Ăn gì để con tăng cân, mẹ vẫn thon gọn, khỏe mạnh là vấn đề mà hầu hết các mẹ bầu đều quan tâm. Cùng DoLife tìm hiểu những thực phẩm tốt cho thai nhi, giữ dáng cho mẹ trong bài viết dưới đây.
Lưu ý gì trong chế độ ăn của mẹ bầu?
Trong quá trình mang thai, hầu hết các mẹ bầu đều gặp phải những sai lầm trong chế độ ăn hàng ngày. Cụ thể:
Sai lầm 1: Ăn cho hai người
Một trong những sai lầm nghiêm trọng khi mang thai đó là mẹ bầu phải ăn cho cả 2 người.
Trên thực tế, ăn quá nhiều có thể dẫn đến tăng cân quá mức và các vấn đề sức khỏe khác. Các chuyên gia khuyên bạn nên ăn nhiều hơn bình thường một chút. Bên cạnh đó nên tập trung vào các loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng. Điều này để đảm bảo rằng em bé nhận được lượng dinh dưỡng phù hợp.
Sai lầm 2: Nhịn ăn
Vì sợ phá dáng nên nhiều mẹ bầu chuyển sang nhịn ăn hay ăn kiêng. Tuy nhiên điều này cực kỳ nguy hiểm. Nó có thể gây hại cho sự phát triển của thai nhi trong bụng mẹ.
Thay vào đó, hãy tập trung vào thói quen ăn uống lành mạnh. Và tập thể dục thường xuyên để duy trì cân nặng khỏe mạnh.
Sai lầm 3: Ăn không đủ chất
Một số phụ nữ có thể cố gắng giảm khẩu phần ăn hoặc bỏ bữa để kiểm soát cân nặng. Tuy nhiên, điều này có thể dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng. Và tác động tiêu cực đến sự phát triển của bé. Các chuyên gia khuyên bạn nên ăn nhiều bữa nhỏ, thường xuyên trong ngày. Để đảm bảo cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho cả mẹ và bé.
Phụ nữ mang thai nên tránh những sai lầm vừa nêu trên. Cùng với đó hãy tập trung
vào một chế độ ăn uống cân bằng, lành mạnh. Từ đó mẹ bầu có thể đảm bảo sự phát triển lành mạnh của em bé. Và duy trì sức khỏe của chính họ trong giai đoạn quan trọng này.
Những chất dinh dưỡng cần thiết cho thai kỳ
Trong quá trình mang thai, để thai nhi phát triển khỏe mạnh thì mẹ cần lưu ý bổ sung đầy đủ những dưỡng chất sau:
– Canxi
– Các loại Vitamin như Vitamin A, Vitamin B, Vitamin C, Vitamin D, Vitamin E, Vitamin K…
– Acid folic
– Protein
– Omega-3
– Sắt
– Kẽm
Chế độ ăn cho từng giai đoạn trong thai kỳ
Trong mỗi giai đoạn của thai kỳ, mẹ cần đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng khác nhau. Cụ thể như sau:
Giai đoạn 3 tháng đầu:
Trong tam cá nguyệt thứ nhất các bà mẹ không cần phải nạp thêm calo. Tuy nhiên, phải luôn đảm bảo cung cấp đủ các chất như tinh bột, vitamin, protein và các dưỡng chất cần thiết. Đồng thời, bổ sung Axit folic đầy đủ khoảng 400 – 600 microgam mỗi ngày và trong suốt 12 tuần đầu tiên của thai kỳ.
Giai đoạn 3 tháng giữa:
Trong tam cá nguyệt thứ hai, phụ nữ mang thai sẽ cần bổ sung thêm 300 – 350 calo mỗi ngày. Trong giai đoạn sau có thể nâng lên 500 calo/ngày. Đồng thời bổ sung thêm các thực phẩm giàu các chất dinh dưỡng như canxi, sắt và vitamin…
Giai đoạn 3 tháng cuối:
Trong tam cá nguyệt thứ ba, mẹ bầu cần bổ sung thêm khoảng 300 calo mỗi ngày. Nếu cơ thể đang tăng cân nhanh, cần điều chỉnh chế độ dinh dưỡng ít tinh bột, giảm chất béo. Bên cạnh đó nên ăn nhiều rau xanh, hoa quả và các chất dinh dưỡng khác cho thai nhi.
Mẹ bầu ăn gì để vào con?
Không phải bất kỳ loại thực phẩm nào cũng phù hợp với chế độ ăn vào con không vào mẹ. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trong việc tìm hiểu ăn gì để vào con không vào mẹ, bạn cần lựa chọn các loại thực phẩm chứa nhiều:
Tinh bột phức
Tinh bột phức được khuyến cáo nên thay thế tinh bột trong chế độ ăn của mẹ bầu. Bởi vì tinh bột phức phân giải trong hệ tiêu hóa chậm hơn. Giúp duy trì đường huyết ổn định, cung cấp năng lượng lâu dài và hạn chế tăng cân quá mức.
Ngược lại, đường đơn hấp thu nhanh, làm mức đường huyết trong máu tăng cao. Từ đó dễ gây nguy cơ béo phì và tiểu đường thai kỳ. Để bổ sung tinh bột phức vào khẩu phần ăn, mẹ bầu có thể bổ sung ngũ cốc nguyên hạt như:
– Gạo lứt,
– Ngô,
– Khoai sắn,
– Khoai lang sắn,
– Yến mạch,
– Lúa mì nguyên cám,
– Rau xanh,
– Các loại đậu
– Các loại hạt.
Đạm từ các loại thịt nạc
Thịt nạc cung cấp nhiều protein và các khoáng chất như sắt, kẽm, đồng,… cần thiết cho sự phát triển của thai nhi. Cùng với đó, thịt nạc cũng giúp mẹ quản lý cân nặng tốt hơn. Nhờ hàm lượng cao chất đạm chứa trong thịt hỗ trợ cơ thể duy trì cảm giác no lâu hơn.
Nghiên cứu cho thấy, việc bổ sung nhiều hơn 3% chất đạm vào khẩu phần ăn có thể giúp mẹ giảm thiểu được 50% rủi ro bị tăng cân trở lại sau 3 tháng. Hỗ trợ kiểm soát cân nặng. Và tăng cân hợp lý theo từng giai đoạn trong suốt thai kỳ.
Chất béo từ các loại cá biển
Các loại cá béo, như cá hồi, cá ngừ, cá mòi, cá thu thường chứa lượng lớn axit béo omega-3 (EPA và DHA). Từ đó giúp thai nhi phát triển não bộ và thị giác hoàn thiện.
Bên cạnh đó, omega 3 còn kích thích cơ thể tiết ra leptin – một loại hormone có tác dụng:
– Làm giảm cảm giác thèm ăn
– Thúc đẩy quá trình chuyển hóa chất béo
– Cho phép cơ thể “đốt cháy” mỡ thừa hiệu quả,
– Hỗ trợ mẹ bầu kiểm soát cân nặng và không bị tăng cân quá đà trong thai kỳ.
Do đó, cá béo là loại thực phẩm không thể thiếu trong khẩu phần ăn của những thai phụ đang quan tâm ăn gì để vào con không vào mẹ.
Chất xơ từ rau củ
Rau củ là nhóm thực phẩm cung cấp nhiều vitamin, khoáng chất cần thiết cho sự phát triển của thai nhi. Bên cạnh đó, chúng còn mang tới nguồn chất xơ dồi dào. Từ đó giúp mẹ kiểm soát cơn đói tốt hơn.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, việc gia tăng hàm lượng chất xơ trong chế độ ăn góp phần làm giảm đáng kể nguy cơ tăng cân ở phụ nữ.
Nghiên cứu cho thấy, việc bổ sung 10g chất xơ hòa tan vào khẩu phần ăn hàng ngày có thể giúp mẹ giảm được khoảng 4% nguy cơ bị tích tụ mỡ thừa ở bụng. Từ đó, ăn nhiều rau củ quả giúp mẹ quản lý cân nặng tốt hơn. Mà vẫn cung cấp đủ dưỡng chất cho sự phát triển của thai nhi.
Vitamin và khoáng chất từ trái cây
Trái cây là thực phẩm cần thiết cho mẹ bầu, đặc biệt là những mẹ muốn giữ dáng mà con vẫn khỏe mạnh. Trong trái cây có nhiều chất xơ, giúp:
– Làm tăng cảm giác no,
– Thỏa mãn cơn thèm ngọt
– Làm giảm ham muốn ăn những món ngon chứa nhiều năng lượng khác như trà sữa, bánh kẹo hoặc đồ nướng.
Do đó, ăn nhiều trái cây giúp mẹ bầu kiểm soát cân nặng dễ dàng hơn.
Tuy nhiên, theo Viện Dinh dưỡng Quốc gia khuyến cáo, tương ứng với từng tam cá nguyệt thứ nhất, thứ hai và thứ ba, mẹ chỉ nên ăn tối đa lần lượt là 240g, 320g và 400g trái cây / ngày. Việc ăn quá nhiều trái cây so với hàm lượng khuyến cáo có thể khiến mẹ bị tăng cân và rối loạn tiêu hóa.
Trên đây là những thông tin về câu hỏi: Mẹ bầu ăn gì để vào con không vào mẹ. Khi mang thai, tốt hơn hết mẹ hay tham khảo ý kiến của bác sĩ dinh dưỡng để có thể xây dựng chế độ ăn phù hợp với sức khỏe của mình. Liên hệ hotline 1900 1984 để được tư vấn và hỗ trợ đặt lịch.
Bệnh viện Quốc tế DoLife
Địa chỉ: Tầng 2, Tòa nhà Suced, 108 Nguyễn Hoàng, Nam Từ Liêm, Hà Nội Hotline: 1900 1984 Website: dolifehospital.vn Email: info@dolifehospital.vn Fanpage: Bệnh viện Quốc tế Dolife |
Bài viết liên quan
Chửa trứng: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Chửa trứng là bệnh gì? Có nguy hiểm không? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị ra sao? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây. Chửa trứng là bệnh gì? Chửa trứng còn được gọi là thai trứng hoặc bệnh tro bào (molar pregnancy) là một biến chứng hiếm gặp của thai kỳ. […]
Những dấu hiệu quai bị thai kỳ mẹ không nên bỏ qua
Quai bị là bệnh lý phổ biến đối với trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ từ 5 đến 15 tuổi. Tuy nhiên, ở một số trường hợp khác, kể cả phụ nữ có thai cũng có thể bị quai bị thai kỳ. Mắc quai bị khi mang thai đôi khi có thể dẫn đến nhiều […]
Các mốc khám thai giúp phát hiện dị tật thai nhi
Khám thai định kỳ ở những mốc quan trọng không chỉ giúp theo dõi được sự phát triển, mà còn giúp phát hiện các dị tật bất thường của thai nhi. Vậy có những mốc khám thai quan trọng nào mẹ bầu cần lưu ý. Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây! Vì sao […]
Canxi hóa bánh nhau có nguy hiểm không?
Canxi hóa bánh nhau thông thường sẽ thể hiện sự trường thành của thai nhi. Tuy nhiên, cũng có trường hợp bánh nhau trưởng thành sớm hơn tuổi thai. Vậy điều này có nguy hiểm không? Cùng tìm hiểu qua bài viết. Canxi hóa bánh nhau là gì? Canxi hóa bánh nhau hay còn gọi […]