì? Tràn dịch màng phổi thai nhi là tình trạng […]

Gây tê tủy sống và gây tê ngoài màng cứng có gì khác nhau?

Gây tê tủy sống và gây tê ngoài màng cứng có gì khác nhau?

Gây tê tủy sống và gây tê ngoài màng cứng là 2 thủ thuật được thực hiện để giảm đau cho sản phụ trong sinh thường và trong sinh mổ. Vậy 2 thủ thuật này khác nhau ở những điểm nào? Cùng DoLife tìm hiểu trong bài viết sau! Sự khác biệt giữa gây tê […]

Mắc bệnh thủy đậu – Kiêng ngay những điều này để nhanh hồi phục

Mắc bệnh thủy đậu – Kiêng ngay những điều này để nhanh hồi phục

Bị thủy đậu kiêng gió, kiêng nước là lầm tưởng của không ít người. Thực tế việc này không những không có lợi mà còn tác động xấu đến sức khỏe người bệnh. Vậy bệnh thủy đậu cần và không cần kiêng những gì? Tìm hiểu chi tiết ngay trong bài viết! Dấu hiệu mắc […]

Hen phế quản: Nguyên nhân và cách điều trị

Hen phế quản: Nguyên nhân và cách điều trị

Hen phế quản là căn bệnh có tỷ lệ người mắc khá cao. Căn bệnh này gây ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống của người bệnh. Vậy hen phế quản có nguyên nhân là do đâu và cách điều trị thế nào? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây! Hen phế quản […]