Lang ben: Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị, phòng ngừa

24/10/2023
Tác giả: Ngọc Mỹ
Chia sẻ

Khoảng 1% dân số sống ở vùng khí hậu ôn đới và 40% dân số ở vùng khí hậu nhiệt đới, nóng ẩm bị lang ben. Bệnh tuy không nguy hiểm tới tính mạng nhưng lại gây mất thẩm mỹ và bất tiện. Tìm hiểu chi tiết về bệnh lý này qua bài viết bên dưới.

Thông tin chung về lang ben

Lang ben là bệnh lý da liễu thường gặp, phổ biến ở mọi lứa tuổi. Lang ben xuất hiện nhiều nhất ở trẻ em hoặc trẻ trong độ tuổi thanh thiếu niên.

Lang ben là gì?

Lang ben là sự nhiễm trùng da do Malassezia furfur gây ra. Ở những vùng bị lang ben, da bị đổi màu thành những đốm trắng đến nâu, hồng. Các nốt lang thường xuất hiện ở vai, lưng, ngực, tay, chân, cổ… không kèm triệu chứng hoặc có thể gây ngứa. Một số đốm lang có thể đóng thành mảng vảy, khô và bong ra. Sau một thời gian, các mảng vảy có thể phát triển, bao phủ những vùng da rộng hơn. 

Đối tượng thường mắc lang ben

Lang ben thường xuất hiện chủ yếu ở những vùng nhiệt đới, cận nhiệt đới hay những tháng hè của vùng khí hậu ôn đới. 

Những đối tượng có nguy cơ mắc lang ben cao như:

– Thường xuyên đổ mồ hôi nhiều khiến da luôn bị ẩm ướt tạo điều kiện cho sự tấn công và phát triển của nấm gây lang ben.

– Có làn da dầu, đặc biệt ở tuổi dậy thì khi tuyến dầu trên da hoạt động mạnh gây ẩm trên da.

– Hệ miễn dịch yếu, nội tiết tố thay đổi khiến cơ thể dễ bị tấn công bởi nấm.

– Người đang mang thai.

– Người mắc bệnh tiểu đường.

– Người đang dùng corticosteroid.

Dấu hiệu của lang ben

Lang ben không phải là bệnh nguy hiểm tới tính mạng hay đe dọa sức khỏe người bệnh nhưng lại gây mất thẩm mỹ. Khi bị lang, người bệnh có thể xuất hiện những mảng da rối loạn sắc tố ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể. 

Các vết lang thường có đặc điểm:

– Da đổi màu thành vùng, có thể sáng màu hoặc tối màu hơn so với các vùng da khác. Các mảng da có thể khô lại và đóng thành vảy, không bị rám nắng hay sạm đen.

– Đổ nhiều mồ hôi hơn bình thường.

Nguyên nhân gây ra lang ben

Nguyên nhân

Nguyên nhân dẫn đến lang ben trên ra chính là sự phát triển ngoài tầm kiểm soát của nấm Malassezia furfur trên da. Loại nấm thường phát triển mạnh ở môi trường ẩm ướt, ấm áp, nhiều dầu mỡ. Malassezia furfur sinh sôi quá mức trên lớp biểu bì khiến sắc tố da bị thay đổi gây ra các vùng lang đổi màu trên da.

Yếu tố làm tăng nguy cơ

Một số yếu tố khiến nấm Malassezia furfu phát triển mạnh làm tăng nguy cơ mắc lang ben như:

– Nội tiết tố thay đổi.

– Hệ miễn dịch yếu/ suy yếu.

– Da nhờn, da đổ nhiều mồ hôi.

– Thời tiết nóng ẩm.

– Tiền sử có thành viên trong gia đình bị lang ben.

Phương pháp chẩn đoán lang ben

Lang ben là bệnh ngoài da phổ biến. Để chẩn đoán bệnh lý, các phương pháp phổ biến thường được sử dụng như:

– Kiểm tra da với đèn Wood

Bác sĩ chiếu đèn Wood (phát ra tia cực tím) vào vùng da nghi ngờ nhiễm bệnh. Dưới ánh sáng tia cực tím, vùng da bị lang ben sẽ có màu vàng hoặc cam. 

– Nhuộm soi vi nấm

Người bệnh được cạo 1 ít da tại vùng da nghi ngờ nhiễm bệnh. Mẫu da này sẽ được mang đi kiểm tra dưới kính hiển vi nhằm xác định xem có tế bào nấm men hay không.

– Soi dưới kính hiển vi sử dụng kali hydroxit (KOH)

Người bệnh được lấy 1 ít tế bào ở vùng da nghi ngờ bị lang ben. Mẫu da này được ngâm trong kali hydroxit sau đó dùng kính hiển vi để xem xét mô bệnh học để xác định chính xác xem có phải lang ben hay không.

Cách điều trị lang ben

Lang ben nếu không điều trị có thể kéo dài cả vài tháng đến tận vài năm. Tuy nhiên, bệnh không gây ra bất kỳ một triệu chứng hay ảnh hưởng lâu dài nào tới sức khỏe. Tuy nhiên, các đốm lang có thể khiến người bệnh cảm thấy tự ti trong giao tiếp. Việc điều trị sớm sẽ giúp người bệnh lấy lại làn da bình thường.

Đa số các trường hợp lang ben ở thể nhẹ sẽ được chỉ định các loại kem bôi, xà phòng… dùng ngoài da. Trừ một số trường hợp nặng và có xu hướng lan rộng, người bệnh sẽ được kê thêm thuốc uống với các loại thuốc kháng nấm và ngừa sự tái phát của bệnh.

Lang ben nhẹ: Dùng thuốc chống nấm không kê đơn

Thông thường, người bệnh có thể thoa các loại thuốc như:

– Thuốc bôi ngoài da, điều trị nấm Clotrimazole.

– Thuốc kháng nấm Miconazole.

– Thuốc điều trị nhiễm nấm, nấm men trên da Selenium sulfide.

– Thuốc chống nấm Terbinafine.

– Xà phòng kẽm pyrithione.

Thuốc chống nấm kê đơn

Tùy vào tình trạng lang, bác sĩ có thể kê đơn các loại thuốc chống nấm như:

– Thuốc bôi: Ketoconazole, Ciclopirox…

– Thuốc uống: Fluconazole, Itraconazole…

Đặc biệt, với trường hợp lang ben dai dẳng, để ngăn ngừa tái phát nhiễm trùng, người bệnh có thể duy trì dùng thuốc 1 – 2 lần/tháng

Cách phòng ngừa lang ben

Lang ben có thể xuất hiện ở bất kỳ ai và cũng có thể tái đi tái lại nhiều lần. Để phòng ngừa lang ben, bạn cần lưu ý:

– Ưu tiên sử dụng các loại xà phòng tắm có chứa ketoconazole, kẽm pyrithione hoặc selen sulfide để ngừa nhiễm trùng và sự phát triển quá mức của nấm men.

– Thoa kem chống nắng thường xuyên. Hạn chế tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời trong thời gian dài.

– Giảm thiểu tình trạng đổ mồ hôi.

– Ưu tiên các loại quần áo rộng rãi, thấm hút mồ hôi tốt.

– Giữ gìn vệ sinh cá nhân sạch sẽ. Không dùng chung đồ dùng cá nhân, đặc biệt là quần áo, khăn tắm.

– Với người từng bị lang ben, bạn cần dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ và tái khám định kỳ.

Trên đây là những thông khoa học về lang ben. Nếu bạn cần được hỗ trợ giải đáp hoặc cung cấp thêm thông tin khám chữa bệnh, liên hệ ngay tới hotline 1900 1984 của DoLife để được hỗ trợ sớm nhất!

Lưu ý: Bài viết cung cấp thông tin  mang tính chất tham khảo. Bạn đọc vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc Chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Từ khóa:

Bài viết liên quan

Khớp cắn sâu: Nguyên nhân, biểu hiện và cách khắc phục

Khớp cắn sâu: Nguyên nhân, biểu hiện và cách khắc phục

Khớp cắn sâu là một dạng sai lệch khớp cắn khá phổ biến. Tình trạng này khiến sức khỏe và sinh hoạt của người mắc phải bị ảnh hưởng. Vậy nguyên nhân, biểu hiện và cách khắc phục khớp cắn sâu như thế nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết sau! Khớp cắn sâu là […]

Mù màu: Những thông tin cần biết

Mù màu: Những thông tin cần biết

Người mắc bệnh mù màu là người không có khả năng phân biệt các màu sắc khác nhau. Vậy mù màu là bệnh gì? Cùng tìm hiểu những thông tin về bệnh mù màu trong bài viết dưới đây. Mù màu là bệnh gì? Bệnh mù màu, hay còn gọi là loạn sắc, là một […]

Hở hàm ếch ở trẻ: Nguyên nhân và cách điều trị

Hở hàm ếch ở trẻ: Nguyên nhân và cách điều trị

Hở hàm ếch ở trẻ có gây nguy hiểm không? Điều trị thế nào? Cùng DoLife tìm hiểu qua bài viết dưới đây! Hở hàm ếch là bệnh gì? Hở hàm ếch hay còn gọi là khe hở vòm miệng là một dị tật bẩm sinh phổ biến ở trẻ em. Đây là tình trạng khi […]

Đậu mùa khỉ có triệu chứng là gì?

Đậu mùa khỉ có triệu chứng là gì?

Đậu mùa khỉ là căn bệnh có khả năng lây lan rất nhanh. Vậy triệu chứng của bệnh là gì? Cách điều trị và phòng ngừa ra sao? Tìm hiểu qua bài viết dưới đây! Tìm hiểu về bệnh đậu mùa khỉ? Đậu mùa khỉ (Monkeypox) là một bệnh nhiễm virus hiếm gặp do virus […]