Các dạng chấn thương khớp gối thường gặp và cách điều trị

22/03/2024
Tác giả: Trần Chang
Chia sẻ

Chấn thương khớp gối là một trong những dạng chấn thương phổ biến. Vậy chấn thương khớp gối có nguy hiểm không? Gồm những dạng nào? Điều trị ra sao? Cùng tìm hiểu qua bài viết nhé!

Chấn thương khớp gối bao gồm những tổn thương nào?

Chấn thương khớp gối thường gặp khi chơi thể thao và lao động nặng

Đứt dây chằng chéo trước

Dây chằng chéo trước (ACL) bám từ lồi cầu xương đùi tới diện trước mâm chày. Vai trò là giữ cho mâm chày không bị trượt ra trước và xoay trong. Đứt dây chằng chéo trước thường gặp trong trường hợp:

  • Nhảy cao chân tiếp đất trong tư thế không thuận
  • Xoay người chuyển hướng đột ngột trong khi bàn chân giữ nguyên.

Khoảng một nửa số bệnh nhân bị tổn thương dây chằng chéo trước khớp gối có kèm theo các tổn thương khác như:

Rách sụn chêm,

– Bong sụn khớp,

– Tổn thương các dây chằng khác của khớp (dây chằng chéo sau, dây chằng bên…).

Đứt dây chằng chéo sau

Dây chằng chéo sau nằm phía sau dây chằng chéo trước. Đóng vai trò quan trọng trong việc giữ cho mâm chày không bị trượt ra sau và xoay ngoài. Chấn thương dây chằng chéo sau thường xảy ra khi:

– Có một lực tác động trực tiếp lên đầu gối

– Khi có sự chuyển động ngược lại với hướng đi của chân.

Tổn thương dây chằng chéo sau có thể gặp đơn thuần (38%). Nhưng thường phối hợp với các tổn thương khác (56%).

Tổn thương chằng bên trong

Dạng cẳng chân quá mức, thường liên quan đến cơ chế vặn xoắn, gây nên tổn thương của một phần hoặc hoàn toàn dây chằng bên chày. Có thể bong điểm bám đùi hoặc điểm bám chày của dây chằng. Tổn thương vặn xoắn của khớp gối thường được chú ý. Đau thường xuất hiện ở mặt trong khớp gối. Trường hợp tổn thương nặng, có thể có tràn dịch khớp gối. Khớp gối có thể bị yếu ở vị trí tổn thương dây chằng.

Cấu tạo của khớp gối

Chấn thương dây chằng giữa gối:

Chấn thương này hay gặp ở những người chơi các môn thể thao cường độ cao, dễ va chạm. Ví dụ như bóng đá, bóng chuyền…  Những biểu hiện cho thấy bệnh nhân bị chấn thương dây chằng giữa gối gồm: 

– Đau ở mặt trong khớp gối, 

– Đau nhiều khi di chuyển và vận động, có thể kèm theo sưng. Cơn đau âm ỉ, liên tục khiến người bệnh ngủ không yên giấc. 

– Khớp lỏng lẻo. Cảm giác có tiếng lạo xạo bên trong khớp gối khi nhấc chân lên. 

– Chỗ đau bị bầm tím. Khó khăn khi đi lại vì cảm giác khớp gối cứng, kẹt khớp.

Chấn thương dây chằng gối bên ngoài: 

Chấn thương này thường gặp khi va chạm thể thao hoặc tai nạn xe cơ giới. Các triệu chứng thường gặp là:

– Căng cơ,

– Sưng

– Đau nhiều. 

– Khớp gối cũng mất đi sự ổn định, khiến người bệnh đi không vững, khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày.

Tổn thương sụn chêm

Là tổn thương hay gặp nhất ở khớp gối trong chấn thương thể thao (cầu thủ bóng đá). Ngoài ra khá thường gặp do tai nạn giao thông. Sụn chêm là một tấm sụn rất chắc chắn có hình chữ ‘C ‘ (sụn chêm trong). Và hình chữ “O” (sụn chêm ngoài). Nằm lót giữa hai mặt khớp xương đùi và xương chày. Sụn chêm có tác dụng làm hấp thụ và phân phối lực tác động lên gối. Góp phần giữ vững gối. Ngoài ra sụn chêm lấp đầy khe khớp, ngăn không cho màng hoạt dịch và bao khớp tràn vào khe khớp.

Biểu hiện lâm sàng của tổn thương sụn chêm.

– Đau khe khớp khi ấn ngón tay vào khớp gối

– Tràn dịch khớp gối, dấu hiệu kẹt khớp, tiếng lục khục trong khớp khi vận động, teo cơ tứ đầu đùi khi tổn thương kéo dài.

– Nghiệm pháp Macmurray và Appley dương tính.

Điều trị chấn thương khớp gối bằng cách nào?

Tổn thương dây chằng là một dạng chấn thương khớp gối thường gặp

Chấn thương khớp gối có cần phải mổ không hay tập phục hồi chức năng? Đây là thắc mắc của rất nhiều người. Điều trị chấn thương khớp gối có rất nhiều biện pháp. Bác sĩ sẽ phụ thuộc vào tình trạng chấn thương để chỉ định phương pháp phù hợp.

Chẩn đoán hình ảnh – xác định mức độ tổn thương

Đầu tiên bác sĩ cần xác định chính xác loại chấn thương và mức độ chấn thương. Các bác sĩ sẽ yêu cầu người bệnh thực hiện một số chẩn đoán hình ảnh như: 

+ Chụp phim X-quang ở tư thế thẳng và nghiêng. Để đánh giá về tổn thương xương khớp, nứt rạn mâm chày,…

+ Chụp cộng hưởng từ: Thường được chụp sau khi đã hết tình trạng phù nề và máu tụ khớp. Kết quả hình ảnh chụp cộng hưởng từ sẽ giúp các bác sĩ nhận biết được tình trạng của:

– Các dây chằng,

– Sụn chêm,

– Sụn khớp 

– Các tổn thương mềm ở vùng gối. 

Một số phương pháp xử lý chấn thương đầu gối: 

+ Ngay sau khi gặp phải chấn thương, nên dùng nẹp hoặc bột để bất động đầu gối. Để giảm sưng có thể chườm đá vùng đầu gối. Uống thuốc giảm đau hay giảm phù nề theo đơn của bác sĩ. Đặc biệt, bệnh nhân cần nghỉ ngơi. Và tốt nhất nên để đầu gối bất động trong 2 đến 3 ngày. Với một số trường hợp xảy ra tình trạng tràn máu ở khớp gối, máu có thể tự tiêu bà không cần chọc hút để tránh làm tăng nguy cơ nhiễm trùng khớp. 

+ Điều trị bảo tồn: Đây là phương pháp luôn được ưu tiên. Nhất là đối với những trường hợp bệnh nhân là người cao tuổi. Có thể nẹp bột trong khoảng 2 đến 3 tuần. Và sau đó tập phục hồi chức năng để giúp cơ khỏe mạnh hơn, lấy lại biên độ khớp.

+ Phẫu thuật: Thông thường, những trường hợp đứt dây chằng, rách sụn chêm đều không có khả năng tự liền và cần thực hiện phẫu thuật. Trong đó, phẫu thuật nội soi là phương pháp luôn được ưu tiên. Vì hiệu quả cao, đồng thời sau phẫu thuật bệnh nhân hồi phục nhanh. Nếu dây chằng chéo bị đứt thì cần phẫu thuật để tái tạo dây chằng.

Trên đây là những thông tin về các dạng chấn thương khớp gối thường gặp. Các tổn thương khớp gối nếu không được điều trị thì có thể để lại những hậu quả nặng nề. Gây khó khăn trong vận động và sinh hoạt của người bệnh. Vì vậy, nếu có dấu hiệu khớp gối bị tổn thương thì cần đến bệnh viện để thăm khám kịp thời.

Liên hệ hotline 1900 1984 để được tư vấn và hỗ trợ đặt lịch khám.

Bệnh viện Quốc tế DoLife

Địa chỉ: Tầng 2, Tòa nhà Suced, 108 Nguyễn Hoàng, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Hotline: 1900 1984

Website: dolifehospital.vn

Email: info@dolifehospital.vn

FanpageBệnh viện Quốc tế Dolife

 

Từ khóa:

Bài viết liên quan

Gây tê tủy sống và gây tê ngoài màng cứng có gì khác nhau?

Gây tê tủy sống và gây tê ngoài màng cứng có gì khác nhau?

Gây tê tủy sống và gây tê ngoài màng cứng là 2 thủ thuật được thực hiện để giảm đau cho sản phụ trong sinh thường và trong sinh mổ. Vậy 2 thủ thuật này khác nhau ở những điểm nào? Cùng DoLife tìm hiểu trong bài viết sau! Sự khác biệt giữa gây tê […]

Mắc bệnh thủy đậu – Kiêng ngay những điều này để nhanh hồi phục

Mắc bệnh thủy đậu – Kiêng ngay những điều này để nhanh hồi phục

Bị thủy đậu kiêng gió, kiêng nước là lầm tưởng của không ít người. Thực tế việc này không những không có lợi mà còn tác động xấu đến sức khỏe người bệnh. Vậy bệnh thủy đậu cần và không cần kiêng những gì? Tìm hiểu chi tiết ngay trong bài viết! Dấu hiệu mắc […]

Hen phế quản: Nguyên nhân và cách điều trị

Hen phế quản: Nguyên nhân và cách điều trị

Hen phế quản là căn bệnh có tỷ lệ người mắc khá cao. Căn bệnh này gây ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống của người bệnh. Vậy hen phế quản có nguyên nhân là do đâu và cách điều trị thế nào? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây! Hen phế quản […]

Các biện pháp chăm sóc sức khỏe mùa nắng nóng 

Các biện pháp chăm sóc sức khỏe mùa nắng nóng 

Vào mùa nắng nóng có thể gặp một số vấn đề sức khỏe như: nắng nóng làm cơ thể dễ mất nước, suy nhược, chóng mặt, đánh trống ngực và ngất xỉu… Các vấn đề sức khỏe thường gặp trong mùa nắng nóng Vào mùa nắng nóng có thể gặp phải một số vấn đề […]