Xét nghiệm máu là thao tác không thể thiếu trong quá trình khám sức khỏe. Vậy xét nghiệm máu khám sức khỏe có ý nghĩa như thế nào, xét nghiệm máu giúp phát hiện được những bệnh gì? Cùng tìm hiểu bài viết dưới đây để được giải đáp những thắc mắc bạn nhé!
Tìm hiểu khái quát về xét nghiệm máu
Bạn có bao giờ thắc mắc xét nghiệm máu là thao tác thế nào? Đây là bước để lấy ra một lượng máu nhỏ từ tĩnh mạch, mao mạch. Trong một số trường hợp khác cần lấy máu ở động mạch để thực hiện xét nghiệm. Sau khi thu thập được kết quả, bạn sẽ được bác sĩ đánh giá và phân tích về tình hình sức khỏe tổng quát của bản thân. Đồng thời, nếu như máu có dấu hiệu bất thường, bác sĩ sẽ tư vấn phác đồ điều trị phù hợp.

Xét nghiệm máu khám sức khỏe bao gồm những hình thức xét nghiệm nào?
Hầu hết chúng ta đã quen thuộc với xét nghiệm máu thường quy, thường được sử dụng trong khám và điều trị bệnh. Tuy nhiên, bạn cần biết hiện nay có nhiều loại xét nghiệm máu khác nhau, ví dụ như kiểm tra định lượng thành phần hay nhóm chất khác nhau ở trong máu.
Dưới đây là một số hình thức xét nghiệm máu quen thuộc mà bạn cần nắm vững:
Tìm hiểu về hình thức xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu
Xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu giúp bác sĩ xác định số lượng hồng cầu, bạch cầu cũng như các tế bào máu khác. Ngoài ra, xét nghiệm này còn cung cấp thông tin về tính chất của máu như: Độ lớn, lượng hemoglobin…
Xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu có ý nghĩa phát hiện các bệnh lý như thiếu máu, nhiễm trùng hay thậm chí là ung thư máu. Ngoài ra, qua dữ liệu thu được, bác sĩ còn có thể chẩn đoán rối loạn đông máu do thiếu tiểu cầu.
Tìm hiểu về hình thức xét nghiệm mỡ máu
Xét nghiệm định lượng mỡ máu cholesterol các loại và chất triglyceride giúp bác sĩ phát hiện sớm, từ đó điều trị và phòng ngừa bệnh rối loạn mỡ máu.

Tìm hiểu về hình thức xét nghiệm sinh hóa máu
Xét nghiệm sinh hóa máu có vai trò giúp bác sĩ đánh giá chức năng các cơ quan ở trong cơ thể. Cụ thể như:
– Chức năng của gan và mật (bao gồm yếu tố men gan, bilirubin hay protein)
– Chức năng của thận (bao gồm các yếu tố như ure, creatinin…)
– Nhận biết về tình trạng của đường máu (bao gồm các yếu tố như glucose máu, HbA1c)
– Nhận biết về tình trạng mỡ máu (bao gồm các yếu tố như triglyceride, cholesterol)
Tìm hiểu về hình thức xét nghiệm để đánh giá tình trạng đông máu
Xét nghiệm tình trạng đông máu cần căn cứ vào các yếu tố như: Số lượng tiểu cầu, thời gian prothrombin hay APTT… Ngoài ra các yếu tố này còn góp phần giúp bác sĩ đánh giá về chức năng gan.
Tìm hiểu về hình thức xét nghiệm miễn dịch – vi sinh
Hình thức xét nghiệm miễn dịch – vi sinh giúp bác sĩ phát hiện và loại trừ các bệnh lý như: Viêm gan, bệnh HIV, xét nghiệm gợi ý các yếu tố u: CEA, CA 19-9, CA 125, CA 15-3 và tình trạng tuyến giáp.
Tìm hiểu ý nghĩa của những chỉ số trong xét nghiệm máu
Bạn có biết, mỗi chỉ số xét nghiệm máu đều mang ý nghĩa khác nhau, phản ánh các vấn đề về sức khỏe và bệnh lý khác nhau. Trong đó, phân tích tế bào máu hiện nay là hình thức xét nghiệm máu phổ biến nhất. Những thông tin dưới đây sẽ liệt kê chỉ số được thực hiện khi phân tích tế bào máu.
Ý nghĩa của chỉ số WBC trong xét nghiệm máu
Chỉ số WBC là chỉ số thể hiện số lượng bạch cầu ở trong 1 thể tích máu. Trung bình, chỉ số này nằm trong khoảng từ 4300 đến khoảng 10800 tế bào/mm3.
Khi chỉ số WBC tăng cao bất thường có thể xuất phát từ các nguyên nhân nhiễm khuẩn hoặc nhiễm ký sinh trùng. Ngoài ra, bệnh bạch cầu dòng tủy cấp hay bạch cầu lympho cấp cũng có thể là do ảnh hưởng từ các loại thuốc điều trị như là corticosteroid.
Khi chỉ số WBC giảm là do những nguyên nhân như nhiễm siêu vi, thiếu máu bất sản hoặc thiếu vitamin B12. Chỉ số này còn có thể chịu ảnh hưởng từ các loại thuốc gây giảm bất thường như Phenothiazine, Chloramphenicol…
Ý nghĩa của chỉ số LYM trong xét nghiệm máu
Chỉ số LYM trong xét nghiệm máu thể hiện số lượng tế bào bạch cầu Lym – đây là tế bào có khả năng miễn dịch.
Trường hợp chỉ số này tăng cao bất thường (tăng lớn hơn mức 25%) thì khả năng người bệnh bị nhiễm khuẩn hay suy tuyến thượng thận là rất cao. Ngược lại, trường hợp chỉ số LYM giảm thấp có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh lao, ung thư, sốt rét.
Ý nghĩa của chỉ số trong xét nghiệm máu
Đây là mức chỉ số bạch cầu trung tính và thường nằm trong mức từ 60 đến 66%. Khi cơ thể bị nhiễm trùng cấp hoặc nhồi máu cơ tìm gấp thì chỉ số này sẽ tăng cao. Ngược lại, trường hợp thiếu máu bất sản, nhiễm độc kim loại hay lạm dụng thuốc ức chế miễn dịch thì chỉ số này sẽ giảm.
Ý nghĩa của chỉ số HBG trong xét nghiệm máu
Chỉ số HBG thể hiện lượng sắc tố tính trong một đơn vị thể tích máu hay còn gọi hemoglobin. Thành phần máu này là protein có vai trò vận chuyển oxy, tạo sắc đỏ cho hồng cầu. Khi cơ thể bị mất nước, bị bỏng hoặc ở người mắc bệnh tim mạch, chỉ số HBG sẽ tăng cao bất thường. Nếu như bị xuất huyết, tán huyết hoặc thiếu máu thì HBG sẽ giảm.
Ý nghĩa của chỉ số EOS trong xét nghiệm máu
EOS sẽ tăng khi người bệnh bị những bệnh lý dị ứng hoặc người bệnh bị nhiễm ký sinh trùng. Ngược lại chỉ số này sẽ giảm nếu như người bệnh sử dụng corticosteroid.
Lưu ý quan trọng trước khi thực hiện xét nghiệm máu
Trước khi thực hiện xét nghiệm máu, để đảm bảo có được kết quả chính xác, bạn cần thực hiện những lưu ý sau:
– Theo các chuyên gia, việc nhịn ăn trước khi làm xét nghiệm máu là vô cùng cần thiết. Có những loại xét nghiệm yêu cầu nhịn ăn từ 8 đến 10 tiếng trước khi ăn uống. Tuy nhiên, cũng có những loại xét nghiệm máu không yêu cầu phải nhịn ăn. Do đó, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi làm xét nghiệm để có kết quả tốt nhất.

– Luôn giữ tinh thần lạc quan và vui vẻ trước khi thực hiện xét nghiệm. Trong trường hợp trẻ cần xét nghiệm máu, bố mẹ và bác sĩ.
– Nếu như bạn đang sử dụng thuốc điều trị, bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để được tư vấn về liều lượng cũng như cách sử dụng.
Hy vọng rằng thông qua bài viết trên, bạn đã hiểu rõ hơn về xét nghiệm máu khám sức khỏe. Đừng quên lựa chọn cơ sở y tế uy tín để đảm bảo kết quả khám chính xác nhất bạn nhé.
Bài viết liên quan

Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị tay chân miệng tại nhà cho trẻ
Tay chân miệng là bệnh lý truyền nhiễm thường gặp ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ dưới 5 tuổi. Bệnh có tốc độ lây lan nhanh, dễ bùng phát thành dịch với cao điểm thường diễn ra vào tháng 3 – 5 và tháng 8 – 10 hàng năm. Về cơ bản, tay chân […]

Tất cả những điều cần biết về thai lưu 7 tuần
6 tuần là thời điểm em bé bắt đầu có tim thai, khi thai nhi 7 tuần tuổi tim thai sẽ khoảng 150 nhịp/phút. Vậy tình trạng thai lưu 7 tuần tuổi có những dấu hiệu gì? Cần lưu ý những điều gì? Hãy xem bài viết dưới đây. Sự phát triển của thai nhi […]

Cách điều trị viêm đường tiết niệu nam giới hiệu quả
Viêm đường tiết niệu nam giới có thể nói là một trong những vấn đề sức khỏe thầm kín, gây ảnh hưởng trực tiếp tới tâm lý cũng như sinh hoạt hàng ngày của các đấng mày râu. Vậy nguyên nhân, dấu hiệu cũng như cách điều trị thế nào, cùng tìm hiểu bài viết […]

Những dấu hiệu phát hiện sớm bệnh giang mai
Giang mai là căn bệnh lây qua đường tình dục. Căn bệnh này để lại những hậu quả nặng nề cho sức khỏe. Vậy những triệu chứng của bệnh giang mai là gì? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé! Bệnh giang mai là gì? Bệnh giang mai là căn bệnh xã hội […]