Không khí lạnh và khô từ điều hòa dễ gây khô đường thở của trẻ, khiến niêm mạc ở cổ họng bị viêm, sinh đờm, gây ho ở trẻ. Ba mẹ lưu ngay 5 mẹo nhỏ trong bài viết để giúp bé nằm điều hòa thoải mái mà không bị ho!
Tại sao trẻ dễ bị ho khi nằm điều hòa?
Ho là phản xạ bình thường của cơ thể để giúp đường thở được thông thoáng. Khi đường hô hấp bị tấn công bởi vi khuẩn, vi rút, khói bụi.. hay mắc kẹt dị vật… cơ thể xuất hiện phản xạ ho để tống những thứ bất lợi ra ngoài.
Theo các nghiên cứu, việc tiếp xúc với nhiệt độ thấp sẽ khiến mạch máu nhỏ ở niêm mạc mũi, họng, đường hô hấp trên bị co lại. Điều này khiến lượng máu lưu thông cung cấp tới các khu vực này bị suy giảm, dưỡng chất và các tế bào chống lại tác nhân gây bệnh trong máu cũng suy giảm theo. Cùng với đó, nhiệt độ thấp tạo ra môi trường thuận lợi cho sự phát triển của một số loại virus gây bệnh khiến họng, mũi dễ bị bệnh hơn. Đặc biệt là trẻ nhỏ – đối tượng có sức đề kháng yếu, càng dễ bị tấn công bởi các vi khuẩn, virus gây bệnh.
Tình trạng phổ biến ở trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh khi nằm điều hòa thường xuyên với nhiệt độ thấp thường là:
– Ho
– Thở khò khè
– Khô mũi, nghẹt mũi, ngứa mũi, chảy máu mũi
– Đau rát họng
– …
Nếu không được chăm sóc đúng cách, trẻ nằm trong phòng điều hòa dễ gặp phải tình trạng viêm mũi, viêm họng. Bởi lẽ, không khí trong phòng điều hòa vừa lạnh vừa kém lưu thông. Cùng với đó là độ ẩm thường quá thấp hoặc quá cao, nhiệt độ chênh lệch giữa bên ngoài và trong phòng lớn khiến vi khuẩn, virus dễ dàng tồn tại, phát triển.
Làm sao để trẻ nằm điều hòa không bị ho?
Trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh có thân nhiệt nhạy cảm, dễ thay đổi nên dễ chịu tác động từ môi trường.
Để giúp trẻ nằm điều hòa mà không bị ho, bố mẹ lưu ý áp dụng ngay 5 điều này:
Cho bé uống nhiều nước
Một trong những vấn đề đáng quan tâm hàng đầu của trẻ khi nằm điều hòa là tình trạng mất nước. Điều này khiến cơ thể của trẻ bị suy nhược, dễ ốm, dễ bị tấn công bởi các tác nhân gây bệnh. Bên cạnh đó, thiếu nước, cổ họng khô cũng dễ khiến trẻ bị ho hơn.
Cho trẻ nằm trong phòng điều hòa thường xuyên, ba mẹ cần lưu ý bổ sung nước đầy đủ cho bé. Có thể cho con uống nước lọc, sữa mẹ, nước trái cây, sữa công thức, canh… đồng thời tăng cường trái cây trong thực đơn dinh dưỡng hàng ngày.
Điều chỉnh nhiệt độ, độ ẩm điều hòa phù hợp
Việc để điều hòa quá lạnh, khô, chênh lệch nhiều với nền nhiệt bên ngoài có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe không chỉ ở trẻ nhỏ mà còn cả ở người lớn. Ba mẹ không nên điều chỉnh nhiệt độ điều hòa theo cảm giác của bản thân mà nên tìm hiểu về mức độ phù hợp với trẻ.
Độ ẩm nên được duy trì ở mức 40 – 60% và nhiệt độ phòng không chênh lệch quá 10 độ C với nhiệt độ bên ngoài. Ba mẹ nên đặt một chiếc nhiệt – ẩm kế trong phòng bé để đo nhiệt độ, độ ẩm trong phòng chính xác.
Thông thường, thân nhiệt của trẻ nhỏ sẽ ở khoảng 36.5 – 37.5 độ C và trẻ không có khả năng điều hòa nhiệt độ cơ thể như các trẻ lớn hay người trưởng thành. Với trường hợp trẻ sơ sinh được mặc quần áo, mang bao tay, bao chân và đội mũ, trẻ có thể thoải mái nếu nhiệt độ phòng ở mức 26 – 28 độ C.
Ba mẹ lưu ý cho trẻ đắp chăn mỏng, che kín vùng bụng cho bé để tránh hiện tượng giãn nở lỗ chân lông dẫn đến cảm lạnh.
Không bật điều hòa liên tục 24/24
Mùa hè dù có oi bức đến đâu, ba mẹ cũng không nên bật điều hòa liên tục và để trẻ ở trong phòng cả ngày. Thay vào đó, ba mẹ nên tắt điều hòa sau khoảng 3-4 giờ sử dụng rồi đưa trẻ ra ngoài, mở cửa để không khí trong và ngoài được lưu thông, cung cấp độ ẩm tự nhiên cho căn phòng. Tắt điều hòa và mở cửa phòng 2 lần/ngày cũng giúp đuổi hết không khí tù đọng trong phòng ra ngoài, ngăn ngừa khả năng phát triển của vi khuẩn, virus gây bệnh trong phòng.
Ba mẹ cũng nên đưa trẻ ra ngoài vào sáng sớm, khi không khí còn trong lành để con được tiếp xúc với thiên nhiên, tăng sức đề kháng cho cơ thể.
Không để điều hòa thốc thẳng vào trẻ
Trẻ nhỏ có hệ hô hấp nhạy cảm. Không chỉ điều hòa mà việc gió quạt thổi thẳng vào mặt, đầu của trẻ cũng dễ khiến bé mắc phải các vấn đề hô hấp như:
– Dị ứng đường hô hấp
– Viêm mũi
– Đau họng
– …
Bởi vậy, ba mẹ nên bố trí đặt điều hòa trên cao với vị trí sao cho cánh cửa gió không hướng trực tiếp vào giường trẻ. Phòng ốc cũng cần được giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, tạo độ ẩm phù hợp để hạn chế sự phát triển của vi khuẩn, virus gây bệnh.
Áp dụng quy tắc 3 phút
Căn bản của nguyên tắc 3 phút chính là không thay đổi nhiệt độ đột ngột như: bật/tắt điều hòa, để trẻ ra/vào phòng điều hòa thường xuyên. Những thay đổi đột ngột này sẽ khiến cơ thể trẻ khó có thể thích ứng, thậm chí sốc nhiệt, ngất xỉu.
Trước khi đưa trẻ ra ngoài, ba mẹ nên để con chơi ở gần cửa khoảng 3 phút để con dần làm quen với nhiệt độ bên ngoài rồi mới bước ra.
Khi trẻ ở bên ngoài về, ba mẹ cần cho trẻ ngồi nghỉ ít nhất 3 phút trước khi bước vào phòng để tránh phòng điều hòa có gió lạnh và nhiệt độ thấp gây ra sự thay đổi đột ngột dẫn đến sốc nhiệt ở trẻ. Đặc biệt, với trường hợp trẻ đang ra nhiều mồ hôi, ba mẹ cần lau hết mồ hôi cho con và cho bé nghỉ ngơi trước khi bước vào phòng.
Bé bị ho có nên nằm điều hòa không?
Trẻ bị ho vẫn có thể nằm phòng điều hòa. Tuy nhiên, bên cạnh 5 “nhắc nhở” đã đề cập ở phần trên của bài viết, bố mẹ cần lưu tâm đến một vài lưu ý nhỏ:
– Cho trẻ nhỏ mũi bằng nước muối sinh lý để tránh cho mũi của con bị khô.
– Cho con uống nước thường xuyên để bù nước. Ưu tiên nước ấm, oresol, nước hoa quả…
– Nên sử dụng thêm quạt thông gió, máy phun sương hoặc để thêm 1 chậu nước để tránh tù đọng không khí, tạo độ ẩm cho căn phòng.
– Nên đặt trẻ song song với luồng không khí đi ra từ điều hòa.
– Có thể thoa một lượng dầu dừa vừa phải vào lỗ mũi và môi của trẻ để giảm khô hiệu quả.
– Vệ sinh điều hòa sạch sẽ, tránh nguy cơ phát tán của bụi bẩn, vi khuẩn, virus trong phòng.
Chỉ cần “bỏ túi’ những lưu ý trong bài viết, ba mẹ đã giảm đáng kể nguy cơ trẻ bị ho khi nằm điều hòa. Nếu còn thêm bất kỳ thắc mắc nào, ba mẹ liên hệ tới hotline 1900 1984 của DoLife để được giải đáp ngay nhé!
Bệnh viện Quốc tế DoLife
Địa chỉ: Tầng 2, Tòa nhà Suced, 108 Nguyễn Hoàng, Nam Từ Liêm, Hà Nội Hotline: 1900 1984 Website: dolifehospital.vn Email: info@dolifehospital.vn Fanpage: Bệnh viện Quốc tế Dolife |
Bài viết liên quan
Trẻ bị viêm đường hô hấp cần xử trí thế nào?
Thời tiết giao mùa là thời gian bùng phát các bệnh lý viêm đường hô hấp ở trẻ. Ba mẹ cần làm gì để chăm sóc bé nhanh phục hồi? Thông tin chung về viêm đường hô hấp ở trẻ Theo số liệu từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), mỗi năm, viêm đường […]
Bệnh tiêu chảy nhiễm khuẩn ở trẻ em: Ba mẹ cần chăm sóc bé như thế nào?
Tiêu chảy là vấn đề thường gặp ở trẻ. Trong đó, tiêu chảy nhiễm khuẩn ở trẻ nếu không được cứu chữa kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí gây tử vong ở trẻ. Tiêu chảy nhiễm khuẩn ở trẻ là gì? Tiêu chảy nhiễm khuẩn là một trong […]
“Tất tần tật” về triệu chứng viêm đường hô hấp trên ở trẻ em
Trẻ dưới 5 tuổi trung bình có thể mắc bệnh viêm đường hô hấp trên 4 – 6 lần/năm. Các bệnh lý này không chỉ khiến trẻ bị suy giảm sức khỏe mà còn có thể dẫn đến tình trạng chậm phát triển cả thể chất và trí tuệ nếu không được điều trị kịp […]
Chăm sóc trẻ thiếu máu thiếu sắt như thế nào?
Thiếu máu thiếu sắt là tình trạng thường gặp ở trẻ nhỏ, làm chậm khả năng phát triển tâm thần, vận động và suy giảm đề kháng ở trẻ. Làm sao để phát hiện trẻ bị thiếu máu, thiếu sắt và cần chăm sóc con như thế nào? Ba mẹ tìm kiếm giải pháp ngay […]